"Khi tôi bị gã hàng xóm hung hãn bắt nạt, những người hàng xóm khác chỉ lặng thinh, không ai nói gì, dù giữa họ và tôi có quan hệ rất tốt. Tôi đem câu chuyện kể với bạn bè hòng tìm giải pháp, ai cũng nói "thôi một điều nhịn bằng chín điều lành", "thiền đi, cho biết cách chế ngự cơn giận dữ"... Tức là nhất loạt khuyên tôi chịu đựng. Thật ngạc nhiên khi chúng ta hầu hết không còn bản năng chống lại cái xấu. Nhưng, khi tôi tự giải quyết vấn đề của mình bằng cách phản kháng theo kiểu xã hội đen, thì lại được việc. Gã kia đã sợ mà không dám bắt nạt tôi nữa. Chúng ta đang sống trong xã hội gì vậy?".
Trả lời cho câu hỏi vì sao người dân sẵn sằng thỏa hiệp thay vì đứng lên chống lại cái xấu, bạn đọc Bta cho rằng:
"Là con người ai cũng biết rất rõ đúng sai, và ai cũng muốn sống yên ổn, hoà bình. Thử hỏi nếu họ đứng ra tố cáo, đứng ra chống lại những cái sai trái kia. Họ được ai bảo vệ? Người xưa có câu: "Đòi được vạ, má đã sưng". Khi người dân không dám đứng ra chống lại cái ác hiện hữu thì vấn đề không nằm ở họ. Mà đây là vấn đề của xã hội, của luật pháp. Điển hình là những vụ trộm chó, giết người là sai hoàn toàn, nhưng bị trả thù thì ai là người gánh chịu hậu quả?
Khi người dân không thấy được bảo vệ kịp thời thì họ sẽ đi tìm niềm tin vào nơi mà họ cho là có thể tin".
"Những người dân bình thường chỉ mong một cuộc sống yên bình. Nên ai cũng đặt tính mạng của mình gia đình lên trên hết. Họ chấp nhận vì không thấy được bảo vệ. Họ không muốn sống trong sự lo sợ. Và cái xã hội song song cứ thế tồn tại", độc giả Motchutdamme đồng tình.
>> Đám trẻ reo hò nơi tòa xử Khá 'Bảnh'
Nói rõ hơn về sự tồn tại của các thế lực xã hội đen, bạn đọc Thấp Cổ Bé Họng khẳng định:
"Không phải xã hội thừa nhận các xã hội song song đó. Mà là khi mở mắt ra, bước ra xã hội, với những người có quyền lực, có địa vị, có sự giàu có thì cuộc sống của họ sẽ dễ hơn vì không thấy nhiều điều bất công, khoảng cách giàu nghèo, kẻ xấu lộng hành như ở tầng lớp thấp hơn. Còn với tầng lớp phổ biến của xã hội thì việc ngầm dung dưỡng cho các nội dung mạng mang tính anh em huynh đệ nghĩa hiệp... như một hy vọng của sự vô vọng về niềm tin sự công bằng. Nếu một xã hội không cần có các hiệp sĩ đường phố, không có các quan tham nghìn tỷ, không có các kẻ xấu lộng hành cùng tiếp tay của người có chức quyền biến chất... thì chẳng ai thất vọng để dung dưỡng những nội dung đó. Và khi ấy, cũng chẳng có đất sống cho xã hội song song".
Thừa nhận việc làm ngơ trước cái xấu là hèn nhát, nhưng độc giả Dung cho rằng rất khó để người dân dám đứng lên phản kháng lại:
"Xã hội bây giờ chẳng biết ai anh hùng, ai không? Chỉ có điều, nếu như người ta phản ứng lại, chắc cũng sẽ nhận lấy nhiều thiệt thòi, vì chẳng ai dám đứng ra bênh vực. Thực tế, nhiều trường hợp mất mạng oan vì dám phản kháng lại những kẻ giang hồ vặt như thế. Vậy nên, theo phản xạ tự nhiên, họ sẽ chọn cách tránh né. Người xưa từng nói: "Tránh voi chẳng xấu mặt nào", và vẫn đúng với xã hội bây giờ. Tôi cũng dạy con mình phải tránh, dù biết là hèn nhưng không làm khác được".
Theo bạn vì sao nhiều người chọn thỏa hiệp thay vì đấu tranh, chống lại cái xấu?
" alt=""/>'Thỏa hiệp với cái xấu'Sau nhiều năm bôn ba làm đủ thứ nghề, tôi cũng đạt được ý nguyện, tay trắng làm lên cơ nghiệp. Hiện tôi có nhà ở khu Hồ Tây (Hà Nội) cho thuê và 2 quán karaoke lớn.
Kinh tế tôi khá, sở hữu nhà đẹp, xe sang, mọi người nghĩ tôi dễ tìm được vợ. Vậy nhưng, tôi lận đận tình duyên, 2 lần bị hủy hôn trước ngày cưới.
![]() |
Người vợ hụt đầu tiên kém tôi 8 tuổi, cô ấy là mẹ đơn thân. Chúng tôi gặp nhau khi em vừa ly hôn được 1 năm. Vợ chồng chia tay, em một mình nuôi con vất vả, thiếu thốn về kinh tế đã đành, mẹ con em còn thiếu cả về tình yêu thương.
Bố mẹ em không hiểu lý do gì, từ mặt con gái nên khi ly hôn, em phải thuê nhà trọ sống. Mặc dù vậy, em chăm con rất cẩn thận, yêu thương con. Sáng đi làm, tối về với con, không lang thang chơi bời.
Cảm thương hoàn cảnh em, tôi hay giúp đỡ rồi nảy sinh tình yêu. Con gái em quấn quýt, gọi tôi là bố. Bất chấp sự can ngăn của người lớn, tôi quyết tâm lấy em. Họ hàng mỉa mai: “Trai tân lấy gái nạ dòng”, tôi bỏ ngoài tai.
Mẹ đơn thân thì sao? Gái một đời chồng thì sao? Họ vẫn có quyền được yêu thương, được chăm sóc và hưởng hạnh phúc như bao người phụ nữ khác.
Nhân phẩm và đạo đức của phụ nữ nằm ở tình yêu họ dành cho con chứ không phải chuyện họ từng có chồng.
Tôi cũng từng chứng kiến bạn mình lấy vợ là người có con riêng. Họ hạnh phúc và yêu thương nhau hết mực. Mười năm hôn nhân họ chưa từng có mâu thuẫn gì lớn.
Chúng tôi nhanh chóng tính chuyện trăm năm, tôi mua căn hộ chung cư 3 ngủ, làm tổ ấm cho gia đình mới, đón mẹ con em về. Vì muốn có bố mẹ vợ trong đám cưới, tôi đã làm người “gỡ rối”, giải tỏa mâu thuẫn giữa em và bố mẹ.
Bố mẹ em quý mến tôi như con cái trong nhà. Công tác chuẩn bị hôn lễ chu đáo, chờ ngày trọng đại.
Nào ngờ, chỉ còn 10 ngày nữa hôn lễ được tổ chức, em đòi chia tay, đưa con rời khỏi tôi. Theo tìm hiểu, tôi được biết, em gặp lại chồng cũ. Tình cũ không rủ cũng tới, hai người lén lút qua lại.
Anh ta xui em hủy hôn, để họ quay về với nhau, cho con gia đình trọn vẹn. Em mủi lòng, nghe theo.
Khi điều tra được sự thật, lòng tôi trào lên sự căm phẫn. Tôi không phủ nhận, lúc trẻ tôi hẹn hò nhiều cô gái nhưng em mới là người tôi yêu thật lòng, dành mọi thứ cho em. Vậy mà, em nỡ đối xử với tôi như vậy.
Một thời gian sau, vết thương lòng đã nguôi, tôi mới dám mở lòng tìm hiểu người khác.
Qua người quen, tôi gặp Dung - nữ y tá. Em kém tôi nhiều tuổi, mới ra trường 2 năm. Nhan sắc trẻ trung, ăn nói có có duyên, Dung khiến tôi phải lòng ngay từ lần đầu chạm mặt.
Bên em, tôi cảm giác vui vẻ, yêu đời hơn. Hai năm hẹn hò, chúng tôi mới góp gạo thổi cơm chung. Thế nhưng, ngày cưới vừa ấn định xong, em nằng nặc chia tay.
Nguyên nhân là do tôi muốn tổ chức đám cưới giản tiện. Xuất thân từ gia cảnh nghèo nên tôi quý trọng đồng tiền, chi tiêu phải hợp lý.
Em thích mua chiếc váy cưới 200 triệu đồng bên nước ngoài, tôi khuyên mua chiếc váy giá khoảng 30 triệu là vừa. Tiền để em dùng vào việc khác sẽ ổn hơn.
Dung trách tôi bủn xỉn, giàu có mà ki bo. Thấy em quá trẻ con, tôi không muốn đôi co, chỉ khuyên em bình tĩnh lại. Vậy mà, em tuyên bố hủy hôn.
Tôi chán nản, không thiết tha đến việc lập gia đình. Giờ tôi chỉ khao khát xin 1 đứa con nuôi nhưng bố mẹ ra sức phản đối, bảo khác máu tanh lòng, sau này sợ đứa trẻ không thương tôi.
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Bây giờ, anh thường xuyên chạy xe qua nhà tôi bấm còi, rú ga như thách thức. Đau đớn hơn, tôi phát hiện anh chưa ly hôn vợ, việc anh cặp kè các cô gái chỉ là để giải quyết nhu cầu cá nhân.
" alt=""/>Ông chủ quán karaoke bị hủy hôn 2 lần, khao khát xin một đứa con![]() |
Vợ chồng chị Thanh trước cửa tiệm bánh mình sở hữu. |
Chuyện tình nơi đất khách
Ngược dòng hồi ức, chị Thanh chia sẻ, những năm 90 của thế kỷ trước, vì hoàn cảnh gia đình nghèo túng, mồ côi bố, hơn 10 tuổi, chị theo người quen xuống Hà Nội mưu sinh.
Ở nới đất khách, quê người, chị xin làm đủ thứ việc, miễn sao người ta cho chị miếng cơm, chút đồng bạc lẻ. Một lần, chị nghe bạn bè rủ nhau về Tổ bán báo xa mẹ của vợ chồng bác Vũ Tiến và Vũ Thị Ngọc Oanh ở số nhà 13 Ngô Văn Sở (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để đi bán báo, vừa có tiền, vừa có cơm ăn.
Chị Thanh theo bạn, đến xin vợ chồng bác Tiến - Oanh gia nhập đội quân bán báo. Tổ bán báo xa mẹ có biết bao phận người đến rồi đi nhưng chị may mắn gặp được mối duyên lớn của cuộc đời mình.
Người đó là anh Nguyễn Minh Phú (SN 1973 - quê Hà Nam), cũng là thành viên của Tổ bán báo xa mẹ. Hai mảnh đời chung cảnh ngộ gặp nhau, họ đơn thuần giúp đỡ nhau như người bạn tốt. Sau đó, họ nảy sinh tình cảm.
![]() |
Chị Thanh (bên phải) đang làm bánh trung thu. |
Năm 1994, chị Thanh và anh Phú về quê tổ chức đám cưới. Con gái đầu lòng tròn 3 tháng, vợ chồng chị lại đưa con về Hà Nội, tiếp tục nhờ ông Tiến, bà Oanh cưu mang.
Chị Thanh mở quán nước chè trước cửa nhà ông Tiến còn anh Phú ra sân bay Nội Bài bán báo. Sau một thời gian, hai vợ chồng kiếm được chút vốn nhỏ, ra ngoài thuê nhà, chính thức bắt đầu cuộc sống tự lập.
‘Anh Phú hay tâm sự với tôi: Mình nhờ bác Tiến một thời gian dài, cũng đến lúc phải tự đi bằng đôi chân mình, cả cuộc đời không thể ỉ lại vào người khác mãi được’, chị Thanh kể.
![]() |
Mẹ con chị Thanh ở Tổ bán báo xa mẹ. |
Cặp vợ chồng nghèo và kế hoạch đổi đời táo bạo
Rời Tổ bán báo xa mẹ, hàng ngày, vợ chồng chị tiếp tục công việc bán báo. Cuộc sống vẫn giống nhiều năm về trước, chỉ khác là, trên mỗi nẻo đường, chị có thêm ‘đồng nghiệp’ nhỏ, được bồng bế trên tay cùng xấp báo giấy.
Hai mẹ con rong ruổi khắp nơi, từ sáng sớm đến tối mịt. Đôi lần, nhìn những đứa trẻ khác, đi chơi cùng bố mẹ, lòng chị lại trùng xuống, nghĩ thương con.
![]() |
Con gái chị Thanh theo mẹ đi bán báo. |
Về phần chồng chị Thanh, nhờ khéo giao tiếp, anh lấy báo tại các nhà in rồi đi giao lại cho ‘hệ thống’ của mình. Tuy lãi không nhiều nhưng nhờ số lượng báo tiêu thụ lớn nên có lợi nhuận.
‘Hà Nội thập niên 90, người bán hàng rong rất đông. Mỗi ngày, tôi giao được hơn 10 vạn tờ báo. Ngày nắng cũng như mưa, cứ 4 giờ sáng tôi rời khỏi nhà, rong ruổi trên chiếc xe máy cà tàng, chở chồng báo cao hơn cả đầu người đến tay người bán lẻ', anh Phú kể.
Bên cạnh việc bán báo, anh Phú xoay đủ nghề, từ buôn nhãn, vải lên cửa khẩu, buôn đồ gia dụng Trung Quốc, tranh treo tường về dưới xuôi, máy xoa bóp, quần áo… Tuy vậy, thu nhập của họ vẫn bấp bênh.
‘Tôi thấy người ta buôn hoa quả thắng đậm. Tôi cũng gom vốn đi buôn nhãn, buôn vải trên Bắc Giang. Vậy mà nhãn đúng năm được mùa, hàng bị ép giá xuống thấp, tôi phải ăn ngủ vạ vật trên cửa khẩu hàng tuần, đến khi tìm mối bán được giá thì số nhãn trên xe bị thối hỏng hết.
Cuối cùng chuyến đi buôn thất thu, tôi về xuôi với hai bàn tay trắng. Vợ chồng cười như mếu, động viên nhau vượt qua cơn bĩ cực’, anh Phú bồi hồi chia sẻ.
Năm 1997, vợ chồng anh Phú sinh con gái thứ 2, kinh tế eo hẹp khi nhà có thêm miệng ăn. ‘Anh Phú nói với tôi, nghề bán báo giúp chúng tôi khởi nghiệp nhưng không thể cả đời sống vào công việc này được. Một lần, ngồi cùng mấy người bạn làm nghề bánh, anh nảy ra ý tưởng, cho tôi đi học làm bánh, biết đâu có cơ hội đổi đời’, người phụ nữ sinh năm 1976 nhớ lại.
![]() |
Bà Vũ Thị Ngọc Oanh đến chúc mừng vợ chồng chị Thanh khai trương cửa hàng mới. |
Qua người quen giới thiệu, chị Thanh xin được vào trường dạy nghề. Kết thúc khóa học, cũng là lúc một khách sạn cao cấp ở Hà Nội cần tuyển người, chị Thanh may mắn nằm trong số thợ có tay nghề, trúng tuyển đợt đầu tiên.
Sau vài năm, đúc rút cho bản thân nhiều kinh nghiệm, năm 2008, vợ chồng chị Thanh quyết định làm một việc táo bạo. Đó là chị xin nghỉ việc ở khách sạn dù nơi này cho chị thu nhập khá cao rồi vay mượn khắp nơi, mở tiệm bánh đầu tiên trên phố Mã Mây (khu phố cổ).
Vợ làm bánh, chồng phụ trách quản lý, tiếp thị kiêm giao hàng… Từ thắng lợi này, anh chị tiếp tục vay mượn, mở cửa hàng thứ 2 ở Đội Cấn, thuê thêm người làm. Ai ngờ, lần này gặp thất bại, hai vợ chồng ôm khoản lỗ lên đến 300 triệu đồng.
‘Nợ nần chồng chất, tôi nản quá, ôm mặt khóc. Chồng bạc cả tóc. Sau nhiều đêm không ngủ, hai vợ chồng lại gắng gượng làm việc trả nợ’, chị Thanh ngậm ngùi kể lại.
Theo thời gian, những khó khăn lui dần. Tay nghề làm bánh ngày một cao, cộng với duyên kinh doanh, hai vợ chồng chị Thanh nhận được nhiều mối hàng lớn. Mỗi ngày có hơn 20 nhà hàng, khách sạn đặt chị làm bánh.
Ngoài cửa hàng chính trên đường Thanh Niên, hiện vợ chồng chị mở thêm 2 tiệm bánh ngọt, nằm tại các con phố sầm uất ở Hà Nội.
Bên cạnh sản xuất bánh ngọt, chị Thanh tiếp nhận dạy học nghề cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt. Mở các lớp trải nghiệm làm bánh trung thu cho du khách, nhằm quảng bá văn hóa Việt Nam ra quốc tế.
6 năm liên tục, anh Huỳnh Quang Khương (43 tuổi) cùng nhóm thiện nguyện phát cháo, cơm miễn phí cho bệnh nhân nặng, giúp đỡ trò nghèo, người cao tuổi ở Quảng Ngãi.
" alt=""/>Cặp đôi nên duyên từ cuộc sống bụi đời, giờ là ông bà chủ giàu có