Nhận định, soi kèo Persewar Waropen vs Persegres Gresik United, 13h30 ngày 4/2: Trái đắng sân nhà
(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Nhận định, soi kèo Nữ Mazatlan vs Nữ Chivas Guadalajara, 10h05 ngày 3/2: Thêm một lần vùi dập
Hội thảo phổ biến các điểm mới, điểm chính của Nghị định 71/2022, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2016 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình. Ảnh: Trọng Đạt Doanh thu truyền hình trả tiền tại Việt Nam năm 2021 là 9.200 tỷ đồng, trong đó doanh thu dịch vụ truyền hình OTT là 709 tỷ đồng, số liệu cập nhật tính đến tháng 9/2022 là khoảng 1.000 tỷ đồng. Doanh thu toàn thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam đã tăng 22,7% so với năm 2016.
Hiện Việt Nam có 198 kênh truyền hình trong nước, 78 kênh phát thanh, 59 kênh truyền hình nước ngoài. Các kho nội dung VOD cũng ngày càng phong phú, đa dạng.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm, việc ban hành Nghị định 71 là nỗ lực lớn của Chính phủ, trong đó có sự đóng góp của Bộ TT&TT và các doanh nghiệp, đặc biệt là Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam nhằm điều chỉnh chính sách pháp luật sao cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Từ năm 2018 đến nay đã chứng kiến sự phát triển của những phương thức cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình mới mà Nghị định 06/2016 trước đây chưa có đầy đủ khung pháp lý để điều chỉnh.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cũng nhắc đến tình trạng “bảo hộ ngược”, khi các doanh nghiệp truyền hình trong nước tuân thủ đầy đủ quy định nhưng các doanh nghiệp xuyên biên giới gần như không phải chịu một sự kiểm soát gì.
“Bảo hộ ngược không phải ý chí của Nhà nước nhưng việc hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh tình trạng này cần phải có thời gian. Chính phủ rất xem trọng và cân nhắc rất nhiều trong vấn đề này”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nói.
Nghị định 71 có 8 quy định lớn nổi bật. Theo đó, dịch vụ truyền hình xuyên biên giới sẽ được quản lý theo các quy định của Nghị định này. Nghị định 71 cho phép duy trì dịch vụ truyền hình cáp tương tự theo nhu cầu của thị trường.
Nghị định 71 còn bao gồm quy định cho phép dịch vụ phát thanh truyền hình trên mạng Internet được cung cấp cho người Việt Nam mà, không buộc phải cung cấp kênh chương trình như các dịch vụ truyền thống.
Nghị định mới đã bổ sung quy định về quản lý biên tập, biên dịch nội dung theo yêu cầu thích ứng với tính chất, đặc điểm của loại hình dịch vụ phát thanh truyền hình theo yêu cầu trên mạng Internet.
Nghị định cũng điều chỉnh một số điều về quản lý biên dịch, bổ sung các quy định nêu cao trách nhiệm của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh truyền hình trong việc liên kết sản xuất chương trình.
Đồng thời, Nghị định 71 còn giao một số cơ quan có thẩm quyền triển khai ngăn chặn nội dung truyền hình theo yêu cầu không thực hiện biên tập theo quy định, bổ sung các quy định để giảm thủ tục hành chính, trực tuyến hóa các thành phần hồ sơ để giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, các quy định mới được bổ sung trong Nghị định 71 là những nội dung rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước và hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet, bao gồm cả dịch vụ xuyên biên giới trên mạng vào Việt Nam. Trong thời gian tới, Bộ TT&TT có kế hoạch hỗ trợ các hệ sinh thái phát thanh, truyền hình và nội dung số tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật.
Trọng Đạt
" alt="Nghị định 71 thúc đẩy lĩnh vực phát thanh, truyền hình, nội dung số phát triển" />Nhiều doanh nghiệp dược sử dụng các trang thương mại điện tử làm kênh mua bán sản phẩm chăm sóc sức khỏe, cho thấy vai trò ngày càng rõ nét của kinh doanh dược phẩm trên nền tảng online.
Số liệu từ Euromonitor Việt Nam cho thấy, tỷ trọng kênh bán lẻ online trong ngành dược đang tăng dần, tính tới năm 2021 đã đạt gần 30%.
Theo bà Đinh Thị Thu Phương, Giám đốc tư vấn chiến lược ngành dược, chăm sóc sức khoẻ của Magneto IMC Agency, thống kê cho thấy 73% khách hàng ưa thích trải nghiệm các kênh bán hàng đa kênh. Khách hàng sử dụng công nghệ để trải nghiệm mua sắm đầy đủ, trực tuyến từ máy tính, thiết bị di động hoặc tại cửa hàng. Có tới 86% khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho một trải nghiệm tốt hơn.
Trước bối cảnh này, doanh nghiệp dược cần đa dạng hoá các kênh và đảm bảo hiện diện thương hiệu ở bất kỳ nơi nào cũng như tạo trải nghiệm mua sắm xuyên suốt giữa những kênh bán hàng. “Đẩy mạnh khai thác kênh online không chỉ để tăng doanh thu của kênh này mà còn để hiểu hơn về bản chất của kênh, từ đó kết nối với kênh offline và thúc đẩy doanh số ở cả hai kênh”,bà Phương nói.
Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Giám đốc Web Solution của Bizfly, các doanh nghiệp dược giao tiếp với khách hàng trên môi trường online vẫn chủ yếu qua 2 kênh là website và mạng xã hội. Ông Dũng cho biết với nền tảng TMĐT, hay các website TMĐT của đối tác trung gian (Pharmacity, Long Châu,...) doanh nghiệp sẽ tận dụng được tài nguyên của các sàn với mức chi phí thấp, kết hợp với hệ sinh thái có sẵn giúp vận hành dễ dàng hơn từ kho bãi, vận chuyển, xử lý đơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp không chủ động và phụ thuộc vào sàn trong quá trình vận hành; không sở hữu toàn bộ data khách hàng…
Các website thương hiệu mang lại khả năng xây dựng và phát triển thương hiệu tốt; chủ động trong việc vận hành, tối ưu. Nhưng lại không hiệu quả trong hỗ trợ bán hàng và chuyển đổi khách hàng; thường không có chức năng quản lý tài khoản nên không lưu trữ được thông tin. Trong khi đó, content website mang lại khả năng xây dựng và phát triển thương hiệu tốt, song nhược điểm là chỉ cung cấp tin tức.
Đại diện Bizfly cũng lưu ý, để tận dụng kênh giao tiếp mạng xã hội, doanh nghiệp phải xây dựng kênh thông tin chính thống của mình trên các nền tảng này, phát triển bằng cách livestream, hội thảo online,... Đồng thời, tận dụng các công cụ hỗ trợ như chatbot, phần mềm livestream, phần mềm bán hàng ngay trong khung cửa sổ chat.
Ngoài ra, phải xây dựng nhóm cộng đồng mạng xã hội, dành cho khách hàng có cùng quan tâm, cùng chí hướng nói về vấn đề chung của họ. Các doanh nghiệp dược có thể tận dụng những nhóm này để ra mắt sản phẩm mới, tìm kiếm phản hồi và tìm hiểu sâu về nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
Duy Vũ
" alt="Giải pháp nào tối đa hiệu suất kinh doanh từ bán hàng đa kênh cho ngành dược" />Những năm còn làm việc ở Nhà hát Kịch nói Quân đội, Quang Tèo đi khắp mọi miền Tổ quốc, mang niềm vui tiếng cười đến với khán giả. Anh chia sẻ rằng, mình đã đi "suốt hang cùng ngõ hẻm của Tổ quốc, không còn chỗ nào chưa đặt chân đến".
Nam nghệ sĩ chia sẻ với phóng viên Dân trí, tuy đã về hưu nhưng anh còn bận rộn hơn lúc đi làm. Ở tuổi 61, có tháng anh chạy show đến gần 30 ngày ở khắp các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Nhiều ngày liền không ăn cơm ở nhà, anh bị ... vợ dỗi. Nhưng sau đó, chính chị lại là người động viên anh đi làm vì sợ chồng ở nhà buồn.
"Tôi nhận show diễn cũng là muốn mình bận rộn hơn chứ không phải vì cát-sê. Đến tuổi này rồi, giàu nghèo với tôi không còn quan trọng nữa. Đi đến đâu thấy khán giả gọi: "Quang Tèo ơi" là tôi thấy mình còn được yêu mến, cũng phấn khởi lắm chứ", Quang Tèo tâm sự.
Nghệ sĩ Quang Tèo chia sẻ thêm, anh không phải là người kén chọn show diễn, cứ chương trình hợp với mình là anh nhận lời.
Anh nói: "Tôi luôn nhận mình là một "ông nông dân" nên không bao giờ kiêu kỳ hay lên mặt với ai. Tôi làm nghệ thuật và được nhiều người yêu mến chắc cũng là do tính giản dị".
Theo Quang Tèo, làm nghệ sĩ có người may mắn nổi tiếng, giàu có nhưng có người cả đời làm nghệ thuật mà cũng chỉ đủ ăn. Anh tự nhận mình là người chăm chỉ, sau hơn 40 năm "nhặt nhạnh" thì cũng có nhà, có xe chứ không phải là đại gia như nhiều người đồn đoán.
"Người ta còn đồn tôi chuẩn bị mua biệt thự nữa kìa, nhưng đó chỉ là tin đồn thôi. Có những ngày tôi tự lái xe đi diễn, di chuyển từ Hà Nội, Thái Bình sang Hưng Yên, do không được ngủ đủ giấc, tôi đã phải đỗ xe ngay bờ ruộng ngủ thiếp đi một chút vì quá mệt.
Tôi hơn 60 tuổi, với 40 năm làm việc, mới mua được một căn nhà nhỏ ở Mỹ Đình, một căn nhà vườn ở ngoại thành. So với những nghệ sĩ trẻ thì bản thân còn chật vật lắm", anh bộc bạch.
Nam nghệ sĩ cũng bất ngờ tiết lộ bí mật ít ai ngờ về "nữ hoàng phòng trà" Lệ Quyên, thời cả hai cùng đứng chung sân khấu. Anh cho biết, trước khi tạo dựng được sự nghiệp như hiện tại, Lệ Quyên từng đi hát lót cho anh với mức cát-sê ít ỏi là 150 nghìn đồng/buổi diễn.
Anh kể: "Ai cũng có thời kỳ đầu tạo dựng sự nghiệp. Hồi đó, Quyên còn trẻ, mới ra trường nhưng cũng rất chăm chỉ. Cô ấy phải hát lót trước khi tôi lên diễn với cát-sê cũng chỉ 150 nghìn đồng một đêm diễn. Giờ Lệ Quyên nổi tiếng rồi, có khi tôi phải diễn lót cho Lệ Quyên hát ấy chứ".
"Có những tháng ngày cơ cực đó, thì mới trân trọng ngày hôm nay, khán giả thời nào cũng yêu mến nghệ sĩ. Họ là động lực giúp chúng tôi gắn bó lâu dài với sân khấu", Quang Tèo khẳng định.
(Theo Dân trí)
" alt="Quang Tèo kể về thời Lệ Quyên đi hát lót với cát" />- - Tôi thấy mình có duyên với nghề giáo ngay từ lúc đứng trên bục giảng thực tập thời kỳ là sinh viên sư phạm.
“Em suýt chăng dây cho cô ngã”
Năm cuối đại học, lớp chúng tôi thực tập ở một trường cấp 3 của huyện ngoại thành Hà Nội (Hà Tây cũ).
Học sinh thời nào, ở đâu cũng thế, nghịch ngợm và sẵn sàng "bắt nạt ma mới".
Đó là vì sau này, một trong những học trò "cá biệt" kể lại: "Hồi cô mới vào lớp, em định chăng dây cho cô ngã. Nhưng buổi đó em lại đến muộn, nên cô đang giảng bài mất rồi...".
Cậu học trò ấy đang là đối tượng mà nhiều thầy cô trong trường bất lực. Chẳng hiểu sao, đến giờ dạy của tôi, cậu lại rất hào hứng.
Mãi về sau, khi đã gần gũi tin cậy, cậu và những người bạn khác mới nói: Giờ học đó em thôi ý định "chăng dây" bởi khi vào lớp, em thấy cô không như những người khác. Cô không đứng ở một thế giới đối lâp với chúng em và không tỏ ra xa cách.
Tôi cũng chẳng hiểu sao học trò có cảm nhận như thế. Có lẽ là sự chân thành, say sưa trong từng bài giảng của tôi đã thuyết phục các em chăng?
Khi kết thúc thực tập, "thành công" lớn nhất của tôi có lẽ là kéo lại được cậu học sinh "chăng dây" ở lại trường. Bởi trước đó khi nhận lớp, thầy chủ nhiệm đã nói chuyện và bảo cả trường gần như bất lực với sự quậy phá của cậu. Hôm chia tay, thậm chí bố mẹ của cậu còn đến tiễn tôi với nhiều xúc động.
Khi trở lại trường sư phạm, các em còn đạp xe lên ký túc xá thăm mình. Thậm chí, khi tôi đã về quê làm việc, các em còn viết thư kể đủ mọi thứ chuyện. Còn tôi thì vẫn nhớ những ngày tháng trong trẻo đó, học trò chở cô giáo thực tập đi hội làng bằng xe đạp, dưới mưa phùn. Tôi thấy cứ như hội làng trong thơ Nguyễn Bính. Đẹp vô cùng! Và tôi chia sẻ những sự háo hức đó với các em.
"Thách đuổi học được...tao đấy"
Ra trường, tôi không ở lại Hà Nội tìm cơ hội mà trở về quê nhà. Chật vật lắm, bố mẹ cũng xin cho tôi được dạy ở một trường cấp 3 ở huyện nhà, không phải đi miền núi.
Toàn huyện có 4 trường cấp 3, trường tôi dạy xếp hạng 3, hạng 4 gì đó. Học trò nông thôn nghèo, sự đều đặn buồn tẻ ở quê khác hẳn sự tấp nập nơi phố hội, khiến tôi không khỏi hụt hẫng.
Nhưng không ngờ tôi lại được tiếp sức từ những học trò thuần phác ấy. Học trò đã vực tôi dậy, ở những thời khắc chông chênh, thất vọng của cuộc sống. Nhiệt huyết của giáo viên trẻ là tôi phần nào đã khuấy động các em hào hứng với việc học.
Vài năm sau, huyện mở trường bán công, tôi chuyển việc ra đó. Có được lợi thế gần nhà (lúc này tôi đã lập gia đình), nhưng những trải nghiệm dạy học ở đây thật khó mà nói là dễ chịu. Đến lớp, doạ với dỗ là nhiều, dạy ít. Phụ huynh thì “vứt” con như vứt cỏ, chưa kể còn doạ dẫm giáo viên ít nhiều. Có những phụ huynh không đóng tiền học, là cô giáo chủ nhiệm, tôi còn ứng ra mấy triệu đóng trước cho các em. Nhưng đến khi nói chuyện, phụ huynh chẳng những không trả mà còn cãi nhau tay đôi.
Từ trước khi có khẩu hiệu “trường học thân thiện”, chúng tôi đã coi học sinh như con em mình. Những em học sinh ngoan, có ý thức luôn là nguồn động viên lớn mỗi khi chúng tôi đứng trên bục giảng, song bên cạnh đó không ít những trường hợp đi học để phá bĩnh cho vui.
Đồng nghiệp của tôi đã trăn trở áp dụng nhiều cách với một học sinh “cá biệt”. Em không bỏ học, thậm chí đi học rất thường xuyên vì bố mẹ luôn cử người đưa đón. Nhưng trong lớp, em chỉ ngồi chứ không có bất cứ động thái nào của việc học. Nhắc ghi bài thì em nói “tay đau” (mà hôm nào cũng đau). Rút điện thoại ra chơi điện tử bị phát hiện, em nói luôn: “Em cho thầy đấy, mai lại mua cái khác”. Đã nhiều lần ngồi nói chuyện nhẹ nhàng phân tích, em vẫn chứng nào tật ấy. Em nói không sợ lưu ban, cùng lắm là học 2 năm lớp 11 cũng chẳng sao. Nhiều lần nói hỗn với thầy cô, bị mời lên để xử lí kỉ luật, em vẫn cười đùa và tuyên bố: “Thách đuổi học được tao đấy”.
Đừng nghĩ rằng chúng tôi nóng vội, không có tính sư phạm hay không biết lắng nghe học sinh. Trước mỗi học sinh đặc biệt, bao giờ việc đầu tiên chúng tôi làm cũng là tìm hiểu hoàn cảnh và lắng nghe tâm sự của các em, nhưng đã có lúc dở khóc dở cười với điều ấy.
Có đồng nghiệp của tôi khi nhận lớp chủ nhiệm, việc đầu tiên sau buổi học, ngồi lại gần 1 tiếng đồng hồ để nói chuyện với một nữ sinh đã gây ra 2 vụ đánh nhau trong trường. Cô đã khóc khi nghe em kể về gia đình, bố cờ bạc, rượu chè, bồ bịch và thường xuyên đánh đập hành hạ 2 mẹ con. Cô đã nắm tay học trò và tự hứa với mình sẽ tìm mọi cách để giúp đỡ. Thế nhưng, chỉ sau đó 15 phút, vô tình chạy xe sau trên đường về, cô nghe em nữ sinh đó bô bô với bạn: “Tao bịa như xiếc mà bà ấy tin mày ạ!”. Đồng nghiệp của tôi chết điếng người, phải dừng xe lại, lồng ngực cô như vỡ vụn….
Tôi thấy thương mình và cả đồng nghiệp. Vậy mà chúng tôi vẫn phải song hành cùng những phụ huynh ấy, học sinh ấy.
Nhưng môi trường này lại dạy tôi thêm một kỹ năng khác, đó là tập cho mình bớt cái nhìn tiêu cực, tìm và nhìn ra những điểm tích cực để vun trồng, gầy dựng. Thậm chí, trong những học sinh được xem là “láo, hư, cá biệt” vẫn còn những phần trong sáng. Những lúc nhìn ra và khơi gợi được cái phần trong sáng đó, tôi thấy như mình được bồi đắp lại, trong trẻo cuộc đời.
Ở môi trường đó, vào lớp học mà bắt gặp được những ánh mắt háo hức trông chờ giờ học của học sinh, tôi vui khôn tả....Niềm vui cũng được vun đầy, khi một học sinh mà mình cưu mang vì gia cảnh khó khăn, đến năm lớp 12 em đỗ thủ khoa khối C của ĐHQG Hà Nội, một kết quả được xem là...xa xỉ ở ngôi trường này.
Thế sự dần đổi thay, học sinh dần ít đi, trường có nguy cơ sáp nhập. Lũ chúng tôi mỗi người tìm một hướng để tiếp tục sự nghiệp.
Đồng nghiệp: Những người thầy quanh tôi
Năm đó, tôi gặp chyện buồn trong gia đình, nhưng lại may mắn trong công việc. Tôi đã nộp hồ sơ vào một trường cấp 3 hàng đầu của tỉnh, ở trên thành phố.
Đúng năm đó trường tuyển giáo viên. Tôi tham gia ứng cử, và cũng như nhiều bạn bè, cũng tìm manh mối chỗ này chỗ nọ để “chạy”. Nhưng kết quả trả về thật bất ngờ là tôi đã trúng tuyển vào trường khi chưa kịp gõ được cái cửa “chạy” nào.
Khi bước vào môi trường mới, tôi thấy mình thấy may mắn. Vất vả tăng gấp 10, hy sinh gấp 20 lần (số tiết dạy tăng lên, nhà ở xa, hầu như còn rất ít thời gian cho con cái, thú vui); nhưng tôi cảm thấy mình lớn lên trưởng thành hơn.
Học sinh ngoan, có ý thức có văn hoá và tính cách có đam mê và chính kiến....thực sự là thử thách mới, nhưng cũng là động lực để tôi vượt lên chính mình.
Những cơ hội để phát triển chuyên môn được mở ra: Tham dự các khoá học có giá trị, được tham gia làm đề cho những kỳ thi ở quy mô tỉnh...
Một động lực nữa là đồng nghiệp; chẳng đâu xa, họ chính là những người thầy của mình. Họ lớn lao lắm, nhưng cứ giản dị, âm thầm, lặng lẽ vậy thôi.
Tính về tuổi nghề, đến nay tôi cũng đã được 15 năm. Những người bạn đồng khoá ở trường sư phạm về các tỉnh khác, hay các đồng nghiệp nhiều tuổi hơn, từng chia sẻ họ đang chán nghề. Cái chán đó có lẽ do bạn bè “đa mang” quá chăng, không còn muốn theo đuổi con đường đứng lớp.
Còn với tôi, cái háo hức của giáo sinh ngày nào ở trường huyện ngoại thành vẫn còn nguyên vẹn. Cậu học trò chăng dây suýt bỏ học năm đó đã theo học hết cấp 3, đi học trường nghề. Và một ngày Tết mấy năm sau đó, cậu rủ người yêu phi xe máy hơn 200 km đến thăm tôi bất ngờ, đột ngột.
Hạ Anh (Ghi theo lời kể của một cô giáo ở Thanh Hoá)
Thầy giáo "đại ca" không để học sinh nào phải… ngủ lại phía sau
Gần gũi, tâm sự và bày ra nhiều hoạt động tạo hứng khởi, thầy giáo Phạm Thế Mạnh được học sinh quý mến gọi là “bố”, “mẹ”, thậm chí với cả biệt danh “đại ca”…
" alt="Chuyện ngày 20/11" /> Chiếc đinh dài khoảng 3cm đâm xuyên xương sọ của bé. Ảnh: BVCC Lúc này, các bác sĩ đã tiến hành thực hiện các kỹ thuật để rút cây đinh ra khỏi đầu bé, rửa vết thương, cầm máu, đóng vết mổ. Chỉ trong 45 phút các bác sĩ đã thực hiện thành công ca phẫu thuật.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Văn Toàn, Khoa Chấn thương chỉnh hình - bỏng, cho biết rất may, cây đinh chưa làm rách hoàn toàn màng cứng sọ não. Nếu không tiến hành phẫu thuật kịp thời, nguy cơ nhiễm trùng não rất cao và còn ảnh hưởng đến sự phát triển não của bé sau này.
Hiện bệnh nhi qua cơn nguy kịch, sức khỏecủa bé ổn định. Dự kiến, bệnh nhi có thể xuất viện trong 7 ngày tới.
Hoàng Anh
Bé trai 3 tuổi suýt chết chỉ sau vài ngày tiêu chảyBé trai 3 tuổi bị tiêu chảy, sốt cao, nôn nhiều lần trong ngày, đến viện khi đã lơ mơ, co giật toàn thân, dấu hiệu sinh tồn ở mức nguy hiểm." alt="Bé 2 tuổi ở Đồng Nai bị đinh đâm xuyên xương sọ" />- - Trẻ dùng tay trái hay tay phải không quan trọng, không ai đi sửa cả. Cũng không có cô giáo nào cầm tay em để gò theo nét chữ. Chữ đẹp không quan trọng bằng việc trẻ tự do viết theo cách của mình.
Xem phần 1 TẠI ĐÂY
Vai trò đặc biệt của thư viện địa phương
Thư viện công cộng của địa phương là nơi hỗ trợ và dễ tiếp cận nhất cho các phụ huynh có nhu cầu. Mỗi thư viện đều có chương trình đọc sách cho trẻ, phân theo độ tuổi. Những trẻ không đi học ở nhà trẻ thì được cha mẹ, hoặc ông bà hoặc người trông trẻ đưa đến thư viện.
Hướng dẫn trẻ cách ngồi đúng tư thế tại khoá học "Tiền lớp 1" của trung tâm ngoại khoá ASP (Hà Nội). Ảnh: ASP cung cấp Trong giờ đọc sách đó, thủ thư cũng đọc sách như giáo viên trên lớp, nội dung cũng có chữ cái, chữ số, màu sắc, hình dạng và nhiều thứ khác được liệt kê như trên. Trẻ có cơ hội giao tiếp với các trẻ khác, học sách chia sẻ đồ chơi, đối xử lịch sự với bạn cũng như học cách hành xử lịch sự như giữ im lặng hoặc đi nhẹ chân ở trong thư viện. Trẻ cũng nhảy múa, hát hò, di chuyển theo hướng dẫn của thủ thư. Chỉ 15 hoặc 20 phút thôi, nhưng đó là thời gian trẻ cần để luyện tập trung.
Hết giờ đọc sách, ra ngoài là có bàn cho trẻ tự tô màu hoặc vẽ với giấy và bút chì màu cung cấp sẵn. Trẻ muốn cầm viết thế nào thì cầm, phụ huynh không sửa đâu vì thực tế, cơ tay của trẻ chưa phát triển, nhưng trẻ cần tập cầm viết sớm.
Thư viện cũng là nơi kết nối và cung cấp thông tin về giáo dục. Các trường học, cơ sở giáo dục, gia sư đều có thể đặt tờ rơi ở thư viện. Các phòng sở giáo dục khi cần tổ chức sự kiện cũng có thể thông qua thư viện mà kết nối với phụ huynh. Thêm nữa, tất cả các thư viện ở Mỹ đều có chương trình hỗ trợ trẻ khi trẻ gặp khó khăn khi làm bài tập về nhà, điều này giúp các gia đình không phải người bản xứ rất nhiều trong việc hòa nhập môi trường giáo dục.
Đối với trẻ có cha mẹ là người nước nước ngoài, khi 4 tuổi, có thể bạn sẽ nhận được thư gửi đến nhà yêu cầu đem con đi kiểm tra xem có cần phải học thêm tiếng Anh không vì nếu trẻ không biết tiếng Anh thì sẽ được sắp xếp học thêm lớp ESL.
Ngoài ra, phụ huynh còn được phát miễn phí lịch treo tường, trên đó có hướng dẫn cụ thể cho phụ huynh các hoạt động cần thiết để giúp trẻ sẵn sang vào vỡ lòng. Lịch được tổ chức United Way in ấn và phát miễn phí thông qua thư viện. Các hoạt động cần thiết cho kỹ năng và kiến thức của trẻ đều được thiết kế theo ngày. Cho dù phụ huynh có bận đi làm nhưng khi về nhà, chỉ cần làm theo hoạt động ghi trên lịch trong suốt một năm thì cũng đủ giúp trẻ tự tin hơn khi vào vỡ lòng.
Trẻ được tự do viết theo cách của mình
Tôi thích đưa con đi đến các sự kiện ở địa phương. Ngay cả chợ trời bán nông sản vào cuối tuần cũng có thể có một quầy từ thư viện hoặc tổ chức giáo dục nào đó. Họ đọc sách cho trẻ, phát bong bóng, viết chì, phát nhưng quyển sách nhỏ để trẻ học chữ, tổ chức các trò chơi đơn giản để trẻ nhận diện chữ cái, số, màu sắc hay hình dạng. Trẻ cũng được vẽ, tô màu, cắt giấy, làm thủ công và cầm về nhà những sản phẩm sáng tạo của mình.
Một giờ học của học sinh Mỹ. Ảnh minh họa Và thay vì cho con cầm bút tập viết chữ thì phụ huynh Mỹ cho con làm thủ công cắt dán, cầm cọ vẽ, chơi với bảng màu, chơi với bột nặn. Những thứ này đều là kỹ năng vận động tinh, giúp cơ tay của trẻ, ngay các cơ nhỏ xíu nhất ở tay cũng phát triển. Khi các cơ tay phát triển, trẻ sẽ cầm viết chắc chắn hơn và tự điều chỉnh đúng cách.
Trẻ em Mỹ còn có cây viết chì to hơn thông thường để dễ cầm, có thể ko phải hình tròn mà là hình tam giác. Ngoài ra, họ có thể dùng một khay cát và bảo con dùng ngón tay tự vẽ chữ cái theo hình. Và con gái tôi, khi vào học vỡ lòng thì cũng chỉ đồ có vài chữ cái một ngày, sau đó là viết xiên viết xẹo tên của con.
Trẻ dùng tay trái hay tay phải không quan trọng, không ai đi sửa cả. Cũng không có cô giáo nào cầm tay em để gò theo nét chữ. Chữ đẹp không quan trọng bằng việc trẻ tự do viết theo cách của mình. Có đứa vẽ chữ o trước, xong gạch thêm 1 nét xuống thế là ra chữ a. Có em viết chữ N ngược, chữ S ngược… Không sao cả, dần dần trẻ sẽ nhận ra thôi. Điểm quan trọng là thông qua viết, trẻ nhận diện được chữ cái nhanh hơn.
Chồng tôi hỏi không cho con rèn chữ viết thì chữ con viết xấu thì sao? Tôi lại hỏi, thế chồng muốn con viết chậm cho đẹp hay là viết nhanh cho kịp bài? Nếu như rèn chữ viết làm con sợ viết – vốn là một kỹ năng để con biểu đạt suy nghĩ của mình - thì rèn chữ viết không còn tác dụng nữa.
Mấy quyển tập viết Tiếng Việt tôi đem từ Việt Nam qua đến giờ vẫn bị con gái xếp xó, dù tôi rất thích thú mỗi lần con gái đem "sách" con tạo ra và kể cho mẹ nghe về câu chuyện mà con nghĩ ra. “Sách” của con là mấy trang giấy nháp ba mẹ cho, con vừa vẽ vừa viết, chữ cái đầu lúc nào cũng to còn chữ cuối cùng phải thu thật nhỏ mới vừa bức tranh con vẽ. Thế nhưng, con đã thể hiện rất tốt cảm xúc của mình. Và cũng chỉ còn 1 tháng nữa là con nhập học lớp 1 rồi đó.
Lê Ngân Hà
" alt="Cha mẹ Mỹ được hỗ trợ chuẩn bị cho con học vỡ lòng như thế nào?" />
- ·Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs West Ham, 3h00 ngày 4/2
- ·Số tiền đổi mới chương trình giáo dục bằng 600m cao tốc Bắc Nam
- ·MC Khánh An VTV Cab có tài giả giọng thi Miss World Vietnam 2022
- ·Xây dựng hệ thống hỗ trợ giám sát an toàn, an ninh mạng phục vụ Chính phủ điện tử
- ·Nhận định, soi kèo Esteghlal FC vs Al Shorta, 23h00 ngày 3/2: Cửa dưới ‘tạch’
- ·Adobe Photoshop đã có thể tạo hình AI bằng văn bản
- ·Nhiều thầy cô rất sợ phụ huynh
- ·Giáo dục Anh: Đến trường con học gì?
- ·Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs West Ham, 3h00 ngày 4/2
- ·Cảnh báo 7 lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng mức cao và nghiêm trọng trong sản phẩm Microsoft
Ngay sau khi thông tin này được đăng tải, đại diện của Telegram Messenger là Remi Vaughn đã gửi email phản hồi, khẳng định những thông tin trên là sai sự thật và có thể là một âm mưu để phát tán malware.
Trong email, Remi Vaughn khẳng định rằng đội ngũ bảo mật của Telegram chưa hề được thông báo về một lỗ hổng bảo mật như vậy. Và một lỗ hổng bảo mật theo như mô tả của adyingnobody nghe có vẻ giống như một điều viển vông.
Đại diện của Telegram cho biết thêm rằng đây có dấu hiệu của một trò lừa đảo, có khả năng để phát tán phần mềm malware cho những ai tải về các tập tin mà hacker công bố. Những trò lừa đảo như vậy là rất phổ biến trong cộng đồng tiền mã hóa.
(Theo Tổ Quốc)
Một người tuyên bố biết rõ mọi trò bẩn trong ngành tiền số
Người dùng ẩn danh cho biết mình đang nắm giữ 137 GB dữ liệu tin nhắn từ Telegram của những KOL trong ngành tiền số. Tuy nhiên, ứng dụng nhắn tin cho rằng đây là trò lừa đảo.
" alt="Telegram phản hồi về lỗ hổng bảo mật làm lộ nội dung chat của nhiều hội nhóm kín" />- Kể từ ngày 19/9, thí sinh có quyền điều chỉnh nguyện vọng bằng hai phương thức trực tuyến hoặc làm phiếu đăng ký xét tuyển. Sau khi các trường công bố điểm sàn, Nguyễn Việt Trà (Thái Bình) bắt đầu hoang mang về các lựa chọn của mình.
Yêu thích Truyền thông đa phương tiện, Trà kỳ vọng sẽ đỗ vào ngành này của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Bên cạnh đó, nữ sinh cũng đăng ký thêm 2 nguyện vọng khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Với số điểm 24, nếu là năm ngoái, nữ sinh đã chắc chắn có một suất học tại những ngôi trường này. Tuy nhiên, thông tin về dự đoán mức điểm chuẩn năm nay có thể tăng từ 1 – 2 điểm khiến Trà cảm thấy bất an.
“Ban đầu em đã tự nhủ phải kiên định và sẽ không thay đổi nguyện vọng nữa. Nhưng điểm sàn năm nay của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cũng tăng tới 2 điểm so với năm ngoái nên em lo sợ điểm chuẩn cũng tăng khó ngờ”, Trà nói.
Mấy ngày gần đây, nữ sinh Thái Bình loay hoay tham khảo ý kiến của nhiều người trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Trà từng dự tính, trong trường hợp không thể vào được ngành mình yêu thích, em sẽ lựa chọn vào một trường cao đẳng có đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện hoặc chấp nhận thi lại vào năm sau.
Tuy nhiên, bố mẹ ra sức phản đối và khuyên em nên lựa chọn một ngôi trường thấp điểm hơn, vì “không thể được 24 điểm vẫn trượt đại học”. Vì thế, Trà đang cân nhắc việc sẽ đăng ký thêm nguyện vọng vào một số ngành học có điểm chuẩn thấp.
“Chỉ cần vào được ngôi trường mình yêu thích, em sẽ nỗ lực học thêm chuyên ngành thứ hai mà mình đã định hướng ban đầu”, nữ sinh cho biết.
Sát ngày điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh vẫn hoang mang chọn ngành.
Tại Nam Định, nữ sinh Phan Quỳnh Hương cũng hàng ngày tìm kiếm thông tin về mức điểm chuẩn dự kiến vào các trường năm nay. Với số điểm 24,5, Hương đặt nguyện vọng 1 vào ngành Ngôn ngữ Anh của Học viện Ngân hàng. Năm ngoái, ngành này của trường lấy 23 điểm.
Trong khi nhiều bạn cùng lớp đã sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp, Hương vẫn đang phải lo lắng về sự lựa chọn của bản thân.
“Giai đoạn đăng ký hồ sơ, do chủ quan nên em không biết trường này có thể sử dụng điểm trung bình học tập của 5 kỳ học tại trường chuyên để xét tuyển.
Nếu xét theo hình thức này, chắc chắn em đã có một suất vào trường vì Học viện Ngân hàng chỉ yêu cầu thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT đạt điểm sàn và điểm trung bình cộng 5 kỳ của từng môn học trong tổ hợp xét tuyển từ 7,5”, Hương tiếc nuối.
Trong khi đó, Lê Hải Hà (Hà Nội) đã chắc chắn có một suất học tại Học viện Tài chính nhờ vào phương thức xét tuyển kết hợp. Tuy nhiên, với số điểm 27,5 khối A00, Hải Hà vẫn kỳ vọng đỗ vào ngành Tài chính doanh nghiệp của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
“Trước đó, em đã nộp vào Học viện Tài chính như một phương án an toàn. Nhưng em muốn vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân”.
Sát ngày cuối cùng nhập học, bố mẹ sốt sắng giục Hà nên nộp vào Học viện Tài chính để “chắc ăn” hơn, nhưng nữ sinh vẫn quyết định bỏ nhập học tại ngôi trường này và tiếp tục chờ đợi xét điểm thi tốt nghiệp THPT để vào ĐH Kinh tế Quốc dân.
“Đây giống như một sự đánh cược. Dù có những rủi ro trượt - đỗ, nhưng em vẫn mong mình sẽ được vào ngành mà mình yêu thích”, Hà nói.
Nếu không thận trọng, thí sinh đạt điểm cao vẫn trượt đại học
Theo TS Nguyễn Đào Tùng, Phó Giám đốc Học viện Tài chính, thí sinh cần thận trọng cân nhắc để đưa ra quyết định đúng đắn trong đợt điều chỉnh nguyện vọng cuối cùng này.
“Trước khi điều chỉnh nguyện vọng và sắp xếp lại thứ tự, các em cần vạch ra đâu là ngành mình thực sự mong muốn; ngành nào sẽ phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân”.
Còn đối với những thí sinh đã trúng tuyển bằng các phương thức khác nhưng không xác nhận nhập học, vẫn chờ đợi việc xét điểm thi THPT để vào được ngành “hot”, theo TS Tùng, điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro cao.
“Hiện tượng này đã từng xảy ra vào năm 2017. Nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn trượt đại học do kỳ vọng đỗ vào những ngành “hot” nên chần chừ chờ đợi và không đăng ký thêm những trường khác.
Do đó, theo tôi, trừ những thí sinh chắc chắn điểm cao hơn so với mức điểm chuẩn, khi đó các em mới nên chờ đợi. Còn với những em chỉ đạt 23 – 25 điểm hiện vẫn đang rất rủi ro. Do vậy, các em có cơ hội nào hãy nên tận dụng cơ hội đó, bởi dù đỗ theo phương thức nào thì khi vào trường, các em vẫn bình đẳng như nhau”, ông Tùng nói.
TS.Trần Mạnh Hà, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng cũng cho rằng, điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 ở mức cao. Tuy nhiên, nhiều trường năm nay đã giảm chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT, do đó thí sinh cần cân nhắc kỹ, nếu không dù đạt điểm cao nhưng các em vẫn không đỗ vào ngôi trường nào.
Ông Hà cũng đưa ra lời khuyên, khi đăng ký nguyện vọng, thí sinh nên chia thành 3 nhóm: những ngành mình yêu thích nhất, những ngành dự kiến điểm chuẩn mình có thể đạt được và những ngành có điểm chuẩn thấp hơn khả năng của mình. Bên cạnh đó, thí sinh cũng nên “rải” nguyện vọng cách đều mục tiêu.
“Giả sử, thí sinh đạt 24 điểm, mong muốn vào ngành Tài chính – Ngân hàng. Các em có thể “rải” thêm một số ngành khác có mức điểm liên tiếp nhau, xoay quanh mức từ 0,5 – 1 điểm như Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh,…”, TS. Hà gợi ý.
GS.TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại cũng đưa ra gợi ý, các thí sinh nên điều chỉnh nguyện vọng căn cứ vào kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT, phổ điểm trúng tuyển của các năm trước và xu hướng điểm năm nay để điều chỉnh cho phù hợp.
“Quy tắc thí sinh luôn luôn phải nắm vững là lượng sức mình để điều chỉnh nguyện vọng sát và trúng với năng lực, tránh tình trạng đạt điểm cao vẫn trượt đại học. Việc đánh số thứ tự nguyện vọng ưu tiên phải căn cứ vào chính nhu cầu của các em và đảm bảo sự an toàn”, ông Sơn cho hay.
Thúy Nga
Nhiều trường ĐH lấy điểm sàn từ 14 – 18 điểm
Nhiều trường công bố mức điểm sàn năm 2020 dao động từ 14 – 18 như ĐH Mỏ- Địa chất, ĐH Điện lực, Học viện Tòa án, ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,…
" alt="Điểm thi cao, thí sinh rối bời trước ngày điều chỉnh nguyện vọng" /> - Học sinh được hỗ trợ theo Nghị định 116 đã bị lãnh đạo một số trường thuộc huyện Thạch Thành, Thanh Hóa cắt lại từ 200.000 – 400.000 đồng mỗi em.Hoàn trả gần 5,7 tỉ đồng hỗ trợ, chủ tịch huyện xin lỗi học sinh nghèo" alt="Thanh Hóa: Cắt tiền hỗ trợ của học sinh nghèo để sửa trường" />
Đại diện Cục An toàn thông tin phát biểu khai mạc chương trình đào tạo về mô hình SIM3. Phát biểu khai mạc chương trình, đại diện Cục An toàn thông tin, Phó Giám đốc VNCERT/CC Nguyễn Hữu Nguyên cho biết, từ góc nhìn toàn diện, bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin, các ứng dụng CNTT và cho cả người sử dụng các ứng dụng, hệ thống thông tin không chỉ là triển khai các biện pháp bảo vệ, ngăn ngừa, hạn chế xảy ra các sự cố mà còn phải chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó mỗi khi xảy ra sự cố.
Không tổ chức nào có thể an toàn tuyệt đối trước mọi kẻ tấn công với nhiều kiểu tấn công đa dạng, sử dụng cả các phương pháp kỹ thuật lẫn phi kỹ thuật. Vấn đề xảy ra sự cố mất an toàn thông tin của mọi tổ chức chỉ là vấn đề thời gian, khi nào và trong bao lâu?
“Vì vậy, triển khai các kế hoạch dự phòng, trong đó gồm xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố, kế hoạch duy trì hoạt động hoặc kinh doanh liên tục, kế hoạch khôi phục thảm hoạ, kế hoạch ứng phó khủng hoảng là việc quan trọng. Trong đó, lập kế hoạch ứng phó sự cố là việc cần phải xây dựng và chuẩn bị sẵn sàng ở mọi tổ chức nhằm đảm bảo rằng khi sự cố xảy ra thì thời gian ngừng trệ là ngắn nhất và thiệt hại sẽ ít nhất”, ông Nguyễn Hữu Nguyên nhấn mạnh.
Trong chương trình hợp tác và hỗ trợ của EU cho Việt Nam về tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh mạng, dự án Cyber4Dev của EU đã hỗ trợ cho VNCERT/CC triển khai chương trình đào tạo về xây dựng các tiêu chí và đánh giá các tiêu chí đó theo mô hình trưởng thành quản lý sự cố an toàn thông tin, gọi tắt là SIM3. Sự hỗ trợ được thực hiện bằng cách cử các chuyên gia hàng đầu về SIM3 sang Việt Nam trực tiếp đào tạo cho toàn bộ thành viên mạng lưới về các tiêu chí của SIM3, cũng như đào tạo chuyên sâu cho VNCERT/CC cách thức đánh giá mức độ trưởng thành, có thể hỗ trợ tốt hơn cho các đơn vị trong nước triển khai hiệu quả đội ứng cứu sự cố.
Mô phỏng về mô hình trưởng thành quản lý sự cố an toàn thông tin - SIM3 (Ảnh: VNCERT/CC) Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ an toàn thông tin nhưng chưa áp dụng tiêu chuẩn nào để hỗ trợ phát triển năng lực và hoạt động của các đội ứng cứu sự cố và hoạt động quản lý ứng cứu sự cố an toàn thông tin, do đó việc tiếp cận và áp dụng các tiêu chuẩn quản lý - kỹ thuật có liên quan như mô hình SIM3 này là rất cần thiết.
Tham gia chương trình đào tạo, các học viên được hướng dẫn xây dựng và triển khai các tiêu chí theo mô hình SIM3. Chương trình cũng thúc đẩy, nâng cao nhận thức về bộ tiêu chí đánh giá năng lực đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia của Việt Nam đang được xây dựng và lấy ý kiến góp ý hoàn thiện để ban hành áp dụng sớm trong thời gian tới.
Chương trình đào tạo có sự tham dự của các thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia và tất cả cán bộ kỹ thuật, quản lý của VNCERT/CC. Trong chương trình, các chuyên gia EU cũng dành thời gian chuyên sâu cho cán bộ quản lý và kỹ thuật của VNCERT/CC trong việc vận hành và đánh giá các tiêu chí theo SIM3. Sau đó, các đại diện kỹ thuật của VNCERT/CC sẽ tiếp tục đánh giá mức độ trưởng thành quản lý ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng cho các cơ quan, tổ chức trong nước nhằm thu hẹp khoảng cách, tiến tới ngang bằng mức độ vận hành hiệu quả hoạt động ứng cứu sự cố của các tổ chức trong nước so với các tổ chức trên thế giới.
Thông tin từ VNCERT/CC, 2 chuyên gia được EU cử sang hỗ trợ Việt Nam lần này là những chuyên gia có tầm ảnh hưởng lớn trong tổ chức FIRST quốc tế, với Trưởng đoàn là ông Nick Small, chuyên gia đến từ Vương quốc Anh đã có 25 năm kinh nghiệm về tư vấn quản lý, kiểm toán SIM3, điều phối viên dự án phát triển và duy trì không gian mạng bảo đảm an toàn Cyber4Dev của EU; và ông Don Stikvoort, người Hà Lan, chuyên gia về đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng (CSIRT) và SIM3, là người sáng lập S-CURE tư vấn cấp chuyên gia về lĩnh vực an toàn thông tin mạng và CSIRT, sáng lập “Cross Your Limit” chuyên về huấn luyện và đào tạo nhân sự trong lĩnh vực an toàn thông tin, đồng sáng lập tổ chức các CSIRT châu Âu (đổi thành TF-CSIRT năm 2000).
SIM3 là viết tắt của “Security Incident Management Maturity Model” – Mô hình trưởng thành quản lý sự cố an toàn thông tin” được đưa vào sử dụng từ năm 2009. Mô hình trưởng thành này đã được các đơn vị về An toàn thông tin trên khắp thế giới áp dụng, đặc biệt là các đội ứng cứu sự cố các quốc gia và các tổ chức. Ở Liên minh Châu Âu, các đội ứng cứu sự cố được khuyến khích phát triển theo cách tiếp cận dựa trên SIM3. Tiêu chí đánh giá theo mô hình SIM3 bao gồm tổng cộng 44 thông số được tách theo 4 nhóm gồm Tổ chức, Con người, Công cụ, Quy trình." alt="Chuyên gia EU hỗ trợ đào tạo cho đội ngũ ứng cứu sự cố của Việt Nam" />
- ·Nhận định, soi kèo FC Rapid 1923 vs Unirea Slobozia, 22h59 ngày 4/2: Tân binh trắng tay
- ·Hội nghị Tổ chức Năng suất Châu Á thống nhất tăng cường năng lực kỹ thuật số
- ·Suy sụp trước bí mật của chồng trong laptop
- ·iPhone 16 Pro sắp ra mắt sẽ có camera zoom quang ấn tượng
- ·Nhận định, soi kèo Al Hudod vs Zakho, 18h30 ngày 4/2: Chủ nhà thất thế
- ·Học sinh tham gia dự án thay thế bài kiểm tra học kỳ
- ·Nghệ sĩ Hồng Nga hoảng loạn, bỏ chạy vì YouTuber làm phiền
- ·Hoa hậu Hàn Quốc hủy hoại danh tiếng, sống ẩn dật sau bê bối bán dâm
- ·Nhận định, soi kèo Dinamo Bucuresti vs Otelul Galati, 1h30 ngày 5/2: Giữ điểm ở lại
- ·Hội phụ huynh trả lại 332 triệu