Nhận định, soi kèo Al Taawoun vs Al
(责任编辑:Công nghệ)
下一篇:Nhận định, soi kèo Havadar SC vs Zob Ahan Esfahan, 19h30 ngày 27/1: Chủ nhà chìm sâu
- Ngày 16/4/2020, Thượng tọa Thích Đức Thiện- Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã ký thông tư số 076/TT-HĐTS hướng dẫn các cấp, các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước, Tăng Ni và đồng bào Phật tử trong công tác tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh PL.2564 - DL.2020.
Thông tư của HĐTS GHPGVN nêu rõ, mùa Phật đản PL.2564 năm nay diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp ở hầu khắp các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Thời gian tổ chức từ ngày 8-15/4 năm Canh Tý (tức 30/4 - 7/5/2020), chính lễ ngày 15/4 năm Canh Tý (tức 7/5/2020).
Do đó, GHPGVN yêu cầu các cấp, các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước thành kính kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh trang nghiêm, tôn kính Đức Từ Phụ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni theo nghi thức tắm Phật truyền thống tại các cơ sở tự viện, tại tư gia; không tổ chức lễ đài tập trung đông người, không tổ chức rước xe hoa, không tổ chức các chương trình nghệ thuật chào mừng và tất cả các hình thức tập trung đông người.
Việc cử hành Đại lễ Phật đản với thành phần không quá 20 người. Thông tư của HĐTS GHPGVN cũng hướng dẫn cụ thể về hình thức kỷ niệm đại lễ Phật đản tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN các cấp, tại các chùa, cơ sở tự viện.
Cụ thể, đúng 6h sáng 8/4 năm Canh Tý (tức 30/4/2020), tất cả trụ sở các Ban Trị sự GHPGVN các cấp và tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước đồng loạt cử 3 hồi chuông trống Bát nhã, tụng Nghi thức Khánh đản và Kinh Chuyển pháp luận để kính mừng Phật đản PL.2564 và cầu nguyện nạn dịch Covid-19 được tiêu trừ; cầu nguyện đất nước Việt Nam quốc thái dân an, sớm ổn định, phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân.
Việc cử hành Đại lễ Phật đản với thành phần không quá 20 vị, yêu cầu các đại biểu tham dự lễ phải theo dõi y tế, thân nhiệt, sức khỏe trước ngày diễn ra Đại lễ 2 tuần; phối hợp với cán bộ y tế địa phương (phường, xã) tiến hành đo thân nhiệt, kiểm tra y tế trước khi diễn ra đại lễ; giữ khoảng cách 2m, thường xuyên đeo khẩu trang và bố trí nước sát khuẩn.
Đúng 6h sáng 15/4 năm Canh Tý (tức 07/5/2020) tất cả trụ sở các Ban Trị sự GHPGVN các cấp và tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước đồng loạt cử 3 hồi chuông trống Bát nhã kính mừng Phật đản.
Chính thức cử hành Đại lễ Phật đản tại Trụ sở Trung ương GHPGVN với thành phần tham dự gồm Lãnh đạo Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự (không quá 20 vị), truyền trực tuyến online (livestream) trên internet thông qua dịch vụ của mạng xã hội và website: Youtube, Facebook, Zalo, Butta, Phatsuonline... và trực tiếp trên Kênh truyền hình An Viên (An Viên TV phát trên VTV Cab, AVG, SCTV, VTVcab ON, Onme).
Thông tư của HĐTS cũng yêu cầu các chùa, cơ sở tự viện tiếp tục thực hiện cấm túc tụng kinh kính mừng Phật đản và cầu an cho đại dịch chấm dứt; Chấp hành nghiêm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ; Không tập trung Phật tử; Khuyến khích các chùa, cơ sở tự viện, Tăng Ni có điều kiện tổ chức trực tuyến online lễ kính mừng Phật đản kết nối với cộng đồng Phật tử và nhân dân.
Đối với cư sĩ, Phật tử, GHPGVN đề nghị thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ và của Giáo hội trong việc giãn cách xã hội tránh dịch bệnh lây nhiễm trong cộng đồng. Mỗi gia đình tôn trí kính mừng Phật đản tại nơi trang nghiêm tại tư gia, không tập trung nhiều gia đình, không tổ chức đồng người; Kết nối trực tuyến online với các chùa, cơ sở tự viện và với Trụ sở GHPGVN các cấp để bày tỏ lòng tôn kính Đức Phật và cầu nguyện bình an.
Tình Lê
Không rước xe hoa, tụ tập đông người trong Đại lễ Phật đản 2020
Vì tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nên Ban Thường trực HĐTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu không tổ chức tụ tập đông người tại Đại lễ Phật đản 2020.
" alt="Giáo hội hướng dẫn mừng lễ Phật đản thời Covid" /> - Số lượng cử nhân và kỹ sư IT tốt nghiệp từ các trường đại học mỗi năm đều rất lớn, chưa kể những người tay ngang xuất thân từ những ngành khác được cấp chứng chỉ từ những khóa học hoặc trung tâm đào tạo ngắn hạn. Thế nhưng, các công ty công nghệ lại luôn trong tình trạng khát nhân lực do chỉ đi "săn" nhân sự giỏi và từ chối "fresher" vì không đạt yêu cầu.
Nói về nghịch lý doanh nghiệp 'khát' IT, trong khi kỹ sư công nghệ lại 'khát' việc, độc giả Hanuancho rằng: "Doanh nghiệp nào cũng đòi hỏi nhân sự phải có kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, phù hợp với công ty... trong khi trả lương lại rất thấp. Vậy cơ hội nào cho các bạn trẻ mới ra trường? Muốn người ta có kinh nghiệm thì mỗi doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho người mới ra trường chứ?
Doanh nghiệp nào cũng đòi nhân sự phải có kinh nghiệm nhưng lại không trao cho họ cơ hội làm việc thì lấy đâu ra kinh nghiệm để đáp ứng? Làm vậy là các doanh nghiệp tự làm khó chính mình vì không có ai đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng. Trong khi đó, những người đã có kinh nghiệm lại luôn có hướng đi riêng và chính các doanh nghiệp sẽ phải phụ thuộc vào lực lượng này một cách bị động".
Đồng quan điểm, bạn đọc Hải Nam Trịnhnhận định yêu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp đang cao một cách vô lý: "Định nghĩa giỏi của các doanh nghiệp là gì? Hay nói đúng hơn là đòi hòi của các doanh nghiệp với người lao động là biết tất cả các ngôn ngữ lập trình, network, system... Trong khi đó, ở Việt Nam, thử hỏi có được mấy người vậy? Đòi hỏi như vậy chẳng phải quá vô lý với người lao động mới ra trường hay sao? Vậy làm sao doanh nghiệp tuyển được người hoặc có có người đáp ứng được thì lại bị chê rằng đòi lương cao, ảo tưởng sức mạnh. Năm nay ít việc, trong khi các doanh nghiệp luôn ở thế cửa trên nên người lao động phải chịu thiệt".
>> Xin việc 'trẻ đòi kinh nghiệm, già chê hết thời'
Đánh giá việc đòi hỏi kinh nghiệm là yêu cầu không thỏa đáng trong tuyển dụng, độc giả Thainvbình luận: "Sự thật là các doanh nghiệp bây giờ yêu cầu quá cao trong tuyển dụng nhân sự. Công ty tôi giờ cũng chỉ tuyển 'senior', 'middle'; yêu cầu phải biết tiếng Anh (700 TOEIC trở lên và có thể giao tiếp cơ bản), chuyên môn cũng phải cứng, kiến thức nền tảng phải vững, kiến thức nâng cao phải có... Với 'senior' thì ngoài kiến thức sâu, phải biết về quản lý, vận hành như một 'project manager'. Thử hỏi được mấy người làm việc 3-4 năm mà có đủ hết các yếu tố trên?.
Cùng chung suy nghĩ, bạn đọc Minhtrungphamkết lại: "Các doanh nghiệp bây giờ chỉ toàn muốn nhân sự làm về kỹ thuật có trên một năm kinh nghiệm, trong khi các nhân sự trẻ mới ra trường lấy đâu ra kinh nghiệm đó? IT là ngành nghề tự tìm tòi học hỏi là chủ yếu, một số khó khăn có thể nhờ các 'senior' giúp đỡ. Vả lại trong doanh nghiệp không nhiều thì ít cũng sẽ có 1-2 'senior' hỗ trợ các 'fresher'. Có vậy thì mới có thể giải quyết được phần nào 'cơn khát' nhân sự và việc làm. Chứ nếu ngay từ đầu đã yêu cầu phải có số năm kinh nghiệm nhất định tôi tin tình cảnh này sẽ còn kéo dài".