Nhu cầu về máy tính và linh phụ kiện đang ngày càng tăng lên do thói quen học tập và làm việc online. (Ảnh: Trọng Đạt)
Tuy mới “chân ướt chân ráo” tham gia vào mảng thị trường máy tính, linh phụ kiện, đại diện chuỗi bán lẻ FPT Shop cho rằng, đơn vị này có những ưu thế nhất định nhờ sở hữu quy mô tiêu thụ đủ lớn, từ đó có thể thỏa thuận với đối tác để có được mức giá tốt nhất.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Thế Kha - Giám đốc khối Viễn thông Di động FPT Shop cho biết, theo ước tính của đơn vị này, quy mô thị trường PC Việt Nam hiện khoảng 5.000-6.000 tỷ đồng. Đây là mảng thị trường không nhỏ với quy mô tương tương 30-40% thị trường laptop (khoảng 15.000 tỷ đồng).
So với thời điểm trước đại dịch Covid-19, nhu cầu tiêu thụ máy tính, laptop và các sản phẩm linh phụ kiện dùng cho máy tính tại Việt Nam đã tăng đột biến. Điều này có sự tác động không nhỏ bởi các chỉ thị về giãn cách xã hội, cùng với đó là thói quen làm việc, học tập online đang ngày càng phổ biến của người dùng.
Chia sẻ quan điểm của mình, ông Kha cho rằng, khi làm việc ở nhà, người dùng sẽ cần tới những chiếc máy tính có cấu hình cao hơn so với những chiếc laptop thông thường. Trong thời gian tới, nhiều người Việt sẽ nâng cấp máy tính để đáp ứng tốt hơn nhu cầu làm việc online của họ. Đó là lý do hệ thống bán lẻ này chuyển hướng sang mảng lắp ráp PC và bán các linh phụ kiện máy tính nhằm đi tắt đón đầu.
Trọng Đạt
Máy tính cho giáo dục vào danh mục sản phẩm CNTT trọng điểm
Trong danh mục mới được Bộ TT&TT ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày 2/2/2022, máy tính trong giáo dục là 1 trong 16 sản phẩm, dòng sản phẩm CNTT trọng điểm.
" alt="FPT bất ngờ lấn sân mảng thị trường bán lẻ máy tính, linh kiện" />
Số liệu thống kê về lượng camera đã triển khai đến hết năm 2019 tại một số nước phát triển.
Tính đến hết năm 2019, về camera trên đầu người, Mỹ là quốc gia có tỷ lệ này cao nhất với khoảng 15,3 camera/100 người. Tại Trung Quốc, tỷ lệ này là 14,4 camera/100 dân và có thể tăng lên gấp 3 vào năm 2023. Đây cũng là đất nước sở hữu số lượng camera lớn nhất với khoảng 200 triệu camera trên khắp lãnh thổ.
Tại khu vực châu Âu, Đức là quốc gia sở hữu nhiều camera nhất với tỷ lệ 6,3 camera/100 người, tỷ lệ này tại Anh là 7,5 camera /100 người và tại Nhật là 2,7 camera/100 người. Có thể thấy các quốc gia phát triển trên thế giới đang rất tích cực ứng dụng camera trong việc giám sát và đảm bảo an ninh.
Camera ứng dụng AI sẽ là lời giải cho các bài toán của đô thị thông minh.
Đối với Việt Nam, hiện cả nước đang có khoảng 2,6 triệu camera an ninh. Tỷ lệ camera của nước ta là khoảng 2,6 camera/100 dân.
Theo ông Thắng, nếu tăng tỷ lệ camera lên khoảng 10 camera/100 dân để phục vụ việc giám sát, chúng ta có thể tiết kiệm được một lượng lớn lao động giản đơn nhằm sử dụng cho các mục đích khác tạo ra giá trị cao hơn.
Vị chuyên gia này cho rằng, để phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam, điều kiện đầu tiên là phải chuẩn hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng ICT để ứng dụng AI vào thành phố thông minh.
Do các giải pháp và thiết bị ứng dụng AI nhập ngoại có chi phí rất cao, các doanh nghiệp trong nước cần tự chủ động phát triển các thiết bị IoT Make in Vietnam để tự giải bài toán Việt Nam, đồng thời tiết kiệm một lượng lớn ngoại tệ.
15% camera an ninh tại Việt Nam có nguy cơ bị bán dữ liệu?
Bên cạnh những tiện ích của hệ thống camera an ninh, cũng cần phải nói đến mặt trái của những thiết bị này khi chúng rất có thể bị lợi dụng nếu rơi vào vòng kiểm soát của giới tin tặc.
Thực tế cho thấy, khoảng 15% số camera an ninh tại Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu. Để kiểm thử điều này, bạn có thể vào trang web shodan.io.
Nếu như Google, Yahoo, Bing có khả năng tìm kiếm các dữ liệu dạng text, hình ảnh thì với Shodan, trang web này giúp bạn tìm thấy tất cả các thiết bị đang trực tuyến trên Internet.
Có thể dễ dàng tìm ra khoảng 367.000 chiếc camera an ninh Việt Nam đang có thông tin hiện diện đầy đủ trên Internet. Nếu không cẩn thận, đây sẽ là chìa khóa để cánh tin tặc xâm nhập vào mỗi gia đình.
Chỉ cần gõ từ khóa “camera country:vn”, bạn sẽ thấy tại Việt Nam hiện có 367.000 camera giám sát đang trực tuyến trên mạng. Phần lớn (chiếm tới 98,9%) số camera này có xuất xứ từ một nhà sản xuất Trung Quốc Hikvision.
Đã có không ít những lỗ hổng bảo mật được phát hiện trên những chiếc camera Hikision. Do đó, có thể thấy nguy cơ nhãn tiền trong việc triển khai các ngôi nhà thông minh, đô thị thông minh, khi chúng ta rất có thể đang tự tay trao quyền cho chính các tin tặc.
Với việc có khoảng 2,6 triệu chiếc camera an ninh đang hoạt động tại Việt Nam, cứ 7 camera giám sát Việt lại có 1 chiếc đang “online”. Và đó rất có thể chính là chiếc camera nhà bạn.
Tin dùng các giải pháp camera an ninh trong nước là cách tốt nhất để giải bài toán Việt Nam.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các hacker xâm nhập được vào những chiếc camera giám sát đang trực tuyến? Ngoài vấn đề an ninh, các hình ảnh, video ghi lại hành động nhạy cảm của bạn đều có thể bị chia sẻ ra ngoài.
Đây là điều thực tế đã xảy ra bởi hồi tháng 4 năm nay, tại Việt Nam từng nở rộ tình trạng mua bán clip từ những tài khoản camera mà đối tượng xấu đánh cắp được. Tùy theo chất lượng nội dung, các hội nhóm rao bán clip 18+ sẽ thu phí từ 100.000 đến 250.000 đồng.
Đây là một bài toán mà các cơ quan quản lý nhà nước cần phải giải quyết trước trong quá trình phát triển các đô thị thông minh. Tin dùng hàng Việt, đầu tư vào các sản phẩm Make in Việt Nam có lẽ là cách thích hợp nhất để giải câu chuyện đó.
Trọng Đạt
41/63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam đang xây dựng đô thị thông minh
Đây là số lượng các tỉnh, thành phố đang triển khai xây dựng đề án về đô thị thông minh, trong đó, bao gồm đề án cho toàn tỉnh và đề án cho đô thị trực thuộc tỉnh.
" alt="Tỷ lệ camera/người của Việt Nam ngang Nhật, bằng 1/5 Trung Quốc" />
Bà Ánh khóc khi kể về quá trình xây nhà. Ảnh: Hoàng Hiệp.
Nói về quá trình xây dựng, bà Ánh cho biết cứ chỗ nào có đá thì san bằng. Với tảng đá to thì khoan lỗ, cho sắt xuống rồi đổ dầm. Vì không lấy một viên đá nào đi hết nên các phòng nghỉ bị thò thụt.
"Họ đã đến đây giúp đỡ, bảo mình có đất thì làm đi nên tôi mới hết lòng làm", bà Ánh nói và cho biết đã dốc hàng tỷ đồng để đầu tư cho công trình này. Đến nay, bà vẫn còn nhiều khoản nợ chưa thể trả.
Trong sáng 6/10, Zing.vn đã trao đổi với Bí thư huyện ủy Mèo Vạc Trần Quang Minh về thông tin công trình hình thành từ tác động của cán bộ huyện.
Ông Minh từ chối nêu ý kiến về những phát biểu của bà Ánh, chỉ cho biết sẽ gặp gỡ bà này để trao đổi, đồng thời sẽ rà soát lại các cán bộ trong huyện về việc có hậu thuẫn cho bà Ánh xây công trình này hay không.
Trước đó, bà Mua Hồng Sinh, Phó chủ tịch huyện Mèo Vạc, đã thừa nhận trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền khi để công trình xây sai phép xuất hiện trên đèo Mã Pì Lèng.
Bà Sinh cho biết tháng 3/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang giao huyện Mèo Vạc xây dựng điểm dừng chân ngắm hẻm Tu Sản, với nguyên tắc "sử dụng tối đa nguyên liệu tại chỗ, không phá vỡ cảnh quan khu vực". Từ sự tư vấn của nhiều chuyên gia, huyện Mèo Vạc đã kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng điểm dừng chân ngắm vực Tu Sản.
Tuy nhiên, bà Sinh cho biết từ khi công trình Mã Pì Lèng Panorama bắt đầu xây dựng, huyện đã nhiều lần đến kiểm tra, yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công để hoàn thiện các thủ tục theo quy định nhưng công trình vẫn được hoàn thành và đưa vào khai thác.
Phủ nhận có "ông to bà lớn" chống lưng
"Quê tôi ở Đoàn Tùng, Thanh Miện, Hải Dương, từ đời bố đã lên Hà Giang làm kinh tế mới. Bố tôi làm lò rèn, đã mất năm 1992. Mẹ tôi năm nay 95 tuổi, đang sống với con út. Tôi là mẹ đơn thân, ở nhà làm thợ may, không quen ông to bà lớn nào hết", bà Ánh kể về tiểu sử của mình.
Khẳng định việc mở nhà hàng, khách sạn không dựa dẫm vào một thế lực nào, bà Ánh cho rằng việc đầu tư của mình giúp cho người dân địa phương giảm nghèo. "Họ trồng rau bán cho tôi là đã có tiền rồi", người phụ nữ nói.
Sáng 6/10, có khoảng 10 ôtô của du khách đỗ dọc bên ngoài Mã Pì Lèng Panorama. Sau bê bối xây dựng trái phép, công trình vẫn hút du khách do vị trí lý tưởng để ngắm nhìn hẻm Tu Sản và sông Nho Quế. Ảnh: Ngọc Tân.
Theo nữ chủ nhân, từ thời điểm đi vào hoạt động đến nay, nhà nghỉ luôn trong tình trạng cháy phòng, phải đặt trước hàng tuần, thậm chí cả tháng. Các du khách sau khi lưu trú ở đây cũng để lại nhiều phản hồi.
Về phương án giải quyết công trình sai phép, bà Ánh hy vọng nếu chưa có giấy phép thì chính quyền có thể tạo điều kiện hoàn thiện giấy phép cho bà.
Sau khi những hình ảnh về nhà nghỉ 7 tầng Mã Pì Lèng Panorama xuất hiện trên mạng xã hội, nhiều người cho rằng công trình đang phá vỡ cảnh quan đèo Mã Pì Lèng.
Ngày 4/10, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo Sở Xây dựng lập đoàn kiểm tra liên ngành đánh giá mức độ ảnh hưởng của công trình này đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường.
Sở VHTT&DL tỉnh Hà Giang cho biết công trình của bà Vũ Thị Ánh chưa có giấy chứng nhận đầu tư, dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chưa chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư, đất xây dựng và chưa có giấy phép xây dựng.
Theo Zing
Bà chủ khách sạn trên đèo Mã Pí Lèng: "Đập hết đi để làm lại"
Người phụ nữ thế hệ 6X sinh sống và kinh doanh ngay tại khách sạn trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng.
" alt="Chủ nhà 7 tầng ở Mã Pì Lèng xây công trình vì chính quyền ủng hộ?" />
Nhưng giờ đây, tôi lại phân vân, đắn đo khi mỗi ngày em đều giục tôi làm đám cưới.
Từ ngày mẹ em bệnh, em không còn là em nữa. Dù em vẫn rất chăm chút, yêu thương, quan tâm tới tôi nhưng tôi nghi ngờ điều ấy từ em.
Vài lần tôi đến nhà, thấy bố em đi làm, em đi tập thể dục chiều nhưng lại nhốt mẹ ở nhà. Khi mẹ em thấy tôi đến, mẹ vội lăn bánh xe, đưa hai tay ra trước như muốn với lấy tôi qua song cửa sắt. Tôi nhìn mẹ em mà rơi nước mắt. Tôi đang cầm lấy tay mẹ, thì một người hàng xóm đi qua nhìn thấy, họ nói rằng em đi 7, 8 giờ tối mới về, chắc mẹ em đói vì không được ăn.
Hôm nào bố hôm nào bố em không đi trực thì còn được đẩy ra ngoài chơi, ăn uống đúng giờ còn đi trực đêm thì mẹ em chỉ ở nhà khóc, kêu gào.Tôi nghe mà xót xa nhưng không nghĩ em lại bỏ mặc người mẹ của mình như vậy.
Chủ nhật tuần trước, tôi mua ít đồ hải sản qua nhà em. Khi tôi vừa đến cổng đã nghe tiếng em quát mẹ rất to: "Lại đái ra rồi, tôi khổ lắm rồi đấy bà biết không?" Đáp lại tiếng em là tiếng khóc của người mẹ tội nghiệp như một đứa trẻ lên 3. Tôi không đủ dũng cảm để vào nhà, tôi suy sụp và thất vọng vì những gì nhìn thấy, nghe thấy.
Nhìn thấy em, mẹ giật mình gạt tay ra khỏi tôi. Ảnh minh họa
Hôm nay tôi đến dự sinh nhật em, nhà em rất đông vui bạn bè, nhạc rất to nhưng tôi không nhìn thấy bóng dáng mẹ. Tôi hỏi em bố mẹ đâu? Em chỉ bảo bố đi trực, còn mẹ trên gác. Em vui với bạn bè và để mặc mẹ một mình trên gác và khóa cửa phòng. Tôi để mặc em vui với bạn bè và lên gác tìm mẹ em, mẹ em ngồi đó tay cầm nắm xôi khúc nguội ngắt, mắt nhìn xa xăm... Tôi cứ thế ngồi cạnh mẹ em, cầm tay bà, cả hai chẳng nói gì, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ và bất chợt tôi nghĩ về em.
Lúc sau không thấy tôi, em vội lên gác tìm. Nhìn thấy em, mẹ giật mình gạt tay ra khỏi tôi, mắt mẹ nhìn em với vẻ sợ hãi như phạm lỗi. Tôi không hiểu em đã làm gì để mẹ phải sợ như vậy.
Hôm nay em lại nhắc đến chuyện đám cưới ? Tôi sợ lắm. Đến mẹ mình mà em còn không thương yêu thì tôi có là gì ? Tôi nên nhắm mắt lấy vì mẹ em hay tôi nên dừng lại ?
Độc giả Tuấn Hà
Tin liên quan:
Tâm sự của người phụ nữ xa chồng ngay sau đêm tân hôn" alt="Người yêu rũ bỏ mẹ đẻ" />