您现在的位置是:Nhận định >>正文
Nhận định, soi kèo U21 Bournemouth vs U21 Crewe Alexandra, 19h00 ngày 1/4: Tiếp tục vùi dập
Nhận định75人已围观
简介 Hồng Quân - 31/03/2025 18:06 Nhận định bóng đ ...
Tags:
相关文章
Siêu máy tính dự đoán Barca vs Girona, 21h15 ngày 30/3
Nhận địnhNguyễn Quang Hải - 30/03/2025 07:32 Máy tính ...
阅读更多Đôi bạn tiến sĩ chế máy chữa vết thương không cần kháng sinh
Nhận định- Những tính cách trái ngược đôi khi lại là sự bổ trợ hoàn hảo cho nhau và cho ra những kết quả vượt xa mọi sự tưởng tượng. Chúng tôi gặp TS. Đỗ Hoàng Tùng và TS. Nguyễn Thế Anh tại căn phòng ở tầng 6 của Viện Vật lí, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam - địa chỉ của Phòng thí nghiệm Công nghệ Plasma.
Căn phòng chỉ rộng chừng 20 mét vuông với đủ các loại thiết bị, chai lọ thí nghiệm mà cảm giác của người đi vào là chỉ cần một chút bất cẩn có thể làm đổ vỡ mọi thứ.
TS Đỗ Hoàng Tùng (phải) và TS Nguyễn Thế Anh bên cạnh chiếc máy PlasmaMed do chính 2 anh chế tạo. (Ảnh: Lê Văn). Thế nhưng đây là nơi làm việc của 8 con người thuộc biên chế của phòng thí nghiệm này, cũng là nơi Tùng và Thế Anh mày mò từ những ngày đầu tiên để chế tạo chiếc máy phát tia plasma lạnh giúp diệt khuẩn bao gồm cả vi khuẩn kháng thuốc, chữa lành vết thương mà không cần sử dụng tới kháng sinh.
Bắt đầu từ năm 2011 với "vốn liếng" chỉ là 2 chiếc bàn văn phòng và một đề tài nghiên cứu cấp cơ sở với chi phí 15 triệu đồng, 4 năm sau, hai vị tiến sĩ mới bước qua tuổi 35 đã chế tạo thành công chiếc máy phát tia plasma lạnh ứng dụng công nghệ hồ quang trượt (Gliding arc plasma - GAP) - một trong những chiếc máy phát tia plasma đầu tiên trên thế giới dựa trên nguyên lý này.
Tới nay, sau khi đã được kiểm nghiệm và thử nghiệm lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn, chiếc máy PlasmaMed của Tùng và Thế Anh đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm trang thiết bị y tế. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ứng dụng thành công công nghệ plasma lạnh điều trị trong y tế và thẩm mỹ.
Điều đặc biệt chiếc máy phát tia plasma do Tùng và Thế Anh chế tạo không chỉ là sản phẩm "made in Việt Nam" nhưng mang đẳng cấp thế giới về công nghệ mà còn ở chỗ, việc ứng dụng công nghệ plasma trong điều trị y tế đặc biệt là diệt khuẩn và chữa lành các vết thương mà không cần tới kháng sinh là một hướng đi quan trọng trong bối cảnh "nạn" kháng thuốc kháng sinh đang làn tràn hiện nay.
Bên cạnh đó, việc điều trị bằng phương pháp sử dụng công nghệ plasma sẽ giúp chi phí của bệnh nhân giảm từ 8-10 lần so với phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh truyền thống.
Thành công của chiếc máy phát tia plasma lạnh của Tùng và Thế Anh đã được nhiều chuyên gia cũng như các đơn vị y tế công nhận khi đem lại những hiệu quả rõ ràng trong thực tế. Thế nhưng, ít biết rằng, đằng sau chiếc máy PlasmaMed không chỉ là thành quả của 4 năm miệt mài nghiên cứu mà kết quả của một tình bạn đẹp trong khoa học.
Nhiều người đã nhắc tới "cặp đôi plasma" của Việt Vật lí dù nhìn bề ngoài, ít ai có thể nghĩ rằng họ có thể làm việc cùng nhau. Tùng bụi bặm, Thế Anh lại khá chỉn chu. Tùng sôi nổi, nhiệt huyết và mơ mộng, Thế Anh lại trầm tĩnh, sắc sảo và đầy thực tế. Thế nhưng, có vẻ chính sự "trái dấu" này lại giúp 2 người phối hợp với nhau dễ dàng hơn.
Tùng kể rằng, thực tế thì hai người biết nhau từ hồi lớp 5 khi cả hai có mặt trong đội tuyển thi Toán quốc gia của tỉnh Thanh Hóa. Tới năm cấp 3, Tùng và Thế Anh lại là bạn cùng lớp chuyên Hóa của Trường THPT chuyên Lam Sơn khóa 94-97 rồi cùng vào đội tuyển thi quốc gia môn Hóa của trường.
Tới năm thi đại học, Tùng chọn Khoa Vật lí, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên còn Thế Anh chọn Khoa Hóa, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ra trường, Tùng về làm việc tại Viện Vật lí còn Thế Anh cũng ký hợp đồng về làm việc tại Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam.
Sau đó, trong khi Thế Anh hoàn thành luận án tiến sĩ tại Viện Hóa thì Tùng may mắn hơn khi có được cơ hội làm tiến sĩ tại nước ngoài.
Tùng cho biết, lúc đó, người thầy hướng dẫn của anh là GS Nguyễn Ái Việt, nguyên Viện trưởng Viện Vật lí đã đưa cho anh 2 hướng lựa chọn: Tiếp tục đi sâu vào Vật lí lý thuyết hoặc đi theo hướng nghiên cứu plasma để trở thành người đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng chuyên ngành này tại Việt Nam.
Tùng đã chọn hướng đi thứ 2 dù biết đó là hướng đi nhiều thử thách và khó khăn hơn.
"Lúc đó plasma vẫn là khái niệm rất mới tại Việt Nam, chưa có ai nghiên cứu về nó cả nên đây sẽ là lựa chọn rất khó khăn. Tuy nhiên, mình cũng cảm thấy năng lực của mình có hạn nên mình không muốn đi theo hướng Vật lí lý thuyết nữa" - Tùng chia sẻ.
Trong thời gian Tùng học tiến sĩ, rồi sau tiến sĩ tại Đức, hai người vẫn thường xuyên giữ liên hệ, trao đổi với nhau về công việc. Thế Anh cho biết, lúc đó, ở Việt Nam việc tiếp cận các tài liệu, bài báo khoa học phục vụ công việc khá khó khăn nên mình thường phải nhờ Tùng lấy hộ tài liệu để đọc.
TS Thế Anh đã từ bỏ hướng nghiên cứu về Hóa học lý thuyết, chấp nhận đứng sau hỗ trợ cho bạn mình. (Ảnh: Lê Văn) Hai người gặp lại nhau vào năm 2011 khi Tùng từ chối nhiều lời mời ở lại Đức và quyết định rời về Việt Nam với mục tiêu đem những kiến thức về plasma mình học được để ứng dụng trong đời sống và xây dựng chuyên ngành nghiên plasma tại Việt Nam. Lúc đó, Thế Anh vẫn đang làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Hóa lý và Hóa lý thuyết tại Viện Hóa học.
Thế rồi khi nghe Tùng trình bày ý tưởng về chiếc máy phát tia plasma dùng trong điều trị y tế, Thế Anh đã bị thuyết phục và quyết định rời khỏi Viện Hóa học chuyển sang Phòng thí nghiệm Công nghệ Plasma làm việc cùng Tùng. Những kiến thức về hóa học và vật liệu của Thế Anh đã góp một phần quan trọng trong việc hiện thực hóa những ý tưởng của Tùng trong việc chế tạo chiếc máy phát tia plasma lạnh bằng công nghệ hồ quang trượt.
Tôi hỏi Thế Anh rằng, vì sao anh lại bỏ dở hướng nghiên cứu, chấp nhận "đứng sau" người bạn học từ thuở nhỏ của mình như vậy? Thế Anh cười nói với tôi rằng, trong lĩnh vực plasma, Tùng là người đi đầu và anh không thể bằng bạn mình, song anh vẫn tự phát triển hướng nghiên cứu của riêng mình.
Có lẽ vì chấp nhận là người "đứng sau" nên trong suốt cuộc trò chuyện giữa chúng tôi, Thế Anh là người nói ít nhất. Anh ngồi hơi lùi lại phía sau, lắng nghe và chỉ bổ sung cho người bạn của mình những khi thật sự cần thiết.
Thế nhưng, với Tùng, Thế Anh lại là một người rất quan trọng trong công việc. Nói về người bạn "nếm mật nằm gai" cùng mình trong suốt những năm qua, Tùng ví những ý tưởng của anh giống như một con diều cứ gặp gió là bay, còn Thế Anh chính là chiếc dây diều giữ cho những ý tưởng của anh gần với thực tế hơn.
"Mỗi khi mình đưa ra ý tưởng, Thế Anh luôn là người phân tích để mình thấy được ý tưởng đó có thể và có nên áp dụng vào thực tế hay không. Khả năng đó, mình không thể so với Thế Anh được" - Tùng cười, chia sẻ.
Tới đây, sau khi "chuyển giao" chiếc máy PlasmaMed để đưa vào sử dụng trong đời sống, Tùng sẽ quay lại với công việc nghiên cứu của mình. Anh cho biết, hướng nghiên cứu tiếp theo của anh là ứng dụng công nghệ plasma vào y sinh, nông nghiệp, khoa học vật liệu và môi trường.
Trong khi đó, Thế Anh nói rằng, ngoài những hướng nghiên cứu chung, bản thân anh cũng tự định hướng cho mình hướng nghiên nghiên cứu ứng dụng plasma trong hóa học, chuyên ngành mà anh đã tích lũy kiến thức lâu nay.
"Chiếc máy phát tia plasma lạnh ứng dụng công nghệ hồ quang trượt chỉ là khởi đầu cho việc ứng dụng plasma vào đời sống. Sẽ còn rất nhiều ứng dụng nữa của plasma trong tương lai" - Tùng khẳng định.
Tới tận khi cuộc trò chuyện kết thúc, khi đồng nghiệp của tôi xin số điện thoại của 2 người tiến sĩ trẻ, tôi mới phát hiện 2 anh dùng 2 chiếc điện thoại giống hệt nhau. Giải thích cho sự ngạc nhiên của tôi, Tùng nói rằng, điện thoại và máy tính của 2 anh mua cùng lúc và mua giống nhau để người này có quên sạc thì vẫn có thể dùng được của người kia.
Những tính cách trái ngược đôi khi lại là sự bổ trợ hoàn hảo cho nhau và cho ra những kết quả vượt xa mọi sự tưởng tượng.
Lê Văn
">...
阅读更多Người mẹ gây xôn xao khi mang 9 bào thai cùng một lúc
Nhận địnhCô Hầu không nghĩ mình có thể mang thai cùng lúc 9 đứa con. Ảnh: Nhân vật cung cấp Ngày 12/11, cô đến bệnh viện kiểm tra thì thấy có tới 9 túi thai nằm sát nhau, có sự tách biệt rõ ràng. "Lúc đó, khi biết mình có thai, tôi cảm thấy rất vui mừng. Ước mơ làm mẹ của tôi đã thành hiện thực. Tôi nghĩ mình có thể sinh đôi nhưng không ngờ có 9 bào thai", cô Hầu chia sẻ.
Chồng của cô Hầu cho biết thêm: "Ban đầu, chúng tôi rất lo lắng khi khó có thể có con. Nhưng hiện tại, vợ tôi đang mang thai 9 đứa trẻ. Tôi lo vợ tôi sẽ không chịu nổi nên cả hai đang xem xét lời khuyên của bác sĩ".
Ngày 13/11, bác sĩ Củng Lợi, Phó trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân dân số 3 tỉnh Hồ Bắc, cho hay việc cô Hầu mang thai 9 đứa con sau khi sử dụng thuốc kích rụng trứng thường đối mặt với nhiều biến chứng. Bác sĩ Củng cho biết: "Khi mang 9 phôi thai, người mẹ có thể phải đối mặt với nguy cơ sinh non và sảy thai, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con".
Cô Hầu phân vân giữa việc giữ 9 thai nhi hay làm biện pháp giảm thai. Ảnh: Weibo Do đó, bác sĩ khuyên người phụ nữ nên làm biện pháp giảm thai nhi. Thông thường, việc mang song thai là phổ biến nhưng chuyện có 9 bào thai cùng phát triển đồng đều là điều rất hy hữu. Hiện người mẹ vẫn chưa đưa ra quyết định, cô cho biết mình đã ốm nghén nửa tháng nay và không ăn được nhiều.
Bác sĩ Củng cho biết việc khó thụ thai không có nghĩa là không rụng trứng. Đầu tiên, phải xác định rõ nguyên nhân không thể thụ thai trước khi điều trị triệu chứng. Không nên lạm dụng thuốc kích rụng trứng. Nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
5 thói quen xấu nhiều đàn ông Việt thường làm ảnh hưởng đến khả năng sinh con
Mặc quần chật, tắm nước quá nóng là hai trong số 5 thói quen nhiều đàn ông Việt thường làm ảnh hưởng đến khả năng sinh con.">...
阅读更多
热门文章
- Soi kèo phạt góc Celta Vigo vs Las Palmas, 2h00 ngày 1/4
- Ca sĩ Trang Nhung: Tôi tự trọng cao, không sống lệ thuộc chồng!
- Vingroup và BV Bạch Mai hợp tác toàn diện, thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh
- Giả mạo Fanpage Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Lâm Thao để lừa đảo
- Nhận định, soi kèo Lazio vs Torino, 1h45 ngày 1/4: Khó cho chủ nhà
- 3 tỷ USD chi cho du học chỉ bằng tiền...uống bia
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Latvia
-
- Nhiều trường ĐH của Việt Nam bị tụt hạng trong bảng xếp hạng thường niên đợt 2 năm 2016 của Webometrics vừa được công bố. Webometrics đã công bố kết quả xếp hạng thường niên đợt 2 năm 2016 ngày hôm qua, 29/7. Theo đó, Việt Nam có 8 trường ĐH lot top 100 trường ĐH Đông Nam Á.
Con số này không có nhiều thay đổi so với kết quả xếp hạng đợt 1 được công bố vào đầu năm nay.
Top 10 trường ĐH của Việt Nam do Webometric xếp hạng. Tuy nhiên, hầu hết các trường ĐH của Việt Nam đều bị "tụt hạng" trong bảng xếp hạng của tổ chức này.
Cụ thể, nếu như trong đợt xếp hạng đầu năm nay, ĐHQG Hà Nội dẫn đầu về xếp hạng các trường trong nước và giữ vị trí số 26 trong bảng xếp hạng khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong kết quả xếp hạng đợt 2, ĐHQG Hà Nội bị tụt 3 hạng, xếp ở vị trí 29.
Trường ĐH Cần Thơ bị tụt xuống vị trí thứ 53 trong khi kết quả đợt 1, trường ĐH này xếp ở vị trí thứ 39. Trường ĐH Cần Thơ cũng đánh mất vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng các trường ĐH Việt Nam.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã "soán ngôi" của Trường ĐH Cần Thơ, giữ vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng các trường ĐH của Việt Nam, chỉ sau ĐH Quốc gia HN.
Tuy nhiên, trong bảng xếp hạng khu vực, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng bị tụt từ vị trí thứ 47 trong kết quả xếp hạng đợt 1 xuống vị trí thứ 49 trong kết quả xếp hạng mới.
Trong top 10 trường ĐH của Việt Nam cũng có nhiều sự xáo trộn. Ngoài 3 trường dẫn đầu, các trường ở tốp giữa có khá nhiều tên tuổi mới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong lần xếp hạng trước không có mặt trong top 10 thì nay được xếp ở vị trí thứ 4 của Việt Nam và thứ 69 khu vực.
Trường ĐH Mỏ Địa chất được xếp ở vị trí thứ 5 Việt Nam và thứ 83 khu vực Đông Nam Á. Trong lần xếp hạng trước, Trường ĐH Mỏ Địa chất cũng không có mặt trong top 10.
Các cơ sở đào tạo "mạnh" khác như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP. HCM, Đại học Đà Nẵng, Đại học Thái Nguyên vẫn có mặt trong top 10 trường ĐH Việt Nam song vị trí trong bảng xếp hạng khu vực bị tụt khá nhiều.
Trường ĐH Quốc gia HN đã tụt từ vị trí thứ 26 trong kết quả xếp hạng lần 1 xuống vị trí thứ 29 trong kết quả xếp hạng đợt này. Chẳng hạn như ĐHQG TP. HCM từ vị trí 66 xuống vị trí 87. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ vị trsi 60 xuống vị trí thứ 90.
Riêng Trường ĐH Trà Vinh từ vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng Việt Nam đã tụt xuống vị trí thứ 14. Trên bảng xếp hạng khu vực Đông Nam Á, trường ĐH này tụt từ vị trí 100 xuống vị trí 163.
Các trường Việt Nam tụt vị trí do cách tính thay đổi
Ông Phạm Hiệp, Đại học Văn hóa Trung Hoa, Đài Loan cho rằng, việc các trường ĐH của Việt Nam bị tụt vị trí khá nhiều trong bảng xếp hạng khu vực và thế giới của Webometric một phần là do tổ chức nay đã thay đổi cách tính điểm xếp hạng.
Trong lần xếp hạng này, Webometric lần đầu tiên sử dụng dữ liệu từ công cụ Google Shoolar, nơi lưu dữ liệu các các bài báo, luận văn luận án, các ấn phẩm khoa học, cùng các trích dẫn - để đánh giá các trường ĐH được xếp hạng. Tiêu chí này được tính 10% trong cơ cấu "điểm" của Webometric.
Ba tiêu chí còn lại, bao gồm dung lượng thông tin hiện có (Presence), mức độ ảnh hưởng tới các đối tác bên ngoài (Impact), chỉ số xuất sắc (Excellence) – bao gồm số lượng các bài báo công bố trong hệ thống tạp chí Scopus do Scimago thống kê vẫn giữ như những lần đánh giá trước đây.
"Việc thay đổi cách tính điểm của Webometric là tích cực và cho phép việc xếp hạng hướng đến chất lượng giảng dạy và nghiên cứu của các trường ĐH. Bởi lẽ, nếu như trước kia chỉ cần một công văn thuần túy có tính chất hành chính cũng cũng được tính điểm thì nay phải là một công trình khoa học mới được tính" - ông Phạm Hiệp cho hay.
Ông Hiệp cũng cho rằng, việc nhiều trường Việt Nam bị tụt hạng do thay đổi cách tính điểm cũng cho thấy các trường ĐH của Việt Nam chưa tiếp cận các chuẩn dữ liệu như Google Schoolar mà hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến trong cộng đồng học thuật.