- Trao đổi với VietNamNet, GS Phạm Phụ - Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) cho rằng việc tăng thời gian đào tạo ngành Sư phạm cần phải cân nhắc kĩ…Các tin liên quan |
Nên tăng thời gian đào tạo Sư phạm lên 5 năm? Lương thấp, chỉ ra lò những giáo viên dốt |
|
GS Phạm Phụ
|
Chất lượng giáo viên thấpGS Phạm Phụ:Cần phải có một quá trình khảo sát cụ thể để phân loại, phân bậc từng giáo viên sư phạm từ đó nhìn nhận khách quan hơn. Nhìn chung chất lượng giáo viên hiện nay có thể nói là thấp, chất lượng sinh viên đầu vào thấp, mô hình đào tạo chưa phù hợp, chương trình quá nặng nề mà họ không gánh vác nổi, và có thể nói cả chế độ cho giáo viên sau khi họ ra trường cũng thấp...
Không chỉ chất lượng GV thấp, mà chất lượng GD hiện nay nói chung cũng thấp nếu nhìn theo nhiều góc độ. Giáo dục không đáp ứng được nhu cầu của xã hội, chưa có được chiến lược phát triển rõ ràng, nhiều vấn đề chỉ nói cho có mà không có một kế hoạch cũng như nguồn lực để thực hiện.
Xin lấy một ví dụ, ở bậc GD đại học, phần lớn các trường đều nói là trường mình có định hướng nghiên cứu. Trong khi đó, trong điều kiện của Việt Nam đáng lẽ phải có 90% SV trở lên được học theo các chương trình định hướng nghề nghiệp.
Để có một trường ĐH định hướng nghiên cứu, chi phí đào tạo cho một SV rất lớn, có thể nói phải gấp 5 đến 7 lần con số trung bình hiện nay (khoảng 400 đến 500 USD/ sinh viên/năm) mới thực hiện được.
- Thưa GS, có ý kiến cho rằng thời gian đào tạo ngành Sư phạm 4 năm là hơi ít, cần phải tăng thời gian đào tạo sư phạm lên 5 năm để kéo dài thời gian thực tập cho sinh viên. Quan điểm của GS về vấn đề này như thế nào?
Về chất lượng của đội ngũ ngành Sư phạm hiện nay có nhiều vấn đề cần bàn luận. Việc tăng thêm thời gian đào tạo có nghĩa là có thêm thời gian để dạy dỗ đàng hoàng hơn, tất nhiên có thể tốt hơn một ít, nhưng đây không phải là giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề.
Việc giải quyết chất lượng ngành Sư phạm phải là một tập hợp những vấn đề rộng lớn hơn nhiều.
Trước hết, nói về mô hình đào tạo: mô hình đào tạo sư phạm hiện nay là “chen” nội dung sư phạm vào nội dung khoa học, nếu so với mô hình đào tạo gần giống như ở Trường ĐH tổng hợp cũ tức là SV vào học một ngành chuyên môn nào đó, sau đó nếu hoạt động trong ngành Sư phạm thì có thể học thêm một năm nghề nghiệp sư phạm.
Theo tôi, quá khứ cho thấy, sau khi ra trường 4 - 5 năm thì những sinh viên theo mô hình thứ 2 tỏ ra nổi trội hơn. Nếu tăng thời gian theo kiểu như vậy thì cũng có thể xem là hợp lý. Nhưng cần lưu ý rằng, tăng thời gian đào tạo có nghĩa là tăng chi phí đào tạo, cũng như giảm đi cơ hội một năm làm việc của người học, cần phải xem xét kĩ lương vấn đề này trước khi quyết định tăng thời gian đào tạo.
Tiếp theo, chương trình giáo dục phổ thông hiện nay quá nặng nề và hàn lâm. Đơn cử, môn Toán, giáo dục để sau này các em trở thành những nhà toán học; môn Ngữ Văn như là để các em sau này trở thành nhà ngôn ngữ học…
Trong khi trong xã hội hàng ngàn, hàng vạn em mới cần có một em như vậy. Đầu vào SV sư phạm lại thấp nên có thể nói cho dù học tăng thêm một năm nữa, phần lớn họ cũng không dạy tốt được chương trình mang tính chất hàn lâm như vậy.
Sau nữa, nhu cầu ngành sư phạm là một loại nhu cầu khá dễ dự báo chính xác, khác với các ngành nghề khác. Thế nhưng ngành GD đã không làm tốt được việc này, để xảy ra tình trạng đào tạo GV ra không có việc làm.
Tóm lại, việc tăng thời gian đào tạo ngành sư phạm lên có giải quyết được vấn đề hay không còn tùy thuộc những vấn đề như đã nêu ở trên.
Tăng thời gian học, mất cơ hội việc làm
- Theo GS, nếu tăng thời gian đào tạo sư phạm lên 5 năm thì cần phải có thêm những điều kiện gì?
Như tôi đã nêu ở trên, trước hết là phải tăng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, và nhiều chi phí khác, tất nhiên nguồn lực này phải từ ngân sách nhà nước chứ không thể bắt người học gánh chịu. Với người học, họ còn mất cơ hội làm việc thêm một năm, đó là một tổn thất cho người học cũng như xã hội nói chung.
Ngành sư phạm vốn dĩ đã không hấp dẫn, một khi các ngành khác học 4 năm đã ra làm việc có mức lương khá hơn, nếu ngành sư phạm học 5 năm thì chính sách lương bổng với nhà giáo phải được thay đổi. Điều đó có nghĩa toàn bộ vấn đề về ngân sách, tài chính, chế độ đều phải được tính đến trước khi ra quyết định về điều này.
- Để có được một đội ngũ sư phạm tốt, thu hút nhân tài cho sư phạm, GS có hiến kế gì cho việc đào tạo sư phạm của nước ta hiện nay?
Vấn đề chất lượng SV sư phạm đã tồn tại ba bốn mươi năm nay, chứ không phải là vấn đề gì mới mẻ. Nhưng chúng ta không có một chiến lược, được soạn thảo một cách bài bản, khoa học và có tính khả thi nên xảy ra tình trạng cứ nói mãi mà không giải quyết được vấn đề.
Tôi đã đọc hàng chục đề tài nghiên cứu về các vấn đề có liên quan nhưng thú thực chưa thấy một kết quả nào thực bài bản, khoa học và có tính khả thi.
- Xin cảm ơn Giáo sư!
" alt="'Tăng thời gian học, mất cơ hội việc làm'"/>
'Tăng thời gian học, mất cơ hội việc làm'
- Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã có trả lời thẳng thắn trước những lo lắng về sai phạm của hàng loạt sách tham khảo cho học sinh phổ thông thời gian vừa qua trong chương trình Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời trên VTV tối 12/5.Có hiện tượng khoán trắng cho NXB
- BTV VTV: Nhiều lá thư của người dân lo lắng dường như có sơ hở biên tập, kiểm duyệt in ấn phát hành Sách tham khảo đối tượng xấu lợi dụng nhồi nhét nội dung không phù hợp vào sách. Xin Bộ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Trong năm 2012 và ba tháng đầu năm 2013, Bộ Thông tin và Truyền thông mà cụ thể là Cục Xuất bản đã xử lí 51 xuất bản phẩm của 27 NXB. Có những cuốn sách có nguồn gốc từ nước ngoài dẫn chứng những hình ảnh không phù hợp, ví dụ như cờ của nước ngoài đáng lẽ phải là cờ của VN, không phải minh họa bằng cờ của nước ngoài. Rồi những cuốn sách khác nữa. Có những cuốn sách sai phạm khi in về chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc.
|
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son |
Trước hết phải nói đến hoạt động của NXB. Ngay trong Luật Xuất bản hiện hành ghi rất rõ trong hoạt động liên kết là chỉ được liên kết khâu in và phát hành, không được liên kết khâu xuất bản đặc biệt là khâu biên tập bản thảo.
Nhưng trong thời gian vừa qua có một số giám đốc, tổng biên tập không thực hiện đầy đủ quy định này dẫn tới có những đối tác liên kết lấn sân vai trò trách nhiệm của các giám đốc, tổng biên tập đưa vào nội dung không đúng mà không bị xem xét khi đưa ra kí phát hành, kí phê duyệt bản thảo hoặc không thực hiện theo luật lưu chiểu đúng quy định dẫn tới những sai sót.
Một sai sót nữa đến từ biên tập viên. Có những biên tập viên trình độ hạn chế hoặc trách nhiệm còn yếu trước những vấn đề nhạy cảm như chủ quyền biên giới không bóc tách được dẫn tới sai phạm. Rồi vai trò trách nhiệm cơ quan chủ quản các NXB chưa được nêu cao, gần như khoán trắng việc đó cho các NXB.
- Nói đến công tác quản lí xuất bản trách nhiệm của Bộ Giáo dục – Đào tạo và Bộ Thông tin – Truyền thông. Nhưng trách nhiệm cụ thể của từng bộ như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Về trách nhiệm ra sách báo tham khảo, vai trò trách nhiệm của cả Bộ Thông tin – Truyền thông và Bộ GD-ĐT. Từ năm 1999 Bộ Văn hóa – Thông tin và Bộ GD-ĐT đã kí kết và phối hợp thực hiện Thông tư liên tịch 35 quy định việc xuất bản và phát hành sách tham khảo cho học sinh THPT.
Quy định này nêu rõ trách nhiệm của Bộ GD-ĐT chỉ đạo về thẩm định nội dung, hướng dẫn sử dụng sách tham khảo bộ trợ SGK trong chương trình phổ thông. Bộ Văn hóa – Thông tin nay
là Bộ Thông tin – Truyền thông có trách nhiệm thực thi quản lí NN trong hoạt động xuất bản và phát hành sách tham khảo.
Những chế tài của Thông tư 35 đến nay đã có những thay đổi. Trong thời gian tới, chúng tôi thấy phải phối hợp với Bộ GD-ĐT để xem xét, bổ sung, cập nhật những yêu cầu mới theo hướng thay đổi Thông tư này bằng một thông tư mới, chế tài những nội dung mà hai bộ cần quan tâm để góp phần nâng cao nội dung sách tham khảo cho học sinh phổ thông.
Sai phạm nghiêm trọng có thể xử lí hình sự
- Trong phạm vi thẩm quyền, Bộ Thông tin – Truyền thông có biện pháp nào để xử lí các sai phạm trong hoạt động xuất bản đặc biệt là liên quan đến mảng sách tham khảo mà xã hội và các bậc phụ huynh quan tâm?
Khi phát hiện các sai phạm trên, Bộ Thông tin – Truyền thông đã chỉ đạo kịp thời Cục Xuất bản có những hoạt động thực thi theo quy định pháp luật để ngăn chặn những hành động này.
Cụ thể, Bộ đã chỉ đạo thông báo cho các NXB có những ấn phẩm sai phạm kịp thời giải trình và đưa ra những giải pháp khắc phục đồng thời chỉ đạo cơ quan thanh tra của Bộ và các sở có các xuất bản phẩm sai phạm kịp thời xử lí theo đúng quy định, trình tự của pháp luật.
Bộ cũng thông báo cho các cơ quan chủ quản của NXB để họ có trách nhiệm trong xem xét, đánh giá hoạt động của các NXB đặc biệt là những NXB có sai phạm bị xử lí như trên. Bộ cũng yêu cầu các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền địa phương, Sở Thông tin – Truyền thông các tỉnh thành cũng vào cuộc thanh tra kiểm tra, giám sát kịp thời, ngăn ngừa những sai phạm trong hoạt động xuất bản ngay từ khâu khai thác bản thảo.
- Dư luận cũng quan tâm việc thực thi Luật xuất bản 2012. Xin Bộ trưởng cho biết trong luật này có những điểm gì mới để có thể hạn chế tối đa các sai phạm trong hoạt động xuất bản?
Luật 2012 đã đưa ra một số điểm mới so với luật cũ. Thứ nhất đã quy định rất rõ tiêu chuẩn, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ giám đốc, tổng biên tập cũng như là biên tập viên NXB; quy định về việc cấp, thu hồi chứng chỉ với biên tập viên để nâng cao vai trò của biên tập viên trong thực thi hoạt động xuất bản.
Thứ hai, luật quy định rất rõ chế tài các nội dung, phương thức, hình thức liên kết đặc biệt là trách nhiệm pháp lý trước phát luật rất rõ ràng của các bên liên kết khi để xảy ra những sai phạm trong hoạt động xuất bản.
Điểm mới nữa cũng bổ sung hình phạt khác như ngừng hoạt động, thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề đối với tổ chức cá nhân khi có sai phạm trong hoạt động xuất bản và đưa ra những quy định rất chặt chẽ với mức cao hơn nữa khi phát hiện ra những hoạt động in lậu, in nối bản không đúng quy định pháp luật không chỉ xử phạt hành chính ở mức cao mà nếu nghiêm trọng thì xử lí hình sự.
Play" alt="Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trả lời về sách tham khảo sai phạm"/>
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trả lời về sách tham khảo sai phạm