您现在的位置是:Công nghệ >>正文
Google, Facebook, Apple phản đối chỉ thị liên quan đến người đồng tính của ông Trump
Công nghệ77948人已围观
简介Google,ảnđốichỉthịliênquanđếnngườiđồngtínhcủaôtruc tiếp bong da Facebook, Microsoft và nhiều công ty...
![]() |
Google,ảnđốichỉthịliênquanđếnngườiđồngtínhcủaôtruc tiếp bong da Facebook, Microsoft và nhiều công ty công nghệ có tên tuổi khác đã cùng đứng lên để phản đối quyết định thu hồi sự bảo vệ với sinh viên chuyển giới. Chỉ thị ra đời tháng 5/2016, được thực hiện dưới thời chính quyền Obama, đã đưa ra những quy định mang tính liên bang, cho phép các thiếu niên chuyển giới được tự lựa chọn nhà vệ sinh phù hợp với giới tính của mình.
Chính quyền Trump đang nỗ lực để đảo ngược những quy định này, bắt đầu bằng cách đưa việc sử dụng nhà vệ sinh trở về như cũ. Tương tự như lần ông Trump đưa ra sắc lệnh liên quan đến người theo Đạo hồi và lệnh cấm nhập cư, các công ty công nghệ đã cùng liên minh với nhau, lên tiếng bày tỏ sự lo ngại và cho rằng quyết định này có thể gây ra sự bất bình đẳng và phá hoại quyền con người.
Công ty lên tiếng phản đối chỉ thị này đầu tiên là Apple bởi chính vị lãnh đạo cấp cao nhất của công ty này là một người thuộc cộng đồng LGBT. Cụ thể, công ty đã đưa ra một tuyên bố không đồng tình “với bất cứ nỗ lực nào nhằm hạn chế hoặc hủy bỏ… những quyền và sự bảo vệ” đối với các học sinh chuyển giới.
Còn trong thông báo của Google gửi tới trang TechCrunch viết: “Chúng tôi từ lâu luôn ủng hộ các chính sách đem đến quyền lợi và sự đối xử bình đẳng cho tất cả mọi người. Chúng tôi quan ngại sâu sắc khi chứng kiến những quyền của học sinh chuyển giới bị rút lại”.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Hakkarigucu Nữ vs Bornova Hitab Nữ, 16h00 ngày 27/3: Tiếp tục bất bại
Công nghệHồng Quân - 26/03/2025 20:27 Thổ Nhĩ Kỳ ...
阅读更多Khi không lên hình, MC Thái Trang VTV cũng sexy không ngờ
Công nghệBTV Thái Trang (sinh năm 1993) đến với nghề truyền hình qua chương trình "Cầu vồng" năm 2014. Với sự thông minh, nhanh nhẹn, Thái Trang dần dần chiếm được cảm tình của khán giả và đã trở thành một trong những gương mặt được đánh giá cao của VTV6. Sau gần 10 năm nỗ lực, cố gắng, Thái Trang hiện tại đảm nhận vị trí, vai trò mới là người dẫn chính của Chuyển động 24h. Những chương trình nữ BTV gây ấn tượng như "Bản tin thế hệ số", "Hôm nay ai đến", "Cất cánh"... Ngoài kiến thức về nghề, Thái Trang còn có khả năng dẫn song ngữ tốt nên từng được chọn làm MC dẫn tiếng Anh cho toàn bộ sự kiện và đêm Gala của "Liên hoan thiếu nhi quốc tế" 2019 của VTV, hay chương trình nghệ thuật quốc tế đặc sắc mang tên "Đại lộ di sản" 2019. Thái Trang dẫn tiểu mục "Talk cuối tuần" trong bản tin Chuyển động 24h khá linh hoạt và ấn tượng. Cô thường chọn những bộ cánh thanh lịch trẻ trung mỗi khi lên sóng truyền hình.
Thái Trang dẫn chính sau 1 năm chuyển về làm tại Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số của VTV. Tuy vóc dáng nhỏ bé nhưng nữ BTV sở hữu gương mặt tươi tắn cùng đôi mắt biết cười. Khi không lên sóng truyền hình, Thái Trang lựa chọn những bộ cánh sexy hơn để khoe sắc vóc. Nữ BTV hiện tại có một gia đình nhỏ hạnh phúc, ông xã ủng hộ để cô yên tâm công tác. MC Thái Trang VTV: Em bé đến nằm ngoài kế hoạch của vợ chồng tôi
MC Thái Trang VTV6 dành những lời có cánh cho đàn anh dù là "đối thủ" của nhau ở VTV Awards.
">...
阅读更多Thời gian đào tạo ĐH có thể rút xuống 3 năm
Công nghệThứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga. Ảnh: Lê Văn
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, những thay đổi của Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân sẽ là cơ sở để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
- Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, theo đó, thời gian đào tạo các bậc học đai học và trên đại học có thay đổi so với quy định hiện tại. Xin ông cho biết cụ thể những thay đổi này là gì?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga:Theo khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới thì thời gian đào tạo trình độ đại học từ 3 đến 5 năm, thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ từ 1 đến 2 năm và thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ từ 3 đến 4 năm.
So với qui định hiện hành thì thời gian tối thiểu giảm 1 năm đối với đại học, giữ nguyên đối với thạc sĩ và tăng 1 năm đối với tiến sĩ. Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ thông thường 2 năm; thời gian đào tạo 1 năm dành cho những học viên đã theo học chương trình đại học 5 năm.
Hiện nay khung thời gian đào tạo thường được các nước tham khảo dựa vào tiến trình Bologna của Cộng đồng châu Âu. Theo đó, thời gian đào tạo kể từ khi sinh viên tốt nghiệp tú tài là 3 năm đối với đại học, 5 năm đối với thạc sĩ và 8 năm đối với tiến sĩ.
Nếu xét thời gian đào tạo tối thiểu có thể thấy khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta hướng tới tương thích với khung quốc tế được nhiều nước tham khảo nhất hiện nay.
- Vì sao thời gian đào tạo tối thiểu của bậc đại học lại được rút ngắn 1 năm trong khi thời gian đào tạo tiến sĩ lại tăng thêm 1 năm, thưa ông?
- Ngày nay với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, hiệu quả giảng dạy đã được cải thiện rõ rệt. Việc tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ cũng cho phép sinh viên xây dựng kế hoạch học tập mềm dẻo hơn.
Đào tạo đại học không còn cung cấp kiến thức cho sinh viên là chính như trước đây mà phải hướng dẫn sinh viên phát huy năng lực, phẩm chất. Vì thế sinh viên không nhất thiết phải dành toàn bộ thời gian trên giảng đường mà dành nhiều thời gian hơn để tự học có hướng dẫn, tự nghiên cứu, thảo luận…
Chương trình đào tạo cũng được thiết kế cô đọng hơn, chỉ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cốt lõi, những qui luật chung nhất để trên cơ sở đó sinh viên có thể phát triển tư duy. Tất cả những yếu tố đó giúp rút ngắn được thời gian sinh viên lưu lại trường nhưng kiến thức, kỹ năng mà sinh viên thu nhận được gia tăng.
Trong khi đó, đào tạo trình độ tiến sĩ là đào tạo các nhà nghiên cứu, phát triển tri thức mới. Để đạt được tiêu chí đó, nghiên cứu sinh phải qua những bước chuẩn bị, bổ sung kiến thức, phương pháp nghiên cứu, làm quen với lĩnh vực nghiên cứu mới… điều đó cần nhiều thời gian.
Thực tế mặc dù theo qui định hiện hành thời gian tối thiểu đào tạo bậc tiến sĩ là 2 năm nhưng rất hiếm có nghiên cứu sinh nào có thể kết thúc được luận án của mình trong thời gian tối thiểu này. Ngay cả những nước phát triển, nghiên cứu sinh có điều kiện nghiên cứu tốt hơn nước ta rất nhiều nhưng thời gian làm luận án tối thiểu cũng phải 3 năm.
Thời gian đào tạo ĐH có thể rút xuống chỉ còn 3 năm. - Việc ban hành Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân có ý nghĩa như thế nào đối với hệ thống GD-ĐT và GD đại học nói riêng, thưa ông?
- Khung có cấu hệ thống giáo dục quốc dân hiện hành của nước ta dựa trên qui định của Luật Giáo dục. Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi hệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta cũng phải được điều chỉnh đảm bảo độ tương thích nhất định đối với hệ thống giáo dục đào tạo của các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này có ý nghĩa quan trọng để trao đổi sinh viên, học sinh, công nhận tín chỉ, văn bằng, công nhận trình độ đào tạo.
Kể từ khi đất nước ta bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, ngành giáo dục và đào tạo đã nhanh chóng cập nhật chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, giảm dần sự cách biệt về trình độ giữa sinh viên nước ta và các nước khác. Tuy nhiên đó chỉ mới là phần ngọn.
Việc ban hành khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân cùng với khung trình độ quốc gia tương thích với các nước ASEAN là nền tảng để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời kỳ hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
- Cùng với Khung cơ cấu hệ thống GD quốc dân, Chính phủ cũng vừa ban hành Khung trình độ quốc gia. Với hai văn bản này, các cơ sở GD-ĐT từ CĐ đến ĐH sẽ phải thay đổi thiết kế chương trình cho phù hợp. Xin ông cho biết, việc thay đổi này sẽ được tiến hành như thế nào trong thời gian tới?
- Khung trình độ quốc gia qui định chuẩn kiến thức, kỹ năng người học phải đạt được ứng với một trình độ đào tạo. Khung trình độ quốc gia Việt Nam được xây dựng dựa trên Khung trình độ tham chiếu ASEAN gồm 8 bậc. Giáo dục đại học đào tạo nhân lực 3 bậc cao nhất: đại học (bậc 6), thạc sĩ (bậc 7) và tiến sĩ (bậc 8).
Nước ta đã bắt đầu tiến trình xây dựng Khung trình độ quốc gia từ lâu nhưng do tồn tại 2 hệ cao đẳng, 2 hệ trung cấp nên đã gặp khó khăn trong việc đảm bảo tương thích với các nước.
Luật Giáo dục nghề nghiệp đã giải quyết được bất cập này, qui định thống nhất trình độ cao đẳng (bậc 5) và trình độ trung cấp (bậc 4). Điều này đã tạo thuận lợi cho việc ban hành Khung trình độ quốc gia.
Dựa trên Khung trình độ quốc gia, các cơ sở đào tạo xây dựng chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo.
Đồng thời với khung thời gian qui định tại khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở đào tạo thiết kế chương trình đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có được kiến thức, kỹ năng tối thiểu đáp ứng yêu cầu của khung trình độ quốc gia.
Xin cảm ơn ông!
Lê Văn(thực hiện)
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Lokomotiv Sofia vs Spartak Varna, 21h15 ngày 28/3: Tin vào khách
- Sao Brazil đi giày cao gót catwalk bắt chước bà xã siêu mẫu
- Trung Quốc ra mắt toilet trong suốt trên ngọn cây
- 'Doraemon' đạt doanh thu không tưởng tại Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Kyoto Sanga FC vs Sanfrecce Hiroshima, 12h00 ngày 29/3: Không hề ngon ăn
- Chồng bắn vợ nhập viện vì không chịu gói bánh cúng rằm tháng 7
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Hakkarigucu Nữ vs Bornova Hitab Nữ, 16h00 ngày 27/3: Tiếp tục bất bại
-
Trong nhiều lớp học ngôn ngữ Anh trên khắp nước Mỹ, không còn nhiều các bài tập yêu cầu đọc tiểu thuyết dài. Thay vào đó, một số giáo viên tập trung vào một số đoạn văn ngắn. Điều này cho thấy xu hướng hiện nay là thời lượng tập trung ngắn hơn trước, sức ép phải chuẩn bị cho các bài kiểm tra chuẩn hóa và thầy cô cảm giác rằng nội dung dạng ngắn sẽ giúp học sinh thích nghi với thế giới số hiện đại.
Hội đồng Giáo viên Tiếng Anh Mỹ đã thừa nhận sự thay đổi này trong tuyên bố năm 2022: "Đã đến lúc đọc sách và viết luận không còn là đỉnh cao của giáo dục ngôn ngữ Anh".
Học sinh Mỹ không còn nhiều thời gian đọc sách. Ảnh minh hoạ: Manila Times.
Tuy nhiên, việc tập trung vào các nội dung số dạng ngắn không phù hợp với tất cả học sinh.
Maryanne Wolf, một nhà khoa học về thần kinh nhận thức tại Đại học UCLA, người chuyên nghiên cứu về chứng khó đọc, cho biết đọc sâu là điều cần thiết để tăng cường hoạt động cho các mạch trong não liên quan đến xây dựng kiến thức nền tảng, kỹ năng phản biện và trên hết là sự đồng cảm.
“Chúng ta phải cho thế hệ trẻ cơ hội hiểu được người khác, không phải qua những bức ảnh chụp nhanh mà qua việc đắm mình vào cuộc sống, suy nghĩ và cảm xúc của người khác”, Wolf cho biết.
Điều này đúng với Chris, người mắc chứng khó đọc. Với cậu bé, âm thanh không giúp việc đọc trở nên dễ hơn mà thay vào đó, khiến cậu bé chán nản với sách.
Ít thời gian đọc sách bên ngoài trường học
Nhìn chung, học sinh Mỹ đang đọc ít sách hơn. Dữ liệu toàn quốc Mỹ từ năm ngoái cho thấy chỉ 14% thanh thiếu niên cho biết có đọc sách để giải trí hàng ngày so với 27% vào năm 2012.
Các giáo viên cho biết sự sụt giảm này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Covid-19.
“Khi Covid-19 xảy đến, cả giáo viên và học sinh đều để các em ngừng đọc tiểu thuyết dài vì tâm lý bị sang chấn. Nhưng đến giờ, thầy và trò vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi điều đó”, Kristy Acevedo, giáo viên tiếng Anh tại một trường trung học dạy nghề ở New Bedford, Massachusetts, cho biết.
Năm nay, Kristy cho biết sẽ không chấp nhận việc học sinh lơ là đọc sách. Bà có kế hoạch dạy học sinh chiến lược quản lý thời gian và yêu cầu các em sử dụng giấy và bút chì trong hầu hết thời gian học.
Một số giáo viên khác thì cho rằng xu hướng trẻ em không còn đọc nhiều xuất phát từ việc phải đáp ứng các bài kiểm tra chuẩn hóa và ảnh hưởng từ công nghệ giáo dục. Nhiều nền tảng số hiện có thể cung cấp chương trình tiếng Anh hoàn chỉnh với hàng nghìn đoạn văn ngắn phù hợp tiêu chuẩn các tiểu bang. Tri thức đều được cung cấp mà không cần đến một cuốn sách nào.
Tình trạng này phần nào khiến học sinh Mỹ ngày càng cảm thấy khó đọc sách. Hiện chỉ khoảng một phần ba học sinh lớp 4 và lớp 8 đạt trình độ đọc hiểu thành thạo trong Đánh giá tiến bộ giáo dục quốc gia Mỹ năm 2022, giảm đáng kể so với năm 2019.
Leah van Belle, giám đốc điều hành của liên minh xóa mù chữ Detroit 313Reads, cho biết khi con trai bà đọc Peter Panvào năm cuối tiểu học, hầu hết trẻ em trong lớp đều thấy quá khó. Bà than thở rằng trường của con trai bà thậm chí không có thư viện.
Giáo viên cũng chịu sức ép
Trong khi một số trường gặp khó khăn về nguồn lực sách, những trường giàu có hơn vẫn thiếu một thứ khác: thời gian.
Terri White, giáo viên tại trường trung học South Windsor ở Connecticut, cho biết lớp ngôn ngữ Anh của bà không còn yêu cầu học sinh đọc hết cuốn To Kill A Mockingbird (Giết con chim nhại)như trước nữa. Bà chỉ giao cho học sinh đọc khoảng một phần ba cuốn sách và tóm tắt phần còn lại. Bà cho biết các em phải nhanh chóng chuyển sang phần khác vì giáo viên cũng có sức ép phải nhồi nhét nhiều hơn vào chương trình giảng dạy.
Bà cũng giao ít bài tập về nhà hơn vì lịch học của học sinh quá dày đặc với nhiều môn thể thao, câu lạc bộ và các hoạt động khác.
Về lâu dài, phương pháp đọc tóm tắt như vậy sẽ gây hại cho sự phát triển tư duy phản biện của học sinh, Alden Jones, giáo sư văn học tại Đại học Emerson ở Boston cho biết.
Will Higgins, giáo viên tiếng Anh tại Trường trung học Dartmouth ở Massachusetts, thì cho biết ông vẫn tin vào việc giảng dạy các tác phẩm kinh điển. Tuy nhiên, sức ép về thời gian cũng khiến ông phải cắt giảm số lượng sách.
“Chúng tôi không từ bỏ Jane Eyrevà Pride and Prejudice. Chúng tôi không từ bỏ Hamlethay The Great Gatsby. Nhưng chúng tôi đã từ bỏ việc giao những tác phẩm khác như A Tale of Two Cities”, Higgins cho biết.
Trước sức ép về chương trình học, trường của ông đã tìm cách khuyến khích học sinh đọc sách thông qua các câu lạc bộ sách do chính các em điều hành. Ông Higgins nói: “Rất thú vị là nhiều học sinh cho biết đây là lần đầu tiên các em đọc hết một cuốn sách sau một thời gian dài”.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Lo ngại khi học sinh Mỹ đọc ít sách hơn">Lo ngại khi học sinh Mỹ đọc ít sách hơn
-
Đầu tháng 6 vừa qua, Trường ĐH Y Dược TP.HCM công bố học phí năm học 2020 – 2021, trong đó nhiều ngành học có mức tăng gấp 4-5 lần so với năm 2019 đã gây xôn xao dư luận. So với mức hiện tại chỉ 13 triệu/năm, ngành Răng-Hàm-Mặt sẽ có mức học phí 70 triệu/năm, ngành Y khoa 68 triệu/năm, Kỹ thuật phục hình Răng 55 triệu/năm, Dược học 50 triệu/năm… và dự kiến mỗi năm sẽ tăng thêm 10%.
Ngày 11/6, Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ Y tế theo chức năng quản lý Nhà nước có văn bản đề nghị trường ĐH Y Dược TP.HCM báo cáo, thuyết minh rõ căn cứ xác định mức thu học phí, lộ trình tăng học phí phù hợp.
Ngày 23/6, chia sẻ với VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo, cho hay trường đã có báo cáo gửi Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội về mức học phí này.
Cơ sở tăng học phí
Từ năm học 2019-2020 trở về trước, Trường ĐH Y Dược TP.HCM là đơn vị sự nghiệp có thu, đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, chưa thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục Đại học.
Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM (Ảnh: Thanh Tùng) Tuy nhiên, từ năm học 2020-2021, trường hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên. Vì vậy, trường áp dụng theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục Đại học để thực hiện các hoạt động theo mô hình tự chủ đại học.
Định mức học phí được xây dựng như thế nào?
Mức thu trung bình cho các chương trình đào tạo đại học hệ chính quy năm học 2020-2021 là 48.087.000 đồng/sinh viên/năm. Ngành cao nhất là Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt thu 70 triệu/năm. Ngành thấp nhất là Cử nhân Y tế công cộng và Cử nhân Dinh dưỡng có mức thu 30 triệu/năm.
Mức học phí này được xây dựng theo Thông tư số 14/2019/TT-BGD-ĐT ngày 30/8/2019 của Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế- kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Cụ thể, theo Thông tư này, Giá dịch vụ đào tạo = chi phí tiền lương + chi phí vật tư + chi phí quản lý + chi phí khấu hao mòn tài sản cố định + chi phí quỹ khác.
Theo ông Khôi, quy trình xác định mức học phí của các chương trình đào tạo đã trải qua nhiều bước.
Trước tiên, 14 khoa xây dựng mức thu học phí theo khung định mức hướng dẫn của Thông tư số 14/2019 của Bộ GD-ĐT.
Sau khi tính toán mức thu, trường đã họp lãnh đạo chủ chốt để xin ý kiến thống nhất.
Tiếp đó, tổng hợp báo cáo Hội đồng trường về mức thu của từng ngành và xin phê duyệt thông qua bằng nghị quyết.
Cuối cùng là ban hành quyết định mức thu, báo cáo Bộ Y tế và triển khai thực hiện.
Chính sách hỗ trợ sinh viên
Trường trích 15% trên tổng thu học phí để chi học bổng với các mức từ 25-100%. Trong số 2.100 sinh viên dự kiến được tuyển, sẽ có 800 suất học bổng cho các em thuộc diện chính sách, học giỏi và có hoàn cảnh khó khăn.
Đối với sinh viên năm thứ hai đến năm cuối, trường trích 10% khoản thu học phí cho quỹ học bổng UMP Foundation để hỗ trợ sinh viên, gồm Học bổng vượt khó và Học bổng khuyến học.
Ngoài ra, trường cũng tìm nguồn học bổng từ tổ chức và cá nhân, hỗ trợ sinh viên vay tiền ngân hàng và triển khai các hoạt động trợ giúp khác.
Cam kết đào tạo tốt nhất khối ngành sức khỏe
Trong báo cáo gửi các Bộ về việc tăng học phí, trường cam kết chất lượng đào tạo tốt nhất của khối ngành sức khỏe. Lý do là trường đầu tư cho cơ sở vật chất, xây dựng chương trình đào tạo mới dựa trên chuẩn năng lực và đội ngũ giảng viên hàng đầu trong các chuyên ngành.
Những sinh viên trúng tuyển năm 2020-2021 sẽ có những trải nghiệm khác biệt với sinh viên các năm trước.
Trường thực hiện quản lý đào tạo bằng phần mềm công nghệ thông tin. Mỗi sinh viên đều được cấp tài khoản miễn phí để sử dụng trong quá trình học tập, được truy cập hệ thống wifi miễn phí, sử dụng phần mềm Office 365 có bản quyền, hệ thống phòng Lab slide ảo, hệ thống phòng Lab máy vi tính...
Những sinh viên trúng tuyển năm 2020-2021 sẽ có những trải nghiệm khác biệt (Ảnh: Thanh Tùng) Sinh viên được sử dụng tài nguyên thư viện phong phú như sách Tiếng Anh mới, các tài nguyên học tập online, có các cơ sở dữ liệu có bản quyền như HINARI, SpringerLink, ProQuest, Elsevier, Uptodate và kết nối với thư viện của WHO, VISTA...
Nguồn thu từ học phí cũng để xây dựng phòng học thông minh phù hợp cho dạy và học theo nhóm nhỏ. Trước đây, giảng viên chỉ giảng dạy 1-2 lần/năm đối với nhóm nhỏ, sau khi áp dụng mức học phí mới là 4-8 lần/năm.
Các phòng thí nghiệm đều được trang bị các máy móc thiết bị phù hợp. Cụ thể, mỗi sinh viên Răng-Hàm-Mặt được thực hành riêng trên các mô hình và trên một ghế nha khoa. Chỉ từ 1-2 sinh viên Dược thực tập trên một bộ dụng cụ.
Sinh viên cũng được sử dụng Trung tâm huấn luyện nâng cao mô phỏng lâm sàng (ATCS) được trang bị các mô hình hiện đại, có hệ thống camera quan sát các phòng OSCE. Trung tâm đã đạt chuẩn của Hiệp hội mô phỏng Y khoa quốc tế. Ngoài ra, nhà trường cũng đang xây sân chơi đa năng sẽ hoàn thành vào tháng 8/2020.
Hợp tác với các trường thuộc ĐH Havard
Theo ông Khôi, các chương trình đào tạo Bác sĩ Y khoa, Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt và Điều dưỡng được xây dựng mới và dựa trên chuẩn năng lực.
Chương trình Y khoa, Răng-Hàm-Mặt được xây dựng trong dự án hợp tác với ĐH Y và ĐH Nha Havard.
“Chương trình của trường hoàn toàn có thể gọi là chương trình tiên tiến nhưng chúng tôi không muốn có 2 chương trình song song (tiên tiến và đại trà) trong môi trường đào tạo khối ngành sức khỏe” - ông Khôi khẳng định.
Có học phần tự chọn đi nước ngoài
Đặc biệt, theo ông Khôi, bắt đầu từ năm học này, trường triển khai chương trình có học phần tự chọn đi nước ngoài. Đồng thời, tiếp tục kiểm định các chương trình theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
Toàn thể giảng viên của trường sẽ thường xuyên tham gia các lớp đào tạo phát triển nâng cao năng lực quốc tế và khu vực. Ông Khôi cho biết nhà trường cam đoan đội ngũ giảng viên ngành y tốt nhất khu vực phía Nam, và sẽ được tăng thu nhập để ngăn chảy máu chất xám.
Lê Huyền
Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ Y tế xác minh vụ học phí trường Y tăng gấp 5
Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ Y tế xác minh và có ý kiến về vụ học phí trường Y lên tới 70 triệu đồng/năm, để phối hợp với Bộ GD-ĐT cung cấp thông tin công khai cho xã hội và người học.
" alt="Học phí 70 triệu/năm, ĐH Y Dược TP.HCM giải trình gì với các Bộ?">Học phí 70 triệu/năm, ĐH Y Dược TP.HCM giải trình gì với các Bộ?
-
- "Tương lai của các trường sư phạm sẽ đi về đâu?" Đó là câu hỏi được nhiều đại biểu đặt ra tại tọa đàm “Vai trò các trường cao đẳng sư phạm trong những năm tới” do Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam tổ chức sáng nay, 9/11. Học sinh không còn lựa chọn trường sư phạm
TS Nguyễn Thanh Phúc, Trường CĐSP Bình Phước cho biết, trong vài năm trở lại đây, vấn đề tuyển sinh đầu vào của nhà trường cũng không còn được thoải mái lựa chọn như trước đây. Hàng năm các trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh khá lớn nhưng tuyển sinh không đáp ứng được quy mô đào tạo, một số ngành học không có hoặc rất ít sinh viên đăng ký vào học, làm cho các trường hoạt động cầm chừng.
"Cá biệt có nhiều ngành không tuyển sinh được (Cao đẳng Sư phạm Văn, Sử, Địa, Vật lý, Hóa, Tin học, Nhạc, Họa…)" - ông Phúc cho hay.
Học sinh không còn lựa chọn ngành sư phạm. Ảnh minh họa: Đinh Tuấn. Theo ông Phúc, số lượng học sinh phổ thông vài năm trở lại đây có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, nhiêu trường đại học công và tư số lượng tuyển sinh quá lớn nên thu hút gần hết học sinh của tỉnh khiến việc tuyển sinh của các trường sư phạm của tỉnh trở nên khó khăn.
Bên cạnh đó, sinh viên trường cao đẳng sư phạm ở tỉnh rất khó tìm việc làm do học không được tuyển vào công chức nhà nước.
Tuyển sinh đã khó, nhưng giảng dạy cũng khó không kém do tâm lý sinh viên không ổn định, ngại thi vào sư phạm. Khi thi vào rồi thì trong quá trình học cũng có biến động.
"Khảo sát sơ bộ cho thấy sinh viên sư phạm sau khi đã trúng tuyển vào trường học rồi học được một học kỳ thường xin bảo lưu kết quả và xin thi lại vào ngành học khác. Con số này đang có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý học sư phạm ra thì không xin được việc" - ông Phúc cho hay.
"Đào tạo sư phạm trong bối cảnh hiện nay có thể nói là đang phải trải qua một cơn bão với nhiều những sóng gió phía trước. Một chiến lược đào tạo, phát triển lâu dài, ổn định đang là vấn đề đặt ra không chỉ đối với đào tạo sư phạm ở trường CĐSP Bình Phước mà thiết nghĩ là vấn đề sống còn với tất cả các trường có đào tạo sư phạm trong cả nước" - ông Phúc khẳng định.
"Sự tồn tại của các trường phụ thuộc vào công tác tuyển sinh, tuyển sinh không được thì làm sao mà tồn tại?" - ông Phúc đặt câu hỏi.
Chia sẻ quan điểm này, TS Hồ Cảnh Hạnh, Hiệu trưởng Trường CĐSP Bà Rịa - Vũng Tàu cũng cho biết, các trường sư phạm hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, bất cập đặc biệt là chất lượng đầu vào thấp.
Nguyên nhân là do sinh viên khó tìm việc làm sau tốt nghiệp do đào tạo cung đã vượt cầu. Trong khi đó, chính sách tuyển dụng còn nhiều bất cập, chưa kể đến tiêu cực tràn lan.
"Chẳng hạn như tuyển dụng viên chức theo quy định tại NĐ 29/CP khiến đối tượng tốt nghiệp CĐSP địa phương thiệt thòi hay giáo việc tuyển dụng cho cơ quan nội vụ, các cơ sở giáo dục hầu như đứng ngoài" - ông Hạnh khẳng định.
Bên cạnh đó, cơ chế tuyển sinh bất lợi cho các trường sư phạm, nhiều trường ĐH xét tuyển theo kiểu lưới quét. Các trường ĐH đào tạo tất cả trình độ, CĐ, TCCN nên trường sư phạm thiếu nguồn tuyển.
"Nhiều trường sư phạm lúng túng, không biết đứng ở đâu trong hệ thôgsn giáo dục quốc dân và sẽ đi đâu về đâu trong giai đoạn tới" - ông Hạnh nói.
Trong bức thư gửi về buổi tọa đàm, bà Nguyễn Thị Tuyết Thanh, Hiệu trưởng Trường CĐCĐ Bắc Kạn cũng khẳng định, điều mà Tập thể sư phạm Nhà trường lo lắng nhất hiện nay là tương lai của các trường sư phạm và các trường có đào tạo ngành sư phạm sẽ đi về đâu.
"Nên chăng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tìm ra các giải pháp để tháo gỡ cho các trường có đào tạo ngành sư phạm" - bà Thanh nêu vấn đề.
Đào tạo giáo viên theo địa chỉ
Trong bài phát biểu tại tọa đàm, TS Lê Viết Khuyến, Trưởng ban hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam) cho biết, trong những năm qua, nhu cầu giáo viên giảm trong khi giáo sinh ra trường lại tăng lên, dẫn đến hiện tượng dư thừa giáo viên.
TS Khuyến dẫn lại báo cáo của PGS.TS Bùi Văn Quân đến năm 2020 Việt Nam sẽ thừa 70.000 giáo viên bao gồm: 41.000 giáo viên tiểu học; 12.200 giáo viên THCS, 16.900 giáo viên THPT.
Thừa giáo viên sẽ ảnh hưởng đến thị phần của các trường sư phạm. Các trường sẽ buộc phải giải thể hoặc quy hoạch lại. Điều này thể hiện rõ qua hai mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng 2 năm qua, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các trường đào tạo sư phạm giảm 10% chỉ tiêu tuyển sinh.
TS Lê Viết Khuyến cho rằng, việc thừa giáo viên là dấu hiệu đáng lo ngại đối với sự tồn vong của các trường sư phạm. Ảnh: Lê Văn. TS Khuyến cho rằng, đây là những dấu hiệu đáng lo ngại đặc biệt đối với sự tồn vong của các trường sư phạm.
Tuy nhiên, TS Khuyến cho rằng, tất cả các quốc gia đều trải qua sự thăng trầm về nhu cầu giáo viên theo quy luật lượn sóng. Do đó, cần phải duy trì sự ổn định của các cơ sở đào tạo giáo viên (độc lập hoặc nằm trong một sơ sở đào tạo đại học đa lĩnh vực).
"Nhiều nước trên thế giới họ tính toán số lượng giáo viên về hưu hàng năm, tỷ lệ thừa bao nhiêu, cần bổ sung bao nhiêu từ đó ổn định quy mô đào tạo nhưng Việt Nam chưa làm việc này" - ông Khuyến nhận định.
TS Khuyến cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm tìm hướng gỡ cho số phận các trường sư phạm tại Việt Nam.
Theo ông Khuyến, cần phải thực hiện phân tầng hệ thống trường sư phạm thành ác trường ĐH sư phạm/ĐH giáo dục trọng điểm, các trường/khoa ĐHSP địa phương, các trường /khoa CĐSP địa phương.
Bên cạnh đó, cần thực hiện đào tạo và bồi dưỡng GV chủ yếu theo địa chỉ (không theo cơ chế thị trường).
"Bộ GD&ĐT quy định nội dung cứng của chương trình đào tạo giáo viên để tạo cơ chế liên thông, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống" - TS Khuyến nói.
Bộ GD-ĐT quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GV và giao chỉ tiêu đào tạo cho các trường ĐHSP/ĐH giáo dục trọng điểm. Ủy ban ND tỉnh/TP trực thuộc TW quản lý trực tiếp và giao chỉ tiêu đào tạo GV mầm non, TH và THCS cho các trường/khoa sư phạm địa phương. Không tranh giành nguồn tuyển, đào tạo chồng chéo giữa các địa phương.
"Các trường trọng điểm tập trung đào tạo sau đại học, nghiên cứu khoa học giáo dục và bồi dưỡng giảng viên các trường sư phạm và trường THPT. Các trường/khoa SP địa phương tập trung đào tạo và bồi dưỡng GV cho các trường MN, TH và THCS" - TS Khuyến kiến nghị.