Mục tiêu của hợp phần SG4 là xây dựng một cơ sở dữ liệu điều hành tập trung, thống nhất trên nền tảng công nghệ tiên tiến, chuẩn hóa các mẫu biểu báo cáo theo thông lệ quốc tế và phù hợp với thiết kế dữ liệu của hệ thống ngân hàng lõi của các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng công tác chỉ đạo, điều hành và giám sát an toàn hoạt động tổ chức tín dụng của NHNN hiện tại, cũng như nhu cầu phát triển trong tương lai.
Bên cạnh đó, SG4 còn có sự liên kết chặt chẽ với các dự án thành phần khác của FSMIMS như Dự án “Ngân hàng lõi, kế toán, lập ngân sách và tích hợp hệ thống cho NHNN”; Dự án “Máy chủ, lớp giữa và cơ sở dữ liệu cho NHNN”; Dự án “Các ứng dụng quản lý dữ liệu Trung tâm Thông tin tín dụng - các máy chủ chính, kho dữ liệu lõi, ứng dụng liên quan”… Chính vì vậy, để triển khai thành công nhiệm vụ, từ cuối năm 2016, Hợp đồng SG4 đã huy động sự tham gia trực tiếp của trên 4.000 lượt cán bộ trong toàn ngành Ngân hàng.
Qua 2 năm triển khai và chính thức vận hành từ 1/1/2017, đến nay, Hợp đồng SG4 đã triển khai thành công.
" alt=""/>Ngân hàng Nhà nước vận hành Hệ thống báo cáo dữ liệu mớiTrong thông báo, NASA cho biết cuộc họp báo sẽ được tổ chức tại khán phòng James Webb ở Washington vào lúc 7h tối 13/4 giờ Anh (2h sáng 14/4 giờ Việt Nam), quy tụ các chuyên gia trên khắp nước Mỹ.
Kênh CNN dẫn thông báo của NASA cho hay, các phát hiện này được thu thập bởi nhóm nghiên cứu ở trạm thiên văn vũ trụ Hubble và tàu du hành Cassini. Tàu Cassini trị giá 3,3 tỷ USD đã bay quanh quỹ đạo Sao Thổ từ năm 2004 và sẽ hoàn thành sứ mệnh trong năm nay.
Cassini đã tìm thấy vô số điều thú vị về Sao Thổ, bao gồm một đại dương lớn cho thấy các hoạt động nhiệt hạch trên mặt trăng lạnh Enceladus và các biển methane lỏng trên mặt trăng Titan của Sao Thổ.
“Những phát hiện mới này sẽ giúp ích cho quá trình khám phá thế giới đại dương trong tương lai – bao gồm cả nhiệm vụ của tàu Europa Clipper dự kiến phóng vào những năm 2020 – và tìm kiếm mở rộng sự sống ngoài Trái Đất”, NASA tuyên bố.
Sứ mệnh vũ trụ liên hành tinh Europa Clipper nhằm nghiên cứu mặt trăng Galilea của Sao Mộc và bề mặt đại dương tiềm năng của nó thông qua một tàu đổ bộ và các tàu vũ trụ.
Trái Đất của chúng ta được xem là một thế giới đại dương bởi nước bao phủ phần lớn bề mặt của hành tinh này. Các thế giới đại dương khác trong hệ Mặt Trời được các nhà khoa học liệt kê là có tiềm năng sinh sống bao gồm: các mặt trăng Europa, Ganymede và Callisto của Sao Mộc, mặt trăng Enceladus, Mimas và Titan của Sao Thổ và mặt trăng Triton của Sao Hải vương, cùng với hành tin lùn Pluto.
Giới chuyên gia tin rằng Sao Kim và Sao Hỏa từng là các thế giới đại dương, tuy nhiên hiệu ứng khí nhà kính và bầu khí quyển yếu ớt của hai hành tinh này đã khiến chúng mất đi yếu tố trên.
Theo Báo tin tức
![]() Hành trình phát hiện 7 hành tinh ngoài Trái Đất có thể tồn tại sự sống" alt=""/>NASA công bố sự sống ngoài Trái Đất trong ngày mai 13/4? |
Theo thông tin được ông Junaid UR Rehman đến từ hãng máy tính HP trao đổi tại hội thảo Security World 2017 vừa diễn ra tại Hà Nội, trong kỷ nguyên IoT (Internet kết nối vạn vật) như hiện nay, không chỉ là chiếc smartphone hay máy tính, mà ngay cả những chiếc máy in cũng là đối tượng có thể bị hacker tấn công để xâm nhập vào hệ thống mạng của doanh nghiệp, tổ chức để đánh cắp dữ liệu, thực hiện các ý đồ xấu…
Máy in hiện đại ngày nay không khác gì một chiếc máy tính khi cũng sử dụng hệ điều hành, bộ nhớ, ổ cứng, kết nối mạng...
Có thể kể đến một số nguy cơ như hacker thâm nhập truy cập vào máy in có bộ nhớ trong (với các máy hiện đại), cài mã ẩn, đánh cắp tài liệu được lưu trên máy; thay đổi thiết lập in ấn để chuyển hướng in ấn đến máy in nào đó, lưu bản sao tài liệu.
Ngoài ra, hacker có thể sao chụp, đánh cắp dữ liệu truyền tải từ máy tính đến máy in khi in qua mạng.
Thậm chí, với việc tấn công các máy in có khả năng kết nối mạng Internet (qua cả Wi-Fi và có dây), hacker hoàn toàn có thể tấn công vào hệ thống máy tính của doanh nghiệp, tổ chức.
Để chứng minh cho nguy cơ này, ngay tại hội thảo Security World 2017, ông Junaid UR Rehman đã thực hiện quét hàng loạt máy in tại Việt Nam.
Thao tác của chuyên gia này cho thấy, chỉ trong chưa đầy 1 phút đã có hàng trăm chiếc máy in đang được sử dụng tại các doanh nghiệp, tổ chức của Việt Nam với đủ loại thương hiệu khác nhau đã bị quét ra trên màn hình máy tính. Trong đó có rất nhiều máy không được đặt hệ thống bảo mật, mật khẩu bảo vệ để truy cập.
" alt=""/>Cảnh báo doanh nghiệp có thể bị hacker tấn công qua chiếc máy in