![]() |
Dưới đây là văn khấn gia tiên ngày mùng 2 Tết theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin:
Nam mô A Di Đà Phật (vái, khấn đọc 3 lần).
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (vái, khấn đọc 3 lần).
Hôm nay ngày mùng 2 tháng Giêng năm Canh Tý.
Tại… (địa chỉ nhà).
Tín con tên là….. cùng toàn gia kính bái.
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.
Con kính lạy các vị Tổ bá, Tổ thúc, Tổ cô, các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.
Nay nhân ngày đầu xuân năm mới, con đọc bài cúng mùng 2 tháng Giêng năm Canh Tý 2020.
Toàn gia chúng con xin được chuẩn bị hương hoa, cơm bạc lòng thành, tạ dâng trước án. Chúng con xin được tạ ân đức trời cao biển rộng của tổ tiên đã phù hộ, che chở chúng con năm qua tai qua nạn khỏi.
Chúng con kính lạy mời vong linh tổ tiên cùng về thụ hưởng lễ vật, nguyện cầu cho chúng con một năm mới bình an vô sự, công việc hanh thông, mọi sự tốt lành.
Con xin kính cáo!
A Di Đà Phật !
'Lần đầu tiên thấy quý cái lá dong đến vậy. Cái lá bé tí mà tính ra khoảng 10 nghìn đồng/lá. Đã vậy, chúng em phải đặt trước 2 tuần mới có'.
" alt=""/>Bài cúng mùng 2Mâm cơm Tết trong hangar
Năm nay là Tết thứ tám anh Cao Đăng Huy (kỹ sư của Vietjet) sẽ đón giao thừa và ăn Tết tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM). Anh Huy cho biết khối kỹ thuật như một gia đình và mọi người hiểu hoàn cảnh của nhau nên khi xếp lịch nghỉ Tết, những người nhà xa, người lớn tuổi, người có con nhỏ được ưu tiên nghỉ. Cũng có người được “về nóng”, ăn bữa cơm đầu Xuân cùng gia đình rồi khăn gói trở lại sân bay, bắt tay vào việc.
![]() |
Thành Luân và Đăng Huy trong một ca làm việc ngày cuối năm |
Trong dịp Tết, các chặng bay của Vietjet vẫn hoạt động bình thường, nhiều chặng tăng chuyến nên các kỹ sư phải làm việc liên tục để kiểm tra, bảo dưỡng, đảm bảo “sức khỏe” tốt nhất cho mỗi tàu bay trước giờ cất cánh.
“Khi tàu bay được rút chèn, lăn bánh, bạn nhìn qua cửa sổ sẽ thấy một anh chàng hay một cô gái trong trang phục khỏe khắn màu đỏ đang vẫy tay chào, đó chính là những kỹ sư, thợ máy của Vietjet”, Huy tự hào.
Đỗ Thành Luân, thợ máy thuộc bộ phận bảo dưỡng của Vietjet, có “thâm niên” 4 năm ăn Tết tại sân bay, cho biết năm nay anh sẽ trực đêm 30 và sáng mùng 1. Luân bảo với những người bám trụ tại sân bay, bữa cơm đầu Xuân diễn ra ngay trong hangar (nhà chứa máy bay).
![]() |
Trong những ngày tết, các kỹ sư của Vietjet vẫn làm việc bình thường để đảm bảo cho các chuyến bay an toàn |
Anh em khối bảo dưỡng, kỹ thuật đến từ nhiều tỉnh, thành và cả từ nước ngoài. Vì thế, mâm cơm trong hangar có đầy đủ đặc sản tây, ta, Nam, Bắc. Đó là những món quà mà người thân gửi từ quê nhà tới cho các anh. “Chúng tôi mỗi người góp một món, vừa thưởng thức cho vơi đi nỗi nhớ quê nhà, vừa chia sẻ với nhau hương vị tết từ mọi vùng miền. Đây cũng là một trong những điểm rất tình cảm và ấm áp của anh em tay kìm, tay ốc tại Vietjet”, anh Luân nói.
Tết ấm cúng cùng đồng nghiệp
Với ngành hàng không, Tết là mùa cao điểm, vì thế, chị Đặng Thị Hiền Anh - Trưởng đại diện Vietjet tại sân bay Vinh (Nghệ An), cho hay nhân viên Vietjet có ít thời gian dành cho gia đình hơn so với mọi người.
Gắn bó với nghề gần 8 năm, Hiền Anh và các đồng nghiệp quen với việc phải làm trong những ngày Tết nên mọi người đều biết thu xếp và vun vén việc nhà một cách phù hợp.
Năm nay, Hiền Anh trực vào ngày mùng 1 Tết. Các ngày còn lại chị sẽ lên ca hành chính hỗ trợ đồng nghiệp. Nhớ lại Tết đầu tiên xa nhà, Hiền Anh nói chị rất buồn và tủi thân.
![]() |
Chị Hiền Anh trong một buổi làm việc ngày giáp Tết tại sân bay Vinh |
“Thấy nhà nhà quây quần, nghĩ cũng thương ông xã và con vì mẹ phải đi trực suốt trong những ngày Tết. Nhưng cũng may mắn vì tôi được bố mẹ, chồng con chia sẻ. Bên cạnh đó, thời gian bên đồng nghiệp trong những ngày Tết cho mình cảm giác ấm cúng và gắn bó như chính ngôi nhà thứ hai”, Hiền Anh chia sẻ.
Cũng như Hiền Anh, kỹ sư Đỗ Thành Luân cho rằng mặc dù phải làm việc trong những ngày Tết nhưng anh và các đồng nghiệp đều cảm nhận được cái Tết ấm cúng. Luân tâm sự: “Những ngày Tết ở sân bay có anh em, nghỉ ngơi cùng nhau ăn miếng bánh, uống chút trà, thế mà lại ra không khí Tết, đỡ nhớ nhà hẳn. Cứ thế mà tình cảm đồng nghiệp, anh em ngày càng bền chặt”.
Nhờ hành khách gửi thương nhớ về quê
Có mặt tại các sân bay trong những ngày Tết này, có thể thấy xen giữa khoảng thời gian bận rộn của công việc, xen giữa tiếng động cơ tàu bay cất, hạ cánh là hình ảnh một kỹ sư gọi điện trò chuyện với bố mẹ, một thợ máy nhắn tin cho vợ, một nhân viên mặt đất ngắm ảnh con gái trong điện thoại…
Không được đoàn tụ cùng người thân nhưng mỗi người đều có cách riêng để cảm nhận không khí gia đình vì như Cao Đăng Huy nói, “gia đình là hậu phương và động lực để chúng tôi làm việc tốt nhất”.
Còn với anh Đỗ Thành Luân, quê ở Quảng Nam, mỗi lần loáng thoáng nghe hành khách xứ Quảng trò chuyện với nhau, anh đều cảm thấy bồi hồi. “Tôi và anh em Vietjet phải cảm ơn gia đình rất nhiều vì gia đình đã thông cảm và thấu hiểu cho tính chất công việc của chúng tôi”, Luân nói.
Và cách mà những người Vietjet làm việc trong dịp Tết hay đùa nhau là “nhờ hành khách gửi thương, gửi nhớ về quê hương”.
![]() |
CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo chúc tết hành khách trên một chuyến bay ngày 30 Tết |
Chủ tịch HĐQT Vietjet Nguyễn Thanh Hà chúc tết nhân viên Vietjet làm việc trong sáng mùng 1 Tết |
Để động viên, chia sẻ với những người ở lại làm việc trong dịp Tết và hành khách trên các chuyến bay, năm nào lãnh đạo Vietjet cũng đến thăm hỏi, chúc Tết, mừng tuổi các nhân viên, hành khách ngay tại sân bay và trên tàu bay. CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo từng có mặt trên chuyến bay TP HCM - Hà Nội trưa 30 Tết. Bà chia sẻ niềm hạnh phúc khi được bay cùng hành khách vào một trong những thời khắc thiêng liêng nhất của năm. CEO Vietjet cũng đã có món quà mừng tuổi đặc biệt dành cho hành khách bằng việc hát tặng ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” của cố nhạc sĩ Văn Cao. Ngày mùng 1 Tết, Chủ tịch HĐQT Vietjet Nguyễn Thanh Hà đã cùng các phó tổng giám đốc Vietjet đến mừng tuổi, chúc Tết hành khách, cán bộ nhân viên đang làm nhiệm vụ tại sân bay Nội Bài (Hà Nội). Đón nhận tình cảm của lãnh đạo Vietjet, Đỗ Thành Luân nói: “Lúc đó, ai cũng cảm thấy ấm lòng. Tất cả chúng tôi đều luôn trong tư thế sẵn sàng cống hiến vì những chặng bay an toàn và tình nghĩa”. |
Xuân Thạch
" alt=""/>Những người ăn Tết ở… sân bayKết quả thi IELTS của Trần Minh Đức (Ảnh: NVCC).
Nam sinh cho biết, em không dành quá nhiều thời gian để ôn thi IELTS. Vốn có nền tảng tốt về ngữ pháp và từ vựng, đọc viết nhiều, Đức chỉ tập trung luyện một số kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu của bài thi.
Theo Đức, ở phần thi nói, giám khảo không đặt nặng kiến thức và sự hiểu biết của thí sinh mà sẽ đánh giá khả năng diễn đạt tự nhiên, lưu loát, không ngập ngừng.
Với bài viết, văn phong là yếu tố quan trọng nhất. Thí sinh càng thể hiện khả năng dùng từ, dùng câu phong phú, linh hoạt thì càng dễ ghi điểm. Ngoài ra, thí sinh nên xem các video phân tích tài chính, chứng khoán để có thể giải quyết tốt các đề bài có nội dung phân tích biểu đồ.
Trần Minh Đức - học sinh lớp 11 Anh 1 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Ảnh: NVCC).
Một trong những yêu cầu Đức nhận được ở phần thi nói là kể về lần bạn học được thứ gì đó qua video trên mạng. Đức đã kể về nguồn gốc của các loại gia vị, hoa quả trên thế giới. Đây cũng là lĩnh vực mà Đức say mê từ nhỏ.
Chị Vũ Thu Trang, mẹ của Đức chia sẻ, điểm nổi bật của con trai là rất chủ động trong việc học. Khi mới 3 tuổi rưỡi, Đức đã biết đọc cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, từ đó em gần như tự quyết định đọc gì, xem gì.
Chàng trai sinh năm 2008, vừa tròn 16 tuổi, có sở thích đặc biệt với cỏ cây hoa lá nên phần lớn video em xem có chủ đề liên quan tới thực vật học, sinh học. Tất cả video đều bằng tiếng Anh.
Vì xem nhiều nên vốn từ tiếng Anh của Đức được trau dồi một cách tự nhiên. Đức chia sẻ, phải đến cuối tiểu học, em mới cảm nhận khả năng nghe nói của mình tốt hơn. Mãi cho tới lớp 9, Đức mới thực sự học tiếng Anh theo nghĩa ôn luyện, "cày đề".
Đức từng thi đầu vào chuyên Anh với số điểm môn chuyên đứng vị trí thủ khoa (Ảnh: NVCC).
Vốn dĩ, tiếng Anh không phải lĩnh vực mà Đức muốn theo đuổi. 4 năm học lớp song bằng hệ THCS Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Đức vẫn luôn dành tình yêu cho thực vật.
Lớp 8, Đức quyết định thử sức với sinh học và tham gia vào đội tuyển sinh. Tuy nhiên, việc chưa từng đi học thêm môn sinh khiến em không theo được mạch ôn tập của các bạn đội tuyển. Do vậy, ước mơ thi chuyên Sinh của Đức phải gác lại.
Năm 2023, Đức thi vào lớp 10 chuyên Anh với điểm môn chuyên đứng đầu trường Ams.
Vào lớp 10, Đức lại nung nấu với sinh học. Cả mùa hè vừa rồi, Đức dành thời gian trọn vẹn để học sinh, bổ túc những kiến thức mà em thiếu hụt so với các bạn học chuyên.
Sang lớp 11, Đức thể hiện sự quyết tâm khi đăng ký thi học sinh giỏi môn sinh. Em được thầy cô cho phép học nhờ bên lớp chuyên sinh, vì lớp chuyên Anh không học môn tự chọn này.
Tuy nhiên, quy chế thi học sinh giỏi năm nay thay đổi, học sinh chỉ được chọn môn thi trong số các môn đã được học của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy là Đức lại lỡ hẹn với sinh học, phải quay về với tiếng Anh.
Thời gian ôn tập ngắn ngủi, Đức vẫn vượt qua vòng chọn tuyển ở trường, sau đó là vòng chọn tuyển của thành phố và đang chuẩn bị cho kỳ thi quốc gia vào ngày 25/12 tới.
Ở tuổi 16, chàng trai 9.0 IELTS kiên định với mục tiêu theo đuổi ngành sinh học trong tương lai. Em đang ấp ủ một số dự án cá nhân về thực vật.
Cũng vì đam mê thực vật, Đức rất thích trồng cây, nấu ăn, nướng bánh và vẽ. Mọi chủ đề trong bếp núc và hội họa của Đức chỉ xoay quanh cỏ cây hoa lá. Em cũng có hứng thú với lịch sử và địa lý, lĩnh vực mà em cho rằng có sự liên quan mật thiết với thế giới tự nhiên.
" alt=""/>Nam sinh 16 tuổi đạt điểm khó tin 9.0 IELTS ngay lần thi đầu tiên