
Đến khi vào TP.HCM gặp ông xã, lần đầu tiên có người thẳng thắn nói với chị: "Em hát đúng tông giọng của mình đi, đừng nhảy lên cao làm chi, nghe chua, chói rất mệt".
Nhận xét làm Mỹ Hạnh tỉnh ngộ, sửa cách hát, từ đó nâng tiếng hát lên tầm cao mới.
Thời đỉnh cao của Mỹ Hạnh gắn với Phòng trà 2B. Chồng chị thành lập phòng trà, mang từng nhạc cụ, trang thiết bị từ Mỹ về còn vợ làm bà chủ kiêm ca sĩ chính.
Đó là tháng ngày chị sống trong thăng hoa cháy bỏng: độ tuổi nghề đẹp nhất, hát với ban nhạc hàng đầu (như Hoài Sa, Vĩnh Tâm, A Dìn...) và âm thanh bậc nhất; hát với đam mê thuần chất, không nhuốm màu tiền nong hay mưu cầu lợi ích.
Dòng chảy âm nhạc thay đổi, Phòng trà 2B đóng cửa, ngọn lửa trong Mỹ Hạnh như bị dội nước. Chị từng yêu cầu ông xã không lái xe ngang con đường quen thuộc...
Suốt thời gian dài, ca sĩ mất cảm giác với âm nhạc. Những sân khấu sau đó, chị không chạm đến ngưỡng thăng hoa như xưa.
Khi Mỹ Hạnh vượt qua giai đoạn đó, dòng âm nhạc trôi xa khỏi thế hệ ca sĩ của mình. Chị tiếc cảm giác ấy như tiếc nuối thanh xuân, 'đẹp nhưng đã qua, không lấy lại được'.
Mười năm qua, Mỹ Hạnh hầu như không thay đổi, từ gương mặt, vóc dáng đến lối sống. Tuổi 52, chị vẫn đẹp, sang, thân hình gọn gàng, thậm chí trẻ hơn với kiểu tóc hiện tại.
Chị không 'tuyệt tích giang hồ', thỉnh thoảng xuất hiện trong một vài chương trình phù hợp. Người đủ sức lôi kéo Mỹ Hạnh trở lại sân khấu là cô bạn thân - 'Tiếng hát về khuya' Khánh Du.
Mỹ Hạnh ít bạn bè vì lối sống khép kín. Dù tính cách là vậy, đôi lúc chị vẫn thấy lạc lõng khi ẩn mình quá lâu để đồng nghiệp không nhớ tới. Các cuộc vui, lễ lạt giới văn nghệ đã lâu vắng tên chị.
Vốn hướng nội, càng có tuổi chị càng kín đáo. Ngày xưa được chồng đưa đi diễn bằng siêu xe Rolls-Royce Phantom trị giá gần 30 tỷ đồng, chị không vui khi bị dư luận bàn tán nhiều ngày liền.
Ở Mỹ hay Việt Nam, cuộc sống của Mỹ Hạnh vẫn xoay quanh các thú vui làm bánh, nặn hoa đất sét, làm vườn, chăm sóc nhà cửa...
Nhiều người nói thẳng "như thế chán chết, tẻ nhạt kinh khủng, làm sao sống được hay thật", Mỹ Hạnh thấy lạ. Chị tự tạo ra niềm vui sống, không đòi ai mang đến hạnh phúc.
Chị không chọn sai khi sau 20 năm, ông xã, gia đình và bạn bè vẫn ở bên mình. Đặc biệt, khán giả của Mỹ Hạnh ít nhưng trung thành đến nỗi show nào chị cũng có thể nhìn xuống, kêu lên: "Ôi, vẫn là những người xưa" rồi đọc vanh vách loạt tên.
"Nếu cố theo đám đông, tôi mới mãi mãi là người đi một mình”, Mỹ Hạnh nói.
Sự ra đi của cố danh ca Duy Quang hồi năm 2012 cũng là chuyện nhãn tiền củng cố quan điểm sống của Mỹ Hạnh. Sinh thời, ông rất thân với hai vợ chồng.
Giỗ thứ 2 của Duy Quang, Mỹ Hạnh từng thử tìm một dòng tin tức, chia sẻ nhưng không thấy. Chị chợt hiểu thời gian đã xóa nhòa tất cả dù ông từng nổi tiếng đến mấy.
Vì vậy, Mỹ Hạnh thêm trân trọng cuộc sống viên mãn đang có. Trong 24 năm hôn nhân, vợ chồng chị đã sống trong căn biệt thự ở hẻm Sư Vạn Hạnh (Quận 10, TP.HCM) tròn 23 năm.
Năm đó, doanh nhân mua villa rộng thênh thang này để hai vợ chồng sống quanh lau sậy, đêm đến nghe tiếng ễnh ương.
Ông từng điều hành công ty chuyên sản xuất thú làm bằng thủy tinh cung cấp cho Tập đoàn Walt Disney, hiện đã nghỉ hưu và giao công ty cho con trai tiếp quản.
Doanh nhân vì 'máu' văn nghệ mà trót yêu cô ca sĩ giọng trầm, chung sống hạnh phúc đến nay. Mỹ Hạnh có 3 cháu nội, mỗi lần đưa các bé ra đường chơi ai cũng ngoái nhìn bà nội trẻ.
Đôi lúc Mỹ Hạnh thấy mình 52 tuổi vẫn không biết làm nhiều thứ vì sống trong sự che chở, bao bọc của chồng. Chị bị bạn nhắc nhở: "Mày được chồng chiều sinh hư. Lỡ anh ấy không còn thì mày sống sao khi lái xe còn không biết?".
Song với ca sĩ, hạnh phúc là phận số. Chị muốn sống vui từng ngày đang có thay vì mải lo nghĩ về tương lai và dành thời gian cuối đời ở Đà Lạt hoặc Nha Trang. Chị không hợp văn hóa Mỹ nên dù chồng là người Mỹ gốc Việt, ở Mỹ mười mấy năm vẫn không làm thẻ thường trú nhân.
Mỹ Hạnh nói 5 năm, 10 năm hay bao nhiêu năm nữa vẫn chỉ mong cuộc sống hiện tại không có gì thay đổi. Miễn còn hài lòng với cuộc sống, chị không muốn thêm hay bớt đi điều gì.
Mỹ Hạnh hát 'Cho người tình lỡ'
Lê Thị Mỹ Niệm
40 năm qua, cựu sinh viên của trường là hàng ngàn nhà giáo công tác trong ngành giáo dục, nhiều cựu sinh viên công tác ngoài ngành.
Dưới đây là một số gương mặt cựu sinh viên của nhà trường.
Bốn cựu sinh viên là giám đốc, phó giám đốc của Sở GD-ĐT TP.HCM
Đó là các cựu sinh viên Lê Hồng Sơn, Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Văn Hiếu, Lê Hoài Nam.
Ông Lê Hồng Sơn, hiện là Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM
Ảnh:VietNamNet |
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Sơn từng là giáo viên Trường THPT Quang Trung, Huyện Củ Chi. Ông cũng là một cán bộ đoàn của Sở trước khi được bổ nhiệm làm chuyên viên tổng hợp, rồi Phó Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM.
Sau đó, ông Sơn có thời gian làm quản lý tại Trường THPT Tân Phong, Quận 7, với vai trò hiệu trưởng, trước khi được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Sở.
Năm 2009, ông Sơn được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Giám đốc và hai năm sau thì giữ chức Giám đốc của Sở này.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM
![]() |
Ảnh: VOH |
Ông Đạt là cựu sinh viên ngành Sư phạm Toán, cử nhân chính trị và thạc sĩ quản lý giáo dục. Ông vào ngành giáo dục đào tạo từ tháng 12/1979, đến nay đã gần 40 năm.
Ông Đạt được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM vào tháng 2/2009. Trước đó, ông là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Sở GD-ĐT, Thường vụ Công đoàn GD-ĐT Việt Nam và là Chủ tịch Công đoàn ngành GD-ĐT TP.HCM.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM
![]() |
Ảnh: VietNamNet |
Ông Hiếu là cựu sinh viên ngành Sư phạm Toán. Tốt nghiệp đại học năm 1989, ông Hiếu trải qua nhiều vị trí công tác. Trước khi giữ chức Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, ông là phó Trưởng Phòng Giáo dục trung học của Sở.
Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM
![]() |
Ông Nam là cựu sinh viên Khoa Sư phạm Vật lý. Ông tốt nghiệp đại học năm 1995 và bảy năm sau thì giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trường Chinh (Quận 12), sau đó là Trưởng Phòng GD-ĐT Quận 9.
Ông Nam có thời gian gắn bó với “những con số” khi là Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính của Sở. Tới năm 2011, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở.
Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long.
Ảnh: Báo Vĩnh Long |
Bà Thanh được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long năm 2016, lúc 38 tuổi. Bà là là cựu sinh viên ngành Tiếng Anh và sau đó là giáo viên dạy Tiếng Anh Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bà Thanh đảm nhiệm vai trò quản lý khi tuổi đời khá trẻ như Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Long, rồi Trưởng Phòng Giáo dục Thành phố Vĩnh Long.
Năm 2015, bà Thanh được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở GD-ĐT của tỉnh này và được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc một năm sau đó.
Sáu giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ công tác tại trường
Điều đặc biệt, trong những gương mặt cựu sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM, có nhiều người đang đang công tác ngay tại ngôi trường mình đã học.
PGS.TS Lê Thu Yến
Ảnh: Nguyên Nam |
Bà Thu Yến cựu sinh viên của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tốt nghiệp năm 1981. Năm 1997, bà cũng bảo vệ luận án Tiến sĩ Ngữ văn ngay tại ngôi trường này. Hiện tại bà Yến là Phó trưởng Khoa Ngữ văn
PGS.TS Đoàn Văn Điều
![]() |
PGS.TS Đoàn Văn Điều, hàng ngồi chính giữa (Ảnh:Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) |
Ông Điều là Phó trưởng Khoa Tâm lý giáo dục. Ông đảm nhận giảng dạy nhiều môn như Tâm lý học, Trắc nghiệm (Tâm lý và Giáo dục), Lý luận và Phương pháp dạy học Tâm lý học, Tâm lý học lao động, Phát triển chương trình học, Quản lý dự án, Tâm lý học tham vấn, Nghiên cứu khoa học giáo dục và xã hội.
TS Trần Hoàng
![]() |
Ảnh: Báo Gia Lai |
Ông Hoàng là một sinh viên xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ông Hoàng được giữ lại trường làm giảng viên công tác ở Khoa Ngữ văn. Ông Hoàng được mệnh danh là “3 nhà” trong một người gồm nhà giáo, nhà báo và nhà thơ.
TS Nguyễn Thị Minh Hồng
![]() |
Ảnh: Trường ĐH Sư phạm TP.HCM |
TS Nguyễn Thị Minh Hồng giữ chức Phó Hiệu trưởng nhà trường từ năm 2011. Bà phụ trách công tác hợp tác Quốc tế, Khoa học công nghệ - Môi trường, Tạp chí Khoa học, Dự án và Thông tin - Truyền thông.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ
![]() |
Ảnh: Báo Thanh Niên |
Ông Vũ là Trưởng Khoa Tiếng Anh, là một thầy giáo trẻ thuộc thế hệ 8X, được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy vào năm 2003.
Giảng dạy Tiếng Anh, nhưng ông Vũ từng được Tập đoàn Microsoft công nhận là một trong 50 giảng viên toàn cầu sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục. Dù vậy, ông Vũ cho hay ông được tiếp xúc với máy tính khá muộn, năm cuối cùng đại học mới mua được bộ máy vi tính để bàn đầu tiên...
PGS.TS Nguyễn Thanh Tùng
Ông Tùng là được công nhận là tiến sĩ khi giảng dạy Tiếng Anh tại Trường ĐH Melbourne, Australia. Ông cũng được công nhận là Tiến sĩ Ngôn ngữ học Trường ĐHKHXH - NV TP.HCM. Ông Tùng hiện là Phó trưởng Khoa Tiếng Anh.
Cựu sinh viên tiêu biểu của trường còn nhiều gương giữ vai trò quan trọng như ông Nguyễn Ngọc Minh, Hiệu trưởng THPT Hoàng Hoa Thám TP.HCM; ông Lâm Triều Nghi, Hiệu trưởng THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM; ông Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng THPT Lương Thế Vinh, TP.HCM; ông Nguyễn Thanh Tòng, Hiệu trưởng THPT Lê Minh Xuân, TP.HCM... và hàng ngàn nhà giáo đang thầm lặng công tác trong ngành giáo dục.
Lê Huyền
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Ảnh hai vợ chồng được đặt trang trọng trong phòng ngủ master mang đậm dấu ấn chủ nhân.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Căn bếp rộng rãi với thiết bị cao cấp, cùng tông màu với cả ngôi nhà. Nhiều người nhận xét nhà mới của Bảo Thanh sang xịn không kém khách sạn 5 sao.
An Na
Ảnh: FBNV