您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Siêu máy tính dự đoán Fulham vs Crystal Palace, 19h15 ngày 29/3
Bóng đá2人已围观
简介 Pha lê - 29/03/2025 10:37 Máy tính dự đoán ...
Tags:
相关文章
Soi kèo góc Strasbourg vs Lyon, 2h45 ngày 29/3
Bóng đáPhạm Xuân Hải - 28/03/2025 06:22 Kèo phạt góc ...
【Bóng đá】
阅读更多UBND tỉnh Đồng Nai và Tập đoàn VNPT: Hợp tác để thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu chuyển đổi số
Bóng đáLãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai và Tập đoàn VNPT nhấn nút khai trương IOC thành phố Biên Hòa
Hạ tầng CNTT cũng đã được đầu tư toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh, dịch vụ Hội nghị truyền hình của VNPT đã được triển khai kết nối từ Chính phủ đến 11 Thành phố/huyện, 170 phường/xã, giúp cho việc hội họp truyền đạt các ý kiến chỉ đạo từ Trung ương đến tận phường/xã được thông suốt, nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vừa qua.
Các giải pháp CNTT của VNPT cũng đã được Tỉnh áp dụng để đẩy nhanh triển độ thực hiện hạng mục trong tiến trình xây dựng Chính quyền điện tử, đô thị thông minh như: Trục liên thông dữ liệu (LGSP) tỉnh Đồng Nai; Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT i-Office; Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh Đồng Nai; Cổng dịch vụ công Quốc gia; Hệ thống báo cáo của Văn phòng Chính phủ; Hỗ trợ Công an tỉnh Đồng Nai khai thác hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư… phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, từng bước tiến đến chính quyền số.
Hệ thống tổng đài dịch vụ công 1022 đến nay đã phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, góp phần cải thiện chỉ số cải cách hành chính của tỉnh. Trong thời điểm dịch bệnh Covid diễn ra phức tạp, tổng đài 1022 đã đảm bảo phục vụ hơn 84.000 lượt gọi của người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn cần hỗ trợ, giúp cho chính quyền kịp thời xử lý các vấn đề y tế, an sinh xã hội, giao thông trong thời điểm toàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội..
Đồng thời, VNPT cũng đã cung cấp các giải pháp, ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực kê khai bảo hiểm xã hội qua mang, khai báo thuế, ứng dụng dụng trong lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch…
Việc triển khai mạnh mẽ, sâu rộng các ứng dụng CNTT trong giai đoạn vừa qua tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đem lại cho Đồng Nai diện mạo khác biệt. CNTT phát triển ngày một sâu, rộng hướng về cơ sở, rút ngắn khoảng cách giữa các cơ quan nhà nước, thúc đẩy cải cách hành chính, góp phần thu hút đầu tư, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Hợp tác để thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu chuyển đổi số của Đồng Nai
Trong giai đoạn mới, đồng hành cùng UBND tỉnh Đồng Nai, Tập đoàn VNPT tiếp tục chủ động tiên phong nghiên cứu, xây dựng các giải pháp và triển khai mới các ứng dụng Viễn thông - CNTT, đặc biệt trong các dự án cung cấp các giải pháp, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đề án chuyển đối số, xây dựng đô thị thông minh, xây dựng phát triển hạ tầng số, hoàn thiện các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, hợp tác trong lĩnh vực xây dựng triển khai khu CNTT tập trung, khu công nghệ cao đổi mới, phát triển nguồn nhân lực Viễn thông - CNTT và phát triển công nghiệp CNTT.
Với kết quả đã đạt được trong hơn 05 năm vừa qua, giai đoạn 2015 - 2020, một lần nữa lãnh đạo UBND khẳng định đặt trọn niềm tin vào mối quan hệ hợp tác với Tập đoàn VNPT, đồng thời cam kết tạo điều kiện thuận lợi để VNPT tập trung tham gia phát triển hạ tầng Viễn thông - CNTT, thực hiện đầy đủ các dự án trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu về phát triển Viễn thông - CNTT và ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý của chính quyền, cùng với đó là cung cấp các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày một tốt hơn.
UBND tỉnh Đồng Nai và Tập đoàn VNPT ký kết hợp tác giai đoạn 2021-2026 Cũng nhân dịp này, UBND thành phố Biên Hòa cùng VNPT chính thức khai trương Trung tâm Điều hành thông minh TP.Biên Hòa (IOC Biên Hòa) do Tập VNPT phối hợp xây dựng.
IOC Biên Hòa được triển khai với nhiều chức năng trên mọi lĩnh vực điều hành quản lý: Điều hành y tế thành phố; Giám sát an toàn thông tin; Hệ thống quản lý mạng xã hội; Hệ thống giám sát lĩnh vực giáo dục; Hệ thống điều hành chỉ tiêu kinh tế - xã hội; Hệ thống giám sát du lịch; Hệ thống camera an ninh và giao thông; Hệ thống giám sát hành chính công; Hệ thống phản ánh hiện trường. Tất cả các lĩnh vực đã hoàn thiện và hoạt động ổn định.
IOC Biên Hòa được đưa vào vận hành từ cuối năm 2020 là sự nỗ lực rất lớn từ đội ngũ cán bộ, công viên chức của thành phố Biên Hòa và VNPT Đồng Nai. Trong năm 2021, UBND TP.Biên Hòa đã phối hợp cùng VNPT Đồng Nai bổ sung thêm một số chức năng phục vụ công tác phòng chống dịch. Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, IOC Biên Hòa đã phát huy được vai trò là “bộ não số” trong công tác phòng, chống dịch bệnh với nhiều tiện ích thực sự mang lại hiệu quả cho người dân như: xem thông tin tình hình dịch bệnh, phản ánh góp ý cho chính quyền, xem phản ánh, xem camera tại các địa điểm công cộng, các chốt kiểm soát dịch bệnh, và các tiện ích, thông tin hữu ích khác cho người dân…
Giai đoạn tiếp theo, TP.Biên Hòa sẽ phối hợp cùng VNPT tiếp tục bổ sung các lĩnh vực mới, cần thiết, trọng tâm trên địa bàn, bổ sung thêm nhiều tính năng phục vụ người dân, doanh nghiệp trên App Biên Hòa Smart City, đưa vào khai thác vận hành và sử dụng dữ liệu trên hệ thống trong công tác số hóa về đất đai, tài nguyên môi trường, quy hoạch, quản lý trật tự đô thị thông minh, kết nối chia sẻ dữ liệu về giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, thuế… với IOC Biên Hòa nhằm phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.
Cùng với đó, 2 bên sẽ tiếp tục lộ trình thực hiện hoàn thiện IOC Biên Hòa ở các giai đoạn tiếp theo, từng bước thực hiện lộ trình tích hợp ứng dụng, nguồn dữ liệu từng bước xây dựng chuyển đổi số TP.Biên Hòa, đáp ứng kỳ vọng xây dựng thành công thành phố thông minh TP. Biên Hòa./.
An Nhiên
">...
【Bóng đá】
阅读更多Chống dịch bằng công nghệ và cái tài của người quản trị
Bóng đáKhi đến chợ, thiểu thương chỉ cần đưa Thẻ kiểm soát dịch bệnh cho ban quản lý chợ quét mã.
Những tháng đầu năm 2021, khi dịch Covid-19 bùng phát tại TP.HCM và nhiều tỉnh, thành trên cả nước, hàng loạt điểm công sở, trường học, chợ, bệnh viện…trên toàn tỉnh TT-Huế được yêu cầu dán bảng gắn mã QR để phòng, chống dịch.
Các ứng dụng công nghệ trên nền tảng Hue-S cũng được chính quyền khuyến cáo người dân sử dụng để khai báo y tế, phòng chống dịch bệnh. Điều này đã hỗ trợ rất lớn cho chính quyền trong việc giám sát, truy vết và khoanh vùng dập dịch khi địa bàn xuất hiện ca nhiễm cộng đồng.
“Thế nhưng, không phải người dân nào cũng có Smartphone để quét mã QR hay đăng ký nền tảng Hue-S. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao để người dân ai cũng có mã QR?
Thay vì người dân chủ động quét mã để chống dịch thì liệu việc này có nên giao cho các cơ quan quản lý?”, ông Nguyễn Xuân Sơn – GĐ Sở TT&TT tỉnh TT-Huế trăn trở.
Khi đến chợ, thiểu thương chỉ cần đưa Thẻ kiểm soát dịch bệnh cho ban quản lý chợ quét mã. Ngày 19/9/2021, sau khi mã QR quốc gia được kết nối, GĐ Sở TT&TT tỉnh Huế đã có sáng kiến làm Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia và đã được UBND Tỉnh chấp thuận.
Mã QR quốc gia là chủ trương mang tính chiến lược của Bộ TT&TT và đã được tỉnh TT-Huế gấp rút triển khai. Dùng mã QR quốc gia thì người dân Huế ra khỏi tỉnh vẫn dùng được, người ngoài tỉnh vào Huế vẫn dùng được, đi đâu cũng dùng được.
Với sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo Bộ TT&TT và Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia, việc cấp Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia đã được tỉnh TT-Huế gấp rút hoàn thiện.
5 năm ấp ủ ý tưởng không thực hiện được, nhưng chỉ chưa đầy 1 tháng, toàn tỉnh TT-Huế đã có 714.754 (chiếm hơn 60% dân số toàn tỉnh) người đăng ký và kích hoạt Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia.
Trung tâm giám sát, điều hành ĐTTM Huế được xem là cơ quan đầu não tiếp nhận thông tin. “Kiểm soát ra vào bằng quét mã QR trên Thẻ kiểm soát dịch bệnh của người dân hiệu quả hơn nhiều so với cách làm thụ động dán mã QR tại điểm kiểm soát.
Lúc này việc quản lý của chính quyền sẽ là quản lý cơ sở kinh doanh, các điểm kiểm soát thay vì quản lý hành vi, ý thức của người dân”, ông Sơn nhấn mạnh.
Câu chuyện của Huế và thước đo lòng dân
Một ngày giữa tháng 10/2021, khu vực cổng chính chợ Đông Ba (TP Huế) bỗng trở nên tấp nập lạ thường, đây là điều ít thấy trong thời điểm chính quyền có những khuyến cáo hạn chế tập trung đông người.
Đi sâu vào cổng, bàn ghế được Ban quản lý chợ đặt ngay ngắn theo từng dãy tách biệt. Hệ thống máy tính, các thành viên đội tình nguyện cũng được bố trí đầy đủ.
Anh Nguyễn Cảnh Thành Luân – Thành viên đội phản ứng nhanh (FUN75) cho biết, họ đang dốc thời gian, lực lượng để hỗ trợ người dân đến chợ đăng kí Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia.
Dùng Smartphone quét mã QR cá nhân để vào cơ quan. Nơi đây mỗi ngày tiếp nhận hàng trăm cuộc gọi, phản ánh của người dân.
Sau khoảng 10 phút chờ đợi, nhờ sự hỗ trợ của các tình nguyện viên, tiểu thương Nguyễn Thị Minh Hiếu (trú phường Tây Lộc, TP Huế) với ánh mắt vui mừng, cầm trên tay tấm Thẻ kiểm soát dịch bệnh khoe với phóng viên.
“Tôi thấy cách làm này của chính quyền rất hay. Thay vì như trước đây, mỗi lần đi đâu hay đến chợ, các tiểu thương phải khai báo y tế thì giờ đây, chúng tôi đeo tấm thẻ trước ngực, đưa mã QR cho ban quản lý quét rồi vào yên tâm buôn bán”, bà Hiếu chia sẻ.
Vừa có chuyến công tác vào tỉnh TT-Huế, chia sẻ với VietNamNet, ông Hoàng Anh Tú – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ TT&TT) nhận định, TT-Huế là mô hình cần nhân rộng với cả nước trong việc đưa ứng dụng CNTT vào phòng, chống dịch.
Theo ông Tú, có nhiều câu chuyện về ứng dụng CNTT trong phòng, chống dịch của TT-Huế cần được chia sẻ, trong đó có câu chuyện về Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia; câu chuyện về phác đồ công nghệ phòng chống dịch của TT-Huế và đặc biệt là Xây dựng niềm tin của người dân vào công nghệ.
Dẫn dụ cụ thể về những câu chuyện này, ông Tú nhấn mạnh, không phải ngẫu nhiên mà kể từ đợt bùng phát dịch thứ 4, TT-Huế chưa một lần phải thực hiện giãn cách xã hội, mọi hoạt động của chính quyền, doanh nghiệp, người dân vẫn diễn ra bình thường.
“Cùng với các phương pháp khác, TT-Huế kiểm soát, phòng dịch từ xa bằng công nghệ. Khi công nghệ được xem như một liều “vắc xin” chống dịch thì nó sẽ phát huy hiệu quả”, Phó Vụ trưởng Hoàng Anh Tú nhấn mạnh.
Ông Tú chia sẻ, trước đây, mã QR được dán cố định tại điểm kiểm soát và người dân cần có Smartphone và cần tự giác quét. Cách làm này không phát huy được hiệu quả truy vết vì số lượng ghi nhận quét QR rất thấp.
Phó Vụ trưởng Hoàng Anh Tú test mã QR tại Sở TT&TT tỉnh TT-Huế. Thẻ kiểm soát dịch bệnh làm theo hướng ngược lại. Ví dụ như tại chợ Đông Ba, có 12 điểm kiểm soát ở 12 cổng ra vào chợ, mọi tiểu thương, mọi người dân ra vào đều được Ban quản lý quét mã QR trên Thẻ kiểm soát.
Người dân cũng có thể dùng Thẻ kiểm soát dịch bệnh cho việc khai báo thông tin tại các điểm tiêm chủng và các điểm xét nghiệm.
Với sự hỗ trợ, đào tạo, tập huấn của Trung tâm công nghệ và các doanh nghiệp, đến ngày 03/10/2021, TT-Huế đã đạt 262.167 mũi tiêm trên nền tảng, tỷ lệ 98,01% trên tổng mũi tiêm thực tế.
Bà Hiếu vui mừng cầm trên tay tấm thẻ “hình vuông”. “Dữ liệu mũi tiêm của Huế là dữ liệu chuẩn, đã sàng lọc, không bị trùng lặp, nhập realtime, hoàn thiện trong ngày. Về xét nghiệm, đạt 11.791 dữ liệu trên nền tảng xét nghiệm, toàn bộ 156 cơ sở xét nghiệm dùng nền tảng xét nghiệm và trả kết quả nhanh của Trung tâm công nghệ”, ông Tú đánh giá.
Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh TT-Huế đã có 714.754 (chiếm 62,84% dân số) Thẻ kiểm soát dịch bệnh được đăng ký, kích hoạt. Đây là số lượng rất ấn tượng sau thời gian gần 1 tháng tỉnh này đưa vào kích hoạt Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia cho người dân.
Với người dân chưa bao giờ dùng Smartphone, tiểu thương quanh năm buôn bán ở chợ, học sinh nhỏ chưa có điện thoại sẽ được cấp thẻ với tiêu đề “Thẻ kiểm soát dịch bệnh”.
Vì thế, đã tạo ra được tâm lý an tâm và tò mò khiến người dân đến điểm quét trải nghiệm và từ đó hình thành các thói quen quét QR. Huế đã làm được một việc khó của giới công nghệ, đó là người dân có niềm tin vào một “mã hình vuông” giúp bảo vệ họ trước dịch bệnh.
“Việc người dân đặt niềm tin vào những tấm thẻ “hình vuông” cho thấy cái tài của người làm công tác quản trị, quản lý.
Khi dân đã tin, thì làm việc gì cũng dễ. Cái khó nhất là lấy được lòng tin của dân, và công nghệ thì luôn minh bạch, số liệu thì không biết nói dối.
Cái thành công của TT-huế là làm đơn giản hóa công nghệ, quản trị một cách linh hoạt và nhìn vào hiệu quả thực tế áp dụng chứ không phải cứng nhắc, bắt người dân chạy theo quyết sách của chính quyền”, Phó Vụ trưởng Hoàng Anh Tú nhấn mạnh.
Quang Thành
Bài 1: Giấy thông hành 'đặc biệt' của người dân TT-Huế giữa đại dịch
Xem công nghệ như một liều “vắc xin” để chống dịch và luôn kiên định 5 nguyên tắc “ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch”, tỉnh TT-Huế được đánh giá là một trong những tỉnh, thành kiểm soát tốt dịch bệnh.
">...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Kèo vàng bóng đá nữ Barcelona vs nữ Wolfsburg, 00h45 ngày 28/3: Khó tin chủ nhà
- Nâng cao nhận thức chuyển đổi số để giúp Thái Nguyên phát triển mạnh nhờ công nghệ
- Chia sẻ, mở dữ liệu trong cơ quan nhà nước còn hạn chế
- Nguy hiểm khi ăn dưa hấu sai cách vào mùa hè
- Nhận định, soi kèo Enugu Rangers vs Plateau United, 22h00 ngày 27/3: Khó có bất ngờ
- Công nghệ giúp ngành bán lẻ tối ưu hóa vận hành và tăng trải nghiệm khách hàng
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Macarthur vs Newcastle Jets, 15h35 ngày 28/3: Buồn cho chủ nhà
-
Hạt vải được chế biến thành các bài thuốc và có nhiều công dụng.
Theo Đông y, hạt vải có vị cam sáp, tính ôn (ấm), vô độc (không độc); quy kinh vào 3 kinh can, vị và thận. Có tác dụng hành khí tán kết, tán hàn chỉ thống.
Hạt vải được chế biến thành các bài thuốc và có các công dụng như sau.
Chữa đau dạ dày
Hạt vải được sử dụng để chữa trị một số bệnh khác như:
Đau dạ dày mạn tính
Hạt vải sấy khô, tán mịn, cất vào lọ nút kín để dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g. Chiêu bằng rượu trắng pha loãng hoặc nước ấm.
Phòng sỏi mật
Dùng hạt vải và hạt quít - mỗi thứ 20g, trần bì 10g, hồng táo 2 trái, nước 3 bát, đun sôi, uống thay trà trong ngày.
Chữa tinh hoàn sưng đau
Hạt vải thiêu tồn tính, nghiền mịn; Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 - 6g; chiêu thuốc bằng rượu trắng hoặc nước ấm.
Phòng và trị đái tháo đường týp 2
Dùng hạt vải sấy khô tán mịn. Ngày dùng 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 20g, uống trước bữa ăn 30 phút. Uống liền 3 tháng.
Chữa đau bụng kinh
Dùng hạt vải 20g, hương phụ sao 60g. Các vị nghiền chung thành bột. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 3 lần, chiêu bằng nước muối loãng hoặc nước đun sôi. Trị đau bụng khi có kinh.
Trị đau bụng dưới, sa tinh hoàn
Dùng hạt vải 12g, xuyên tiêu 4g, đại hồi 4g, tiểu hồi 2g, xuyên luyện tử 12g, mộc hương 4g, thanh diêm 2g, muối ăn 2g. Các vị nghiền bột. Mỗi lần uống 2g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi. Trị đau bụng dưới, sa tinh hoàn.
Trị tiêu chảy
Uống 4 – 8gr hạt vải đã sấy khô, tán bột mịn với nước ấm.
(Theo Dân Việt)
Ăn trứng như thế nào, để 'siêu thực phẩm' không biến thành chất độc gây hại
Trứng là một món ăn có lợi phổ biến, nhưng chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo đừng phạm sai lầm khi chế biến và ăn "siêu thực phẩm" này.
" alt="Ai ăn cũng bỏ đi phần này của quả vải nhưng không ngờ có công dụng như thần dược">Ai ăn cũng bỏ đi phần này của quả vải nhưng không ngờ có công dụng như thần dược
-
Chuyên gia WB cho rằng, Việt Nam cần biến khuyến nghị thành các hành động và dự án với chiến lược, kế hoạch đầu tư cụ thể.
Theo chuyên gia WB, nhìn chung Việt Nam đang có xếp hạng tốt về tiếp cận công nghệ, Internet; khung pháp lý để giao dịch số được phát triển. Tuy nhiên, những kỹ năng số cần có để thúc đẩy chuyển đổi số các lĩnh vực khác nhau cũng như áp dụng kinh tế số trong những công ty đặc biệt là trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) còn hạn chế.
Ông Toni Kristina Eliassz chỉ ra những điểm yếu khác trong chuyển đổi số tại Việt Nam như: hoạt động chuyển đổi số vẫn có sự phân tán, tách biệt giữa các cơ quan, ban, ngành khác nhau của Chính phủ; các khoản đầu tư cho hạ tầng số còn chậm, cơ sở dữ liệu bị phân mảng; việc chia sẻ dữ liệu còn thiếu sót...
“Ở chừng mực nào đó, cơ sở hạ tầng số ở Việt Nam đã có sự tiến bộ. Tuy nhiên, sự tiến bộ này chưa đủ để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, tăng trưởng nền kinh tế số. Có thể thấy là, trong 14 nền kinh tế khu vực APAC, chỉ số sẵn sàng về điện toán đám mây của Việt Nam vẫn thấp nhất trong 3 năm vừa qua. Do vậy, Việt Nam phải có cơ sở hạ tầng tốt hơn, cần đầu tư vào lĩnh vực này để hướng tới tương lai”, chuyên gia WB nêu quan điểm.
Đại diện WB đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của Chính phủ trong tiến trình chuyển đổi số: “Sự hỗ trợ của Chính phủ ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy môi trường cho chuyển đổi số. Vai trò của Chính phủ chính là dẫn dắt, hỗ trợ và tạo nên một môi trường mang tính chất thúc đẩy để chúng ta có thể chuyển đổi số”.
Trong chia sẻ tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng cho rằng, thời gian qua, các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng và triển khai một số chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông. Cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ.
Kinh tế số đã được hình thành và phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Công nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Việc xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số cũng đã triển khai quyết liệt và bước đầu có hiệu quả.
Theo đánh giá của Bộ TT&TT với vai trò là thường trực Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử (nay là Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số), việc xây dựng Chính phủ điện tử đã được các bộ, tỉnh tích cực thực hiện và đạt được một số kết quả.
6 nhóm dịch vụ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Trong đó, với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Theo thống kê, tính đến gần cuối tháng 10, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của cả nước đã đạt 67,59%; trong đó tỷ lệ dịch vụ mức độ 3 là 18,60% và tỷ lệ dịch vụ mức độ 4 là 48,98%.
Được chính thức vận hành từ ngày 9/12/2019, đến trung tuần tháng 10, Cổng dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 3.158 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; hơn 273,4 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin, dịch vụ; hơn 1,1 triệu tài khoản đăng ký; hơn 77 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; hơn 2 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng; và hơn 372 nghìn giao dịch thanh toán trực tuyến với tổng số tiền trên 377 tỉ đồng.
Tuy nhiên, theo Bộ TT&TT, vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục thời gian tới. Đó là: Một số nghị định quan trọng tạo hành lang pháp lý cho triển khai Chính phủ điện tử như Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; Nghị định về định danh, xác thực điện tử chưa được ban hành; việc chia sẻ, mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước còn hạn chế, tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng chưa cao.
Vân Anh
Thủ tướng phê duyệt chiến lược để hình thành Chính phủ số vào năm 2025
Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 đặt ra mục tiêu cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025.
" alt="WB: Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc đưa dịch vụ lên môi trường online">WB: Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc đưa dịch vụ lên môi trường online
-
Một nhân viên Tiki đang kiểm hàng tại kho.
Nguồn vốn mới sẽ giúp đẩy nhanh các khoản đầu tư của Tiki vào lĩnh vực hậu cần, bao gồm việc phát triển công nghệ AI và hệ thống robot để quản lý hàng tồn kho, xử lý đơn đặt hàng và cả việc giao hàng. Tiki cũng đang có kế hoạch cung cấp các gói bảo hiểm nhân thọ tùy chỉnh và dễ tiếp cận với người dùng.
Theo ông Trần Ngọc Thái Sơn - Founder và CEO Tike, với khoản đầu tư này, định giá của Tiki giờ đây lên đến gần 1 tỷ USD. Hiện Tiki cũng là một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam với quy mô khoảng 4.000 người.
Cũng theo tiết lộ của ông Sơn, Tiki có ý định sẽ IPO tại Mỹ vào năm 2025. Tuy vậy, kế hoạch này sẽ được đẩy sớm lên một năm, ông Sơn cho biết.
Việc Tiki IPO tại Mỹ có thể mở đường cho làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ còn khá non trẻ của Việt Nam. Đây là lĩnh vực mà Việt Nam có thể nổi lên như một trung tâm công nghệ của Châu Á.
Lượng người tiêu dùng số tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng và ngày càng đông đảo trong khoảng vài năm trở lại đây. Số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Những người này cũng có sự chuyển dịch nhu cầu từ mua sắm truyền thống sang thương mại điện tử, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch. Đó cũng lý do người đứng đầu Tiki cho rằng, công ty thương mại điện tử này có thể đạt mức tăng trưởng 40-50% trong một vài năm tới.
Theo một báo cáo hồi tháng 8/2021 của Facebook và Bain & Company, Việt Nam được dự báo sẽ có 53 triệu người tiêu dùng trực tuyến, chiếm tới 71% dân số từ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ này đã tăng khoảng 8% so với chỉ một năm trước.
Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng người tiêu dùng kỹ thuật số cao thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Quy mô thị trường bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam được dự báo sẽ đạt 12 tỷ USD trong năm nay và tăng lên 56 tỷ USD vào năm 2026.
Trọng Đạt
“Cá mập” từng đầu tư Axie Infinity rót vốn vào vũ trụ ảo Make in Vietnam
Meta Spatial - startup vũ trụ ảo Make in Vietnam đang tạo nên tiếng vang lớn khi thu hút được sự tham gia của những tên tuổi hàng đầu trong làng đầu tư mạo hiểm quốc tế.
" alt="Tiki chuyển sang làm bảo hiểm, được định giá tỷ USD và sắp IPO tại Mỹ">Tiki chuyển sang làm bảo hiểm, được định giá tỷ USD và sắp IPO tại Mỹ
-
Soi kèo góc Fulham vs Crystal Palace, 19h15 ngày 29/3
-
- Tai biến mạch máu não là căn bệnh phổ biến có tỷ lệ tử vong đứng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư.
Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não là bệnh lý tổn thương một phần não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ.
Máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi não. Khi thiếu máu nuôi, não sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi trong vòng vài giây đến vài phút.
Phần nào của não bị chết thì phần cơ thể tương ứng do nó điều khiển sẽ không hoạt động được, biểu hiện bằng liệt nửa người, tê và mất cảm giác, nói khó hoặc không nói được, hôn mê và tử vong.
TS.BS Nguyễn Xuân Tú, khoa cấp cứu Bệnh viện Tim Hà Nội
Tai biến có hai thể là nhồi máu não (mạch máu não bị bít tắc bởi mảng xơ vữa hoặc huyết khối gây đột quỵ nhồi máu não) và xuất huyết não (mạch máu não bị vỡ gây đột quỵ chảy máy não).
Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến tai biến gồm: Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch; Các bệnh lý về tim; Co thắt mạch máu não; Phình động mạch não; Dị dạng mạch máu não; Đái tháo đường; Nghiện rượu, thuốc lá…
Tai biến thường xảy ra đột ngột với những triệu chứng: Đột ngột tê bì hoặc yếu nửa người, nửa mặt, méo miệng. Người bệnh đột ngột trở nên chậm chạp, lẫn lộn, nói những câu vô nghĩa; đột ngột mất thị lực một bên hoặc cả hai bên mắt; đột ngột đi lại khó khăn, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp vận động, đột ngột đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân.
Các bước sơ cứu đúng cách: Đỡ người bệnh để không bị ngã chấn thương.
Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết nhớt cho bệnh nhân dễ thở.
Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất, nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển đến viện xa, trừ khi bác sĩ có chỉ định vì di chuyển xa có thể làm bệnh nặng hơn.
Theo TS.BS Nguyễn Xuân Tú, khoa cấp cứu bệnh viện Tim mạch Hà Nội, sai lầm phổ biến của người nhà là cho bệnh nhân nằm yên, xoa dầu, chích máu ngón chân, ngón tay làm tăng nguy cơ nhiễm trùng… thậm chí cho uống một loại thuốc trên thị trường bán rất nhiều gọi là An cung ngưu hoàn hoàng mà không đánh giá được nguồn gốc và xuất xứ như thế nào.
Một số người khác thì cho rằng đó là dấu hiệu của bệnh cảm và cho bệnh nhân uống nước lá thảo dược, hay mời bác sĩ, y sĩ đến nhà điều trị… Tất cả những việc làm này là mất thời gian “vàng” cấp cứu cho bệnh nhân.
Cũng theo BS Tú, việc cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vì để càng lâu thì tế bào não càng chết nhiều, mà tế bào não là cơ quan mà hầu như không phục được và não chết để lại những di chứng rất nặng nề.
Trong vòng 3 giờ đầu tiên khi bệnh nhân bị đột quỵ được đưa đến bệnh viện thì sẽ được siêu âm để thấy cục máu đông gây tắc một mạch cảnh trên não. Người ta có biện pháp hút, luồn dây vào từ đùi, đưa lên động mạch đó, dùng dụng cụ chuyên nghiệp và hút cục máu đông ấy đi, qua đó dòng chảy tốt hơn và tế bào não sẽ khôi phục được.
Hiện nay, cũng có trường hợp sau 6-12h đến bệnh viện cấp cứu, bệnh nhân sẽ được chụp CT não mạch não có tưới máu để đánh giá các vùng thiếu máu não để tiến hành điều trị… Như vậy rõ ràng là nếu bệnh nhân được mang đến bệnh viện sớm hơn thì được chẩn đoán điều trị tốt hơn.
Ngọc Mai
" alt="Thời khắc vàng cấp cứu đột quỵ do tim mạch">Thời khắc vàng cấp cứu đột quỵ do tim mạch