Nhận định, soi kèo Belgrano vs Independiente, 7h30 ngày 4/2: Chủ nhà gặp khó
本文地址:http://vip.tour-time.com/news/18e495443.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Siêu máy tính dự đoán Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2
Hội đồng KHKT chuyên ngành Bộ Xây dựng vừa tổ chức họp nghiệm thu Nhiệm vụ khoa học công nghệ “Xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng” (Nguồn ảnh: http://moc.gov.vn)
Theo thông tin từ website Bộ Xây dựng, ngày 25/12/2018, Hội đồng KHKT chuyên ngành Bộ Xây dựng tổ chức họp nghiệm thu Nhiệm vụ khoa học công nghệ “Xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng” do nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng thực hiện. PGS.TS. Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) - Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.
Trình bày Báo cáo thuyết minh tóm tắt Nhiệm vụ trước Hội đồng, thay mặt nhóm nghiên cứu, ThS. Đặng Mạnh Tùng cho biết, mục tiêu của Nhiệm vụ là: Tăng cường khả năng kết nối liên tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin; tăng cường khả năng giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư, đảm bảo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai tại các đơn vị; nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng, thực hiện các thành phần, hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế; xây dựng kế hoạch triển khai Chính phủ điện tử tại Bộ Xây dựng từng giai đoạn, trong đó xác định rõ các thành phần, hệ thống công nghệ thông tin cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm của các đơn vị triển khai, thực hiện.
Nội dung nghiên cứu của Nhiệm vụ bao gồm: Khảo sát, đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin và tình hình triển khai Chính phủ điện tử tại Bộ Xây dựng; nghiên cứu tổng quan về Kiến trúc Chính phủ điện tử tại Bộ Xây dựng; nghiên cứu, xây dựng mô hình liên thông nghiệp vụ giữa các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng; xây dựng đặc tả và tương tác các thành phần Kiến trúc Chính phủ điện tử tại Bộ Xây dựng; nghiên cứu xây dựng lộ trình, kế hoạch và trách nhiệm triển khai các thành phần trong Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng; Xây dựng dự thảo Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng; khảo sát và chuẩn hóa thông tin để xây dựng, phân tích thiết kế, xây dựng ứng dụng phần mềm một cửa điện tử của Bộ Xây dựng; cài đặt, vận hành, chạy thử, tập huấn hướng dẫn vận hành và sử dụng phần mềm một cửa điện tử của Bộ Xây dựng.
Để thực hiện Nhiệm vụ, nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng đã tiến hành nghiên cứu tổng quan các kinh nghiệm trong nước, quốc tế liên quan đến nhiệm vụ, đồng thời lập và thông qua mẫu phiếu điều tra với 30 tiêu chí thông tin trong 6 nhóm thông tin, gồm: Thông tin chung; dịch vụ công/dịch vụ công trực tuyến; các ứng dụng công nghệ thông tin và đề xuất; hạ tầng và an toàn thông tin; nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo; yêu cầu, nhu cầu đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin. Các mẫu phiếu điều tra này đã được gửi đến 25 đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng để thu thập thông tin, làm cơ sở thực tiễn triển khai các nội dung của Nhiệm vụ.
Sau hơn 1 năm thực hiện, nhóm nghiên cứu Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng đã hoàn thành đầy đủ các nội dung, yêu cầu của Nhiệm vụ, với bộ sản phẩm bao gồm: Báo cáo phân tích, đánh giá kết quả khảo sát các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng về: Dịch vụ công/dịch vụ công trực tuyến; hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử của các đơn vị; yêu cầu đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin; ứng dụng nội bộ tại đơn vị và đề xuất; kênh truy nhập, tích hợp liên thông, hạ tầng và an toàn thông tin; đánh giá các hệ thống ứng dụng dùng chung hiện tại; Dự thảo Kiến trúc Chính phủ điện tử tại Bộ Xây dựng, gồm: Mục đích và phạm vi áp dụng của Chính phủ điện tử tại Bộ Xây dựng; hiện trạng phát triển Chính phủ điện tử của Bộ Xây dựng; định hướng xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Xây dựng; mô hình liên thông nghiệp vụ, thông tin; Kiến trúc Chính phủ điện tử tại Bộ Xây dựng; Dự thảo Lộ trình triển khai Chính phủ điện tử tại Bộ Xây dựng; Phần mềm một cửa điện tử của Bộ Xây dựng.
">Nghiệm thu nhiệm vụ 'Xây dựng Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng'
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh phát triển chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh theo Bộ KH&CN
Theo tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ, nhằm đánh giá kết quả công tác năm 2018 và kế hoạch năm 2019, ngày 21/12/2018, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019.
Tới dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng chí Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và đại diện các vụ chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Ông Nguyễn Trung Quỳnh, Phó Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã báo cáo công tác triển khai nhiệm vụ năm 2018. Với sự cố gắng, nỗ lực của tập thể lãnh đạo Ban và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, Ban Quản lý đã đạt một số thành tích nhất định, đặc biệt trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng cũng như thu hút đầu tư.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban Quản lý còn gặp nhiều khó khăn như: Thiếu nhân sự, vốn cho công tác giải phóng mặt bằng chưa được bố trí. Chưa ban hành kịp thời một số văn bản theo thẩm quyền để triển khai thực hiện Nghị định số 74/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ban Quản lý kiến nghị với Bộ trưởng Chu Ngọc Anh để kịp thời chỉ đạo để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong giai đoạn hiện nay.
">Năm 2019, Khu CNC Hòa Lạc sẽ tập trung thu hút đầu tư phát triển khoa học và công nghệ
Đội hình dự kiến
Dẫn 2-0 rồi để Malaysia gỡ hòa 2-2 trong trận chung kết lượt đi AFF Cup 2018, điều này cho thấy hàng phòng ngự của đội tuyển Việt Nam gặp chút vấn đề. Mặc dù vậy, đội tuyển Việt Nam đã có 2 bàn sân khách nên trận lượt về nhiều khả năng HLV Park Hang Seo sẽ chủ động phòng ngự chắc và chờ đợi cơ hội phản công. Rất có thể, HLV Park Hang Seo sẽ tung ra sân đội hình chiến thuật khác biệt so với trận lượt đi.
Giữ khung thành Văn Lâm vẫn luôn là sự lựa chọn số một, trận lượt đi anh có một số tình huống ra vào không hợp lý. Nhiều khả năng nhà cầm quân người Hàn Quốc sẽ chủ động xếp 4 cầu thủ luôn trong tâm thế phòng ngự. Quế Ngọc Hải, Duy Mạnh và Đình Trọng nếu không gặp vấn đề ngoài ý muốn, gần như chắc chắn cả 3 sẽ có mặt trong đội hình xuất phát. Trong khi đó, bên cánh trái Văn Hậu sẽ được điều chỉnh đá thấp hơn và làm nhiệm vụ phòng ngự là chính.
Trong Hoàng sẽ được đẩy lên cao hơn trên hàng tiền vệ, nhiệm vụ của anh là phòng ngự từ xa nhằm giảm tải sức ép bên hành lang cánh phải. Khi có cơ hội, Trọng Hoàng sẵn sàng băng lên tấn công.
Ở tuyến giữa, Hùng Dũng có khả năng phòng ngự từ xa tốt, cộng thêm sức mạnh của Đức Huy, bộ đôi này sẽ gia tăng sự chắc chắn cho tuyến giữa của đội tuyển Việt Nam. Tất nhiên, bộ đôi cầu thủ này cũng sẵn sàng tấn công khi đội tuyển Việt Nam có cơ hội.
Hàng tiền đạo cũng được HLV Park Hang Seo đặc biệt tính toán kỹ lưỡng. Đức Chinh thi đấu tốt ở trận lượt đi, nhưng áo lực từ người hâm mộ có thể ảnh hưởng tới tâm lý của anh. Chính vì vậy, trước tính chất quan trọng ở trận chung kết lượt về, một cầu thủ giàu kinh nghiệm như Anh Đức là rất cần thiết. Từ đầu giải Anh Đức cho thấy khả năng tận dụng cơ hội tốt, đây chính là thời điểm anh tiếp tục phát huy khả năng.
Hỗ trợ tấn công hai bên cánh, bộ đôi Quang Hải và Công Phượng có thể là sự lựa chọn hợp lý nhất. Kỹ thuật và tốc độ là điều quan trọng trong các tình huống phản công, khi đó Quang Hải và Công Phượng sẽ trở thành những mũi khoan cánh hiệu quả. Cả hai đều có thể tự dứt điểm khi có cơ hội, hoặc sẽ kiến tạo cho Anh Đức bên trong.
Chuyên gia nhận định chung kết lượt về
Nói về trận chung kết lượt về trên sân Mỹ Đình, HLV Mai Đức Chung hi vọng những sai số của đội tuyển Việt Nam ở trận lượt đi sẽ sớm được khắc phục. Một vấn đề khác mà ông Chung lo ngại chính là thể lực của các tuyển thủ. Theo ông, ở những phút cuối chung kết lượt đi, thể lực của các cầu thủ đi xuống quá rõ. Trong khi đó, người Malaysia khỏe hơn thấy rõ, và lối đá cứ ào ào của họ đủ sức che đi sở đoản phối hợp nhuần nguyễn.
"Tôi nghĩ họ sẽ sớm đẩy mạnh tốc độ trận đấu, bắt chúng ta phải cuốn theo lối đá nhanh, đó là cách để Malaysia chủ động đua thể lực nhằm rút sức của cầu thủ bên mình. Do đó chúng ta sẽ gặp khó khăn nhiều đấy, nhưng chúng ta sẽ đạt được điều mà tất cả mong muốn, đó là đoạt chiếc cúp Vàng AFF sau 10 năm chờ đợi. Tỷ số có thể là hòa 1-1",HLV Mai Đức Chung đưa ra dự đoán về tỷ số trận Việt Nam vs Malaysia.
Cùng suy nghĩ, BLV Quang Huy cho rằng đội tuyển Malaysia không còn sự lựa chọn ngoài chiến thắng ở trận chung kết lượt về, do đó họ buộc phải đẩy cao đội hình tấn công do đội tuyển Việt Nam chắc chắn sẽ thi đấu phòng ngự, phản công vì đang có lợi thế trong tay.
Tuy nhiên, vị BLV này cũng nhắc nhở các cầu thủ Việt Nam cần tỉnh táo, tránh phạm lỗi không cần thiết như lượt đi. "Cầu thủ Malaysia rất tinh quái, do đó sẵn sàng bất chấp để câu thẻ và các quả đá phạt. Nếu không tập trung, chúng ta có thể chịu những quả đá phạt nguy hiểm trước vòng 16,5 m. Với chân sút phạt đẳng cấp Rasid Safawi và Adha Zaquan, mỗi lần Malaysia được hưởng đá phạt chẳng khác gì tình huống 11 m".
Mặc dù vậy, BLV Quang Huy vẫn đánh giá rất cao chất lượng hàng hậu vệ ĐT Việt Nam với bộ 3 trung vệ Ngọc Hải, Đình Trọng, Duy Mạnh. Đưa ra dự đoán kết quả trận này, vị BLV VTC3 tin rằng ĐT Việt Nam sẽ giành chiến thắng 2-0.
Trong khi đó, Steve Darby, vị chiến lược gia người Anh từng dẫn dắt rất nhiều đội bóng ở khu vực ASEAN như Thái Lan, Lào và Việt Nam (bóng đá nữ), cho rằng đội tuyển Việt Nam cần có được sự nhẫn nại bởi đang nắm trong tay lợi thế lớn sau trận lượt đi. "Cửa thắng của ĐT Việt Nam sẽ rộng mở khi các cầu thủ tạo ra một thế trận phòng ngự chặt chẽ. Malaysia buộc phải tấn công để ghi bàn trên sân Mỹ Đình và chắc chắn họ sẽ nôn nóng nếu không tạo ra hiệu quả sớm",ông Steve Darby chia sẻ.
Theo vị chiến lược gia 63 tuổi, HLV Park Hang Seo đang làm rất tốt công việc của mình. Có những cơ hội đã bị đội tuyển Việt Nam bỏ lỡ ở trận chung kết lượt đi. Tuy nhiên, dấu hiệu tích cực là đội bóng áo đỏ sao vàng vẫn biết cách tạo ra rất nhiều cơ hội. "Với những gì đã làm được, tôi cho rằng HLV Park Hang Seo xứng đáng có được danh hiệu AFF Cup 2018",chuyên gia Steve Darby kết luận.
G.L
">Việt Nam vs Malaysia: Đội hình dự kiến, nhận định trước trận chung kết lượt về
Nhận định, soi kèo Al Bukayriyah vs Al
Trong khi lãnh đạo của hai siêu cường thế giới tận hưởng bữa tối với bít-tết và rượu vang ở Buenos Aires, Argentina ngày 1/12, thì tại Canada, một công dân Trung Quốc xuất thân trâm anh thế phiệt đã mắc kẹt vào cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính (CFO) của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei, đã bị bắt khi đặt chân xuống sân bay YVR tại Vancouver lúc 11h sáng để đón chuyến bay chuyển tiếp tới Mexico.
Bà Mạnh, 46 tuổi, bị phía Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ với cáo buộc vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran. Ngoài chức vụ CFO, bà Mạnh còn chính là ái nữ của chủ tịch kiêm nhà sáng lập tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi.
Hơn một tuần sau, ngày 11/12, tòa án Canada chấp thuận cho phép bà Mạnh Vãn Châu được bảo lãnh với 7,5 triệu USD. Trong thời gian tại ngọai, bà chịu sự giám sát của hai nhân viên bảo vệ, một tài xế cùng thiết bị định vị GPS 24/24.
Trung Quốc cũng không đợi lâu để bắt đầu động thái trả đũa. Ngày 10/12, cựu nhân viên ngoại giao Canada Michael Kovrig bị phía Trung Quốc bắt giữ. Chỉ 2 ngày sau, nước này tiếp tục tạm giữ Michael Spavor, một công dân khác của Canada. Cả hai vụ bắt giữ đều không được Bắc Kinh giải thích lý do chi tiết.
“Ở Trung Quốc, chẳng có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào cả. Trong trường hợp này rõ ràng là chính phủ Trung Quốc muốn gia tăng áp lực hết cỡ với chính phủ Canada”, Guy Saint-Jacques, cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc, trả lời phỏng vấn đài CBCmột ngày sau khi ông Kovrig bị bắt.
Theo một nguồn thạo tin về quan hệ Canada – Trung Quốc, hai vụ bắt giữ được Bộ An ninh Trung Quốc thực hiện. Canada nên dự liệu rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tung ra những lời đe dọa trả đũa tiếp theo. “Cá nhân tôi tin rằng nếu Canada dẫn độ bà Mạnh về Mỹ, sự trả đũa của Trung Quốc có thể còn tệ hơn việc bắt giữ công dân Canada”, Tổng biên tập tờ Global TimesHồ Tích Tiến nhận định.
Dẫu vậy, dù liên tục lên tiếng đòi trả tự do cho bà Mạnh và tuyên bố sẽ không để công dân bị bắt nạt, Trung Quốc dường như chỉ nhắm vào Canada và hạn chế chỉ trích Washington, tránh leo thang thêm căng thẳng và sụp đổ thỏa thuận đình chiến cuộc chiến thương mại trong 90 ngày, vốn đã đạt được ở Argentina trước đó.
Vài ngày trước cuộc gặp ở Buenos Aires, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với Wall Street Journal: “Trung Quốc phải mở cửa với Mỹ. Nếu không, tôi không thấy được khả năng đạt được bất kỳ thỏa thuận nào”.
Đây không phải lần đầu tiên diễn ra đối đầu giữa Mỹ, với mức thâm hụt thương mại khổng lồ, và một quốc gia châu Á có khả năng đe dọa thế dẫn đầu của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu. Washington luôn phẫn nộ về việc các “siêu cường” mới nổi tiếp cận được công nghệ của Mỹ theo phương thức “đánh cắp”. Theo quan chức Mỹ, bàn tay của chính phủ các nước này đang chống lưng, đưa các doanh nghiệp lên vị trí ưu thế trên toàn cầu. Mỹ giờ đang đối mặt với thách thức tương tự như cách đây 3 thập niên – thách thức đến từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Giữa những năm 1980, Nhật Bản vươn lên trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới và là đối thủ hàng đầu mà cựu tổng thống Ronald Reagan cần giải quyết. Năm 1984, mức thâm hụt thương mại của Mỹ lần đầu tiên tăng cao tới hơn 100 tỷ USD. Phe Dân chủ hối thúc đáp trả các nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ bằng biện pháp thuế quan và Nhật Bản là mục tiêu hàng đầu.
Trước việc Mỹ liên tiếp gây sức ép bằng cách đưa ra các hạn chót và đe dọa áp thuế, Tokyo đi đến quyết định lịch sử trong động thái nhượng bộ lớn, bao gồm việc ký kết Thỏa ước Plaza 1985, đồng ý để đồng yen tăng giá so với USD. Nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc xuất khẩu đối mặt với thiệt hại nặng nề, buộc nước này cắt giảm lãi suất thị trường, tạo ra bong bóng tài sản mà khi vỡ, đẩy Nhật Bản từ vị trí thống trị thị trường toàn cầu mạnh mẽ vào vòng xoáy khó khăn.
Ngày 22/9/1985, tại khách sạn Plaza, thành phố New York, Mỹ, Nhật Bản cùng 3 nước châu Âu tuyên bố văn kiện được gọi là Thỏa ước Plaza, kêu gọi giảm giá đồng USD. Mục tiêu là để hàng xuất khẩu Mỹ trở nên hấp dẫn hơn và giảm thâm hụt thương mại. Trước khi thỏa ước được ký kết, 1 USD đổi được 240 yen nhưng chỉ trong vòng một năm, 1 USD chỉ còn 154 yen.
Ronald Reagan, tổng thống đương nhiệm lúc đó, muốn tiến xa hơn nữa. Một ngày sau cuộc gặp ở Plaza, ông phát biểu trước một doanh nghiệp rằng: “Việc các chính phủ cho phép làm giả, làm nhái sản phẩm của Mỹ đang cướp đi tương lai của chúng ta, và không còn gì gọi là thương mại tự do”.
Những năm tiếp theo là hàng loạt lời cảnh báo từ các chuyên gia và quan chức phụ trách thương mại Mỹ. Họ lo ngại Nhật Bản đang lên kế hoạch làm “bá chủ thế giới”. Năm 1989, giới chức Mỹ cảnh báo Tron, một loại công nghệ mới của Nhật Bản, sẽ làm tổn hại sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực máy tính. Một số công ty Mỹ đôi khi nói họ bị lừa khi nhận ra rằng các đối thủ Nhật Bản chiếm được thị phần lớn hơn trên thị trường toàn cầu.
Ví dụ, tập đoàn International Business Machines tố Fujitsu sao chép phần mềm vận hành hệ thống, hay Honeywell cáo buộc Minolta đánh cắp công nghệ chế tạo một loại máy ảnh bán chạy vào năm 1985. Các vụ tranh chấp đều được giải quyết ổn thỏa sau đó. Dẫu vậy, Washington cấm các nhà khoa học nước ngoài tham dự một hội nghị về chất siêu dẫn vào năm 1986.
Tuy vậy, thỏa ước Plaza cùng chính sách giảm lãi suất đã dần đẩy kinh tế Nhật vào hai thập niên trì trệ. Ngân hàng phá sản dưới sức nặng của nợ xấu và giá cả xuống dốc. Đến giai đoạn chuyển tiếp thế kỷ, xứ sở mặt trời mọc không còn đáng lo hay đáng để Mỹ bàn tới.
Ba thập niên trôi qua đã xóa nhòa phần nào ký ức về thử thách mà xứ sở Mặt Trời mọc tạo ra đối với Mỹ vào những năm 1980. Nhưng tại Trung Quốc, các quan chức nước này vẫn nhìn về quá khứ để tránh đi vào vết xe đổ. Yu Yongding, nhà kinh tế học hàng đầu Trung Quốc, nói với Wall Street Journal:“Chúng tôi đang rất chú ý đến kinh nghiệm của Nhật Bản”.
Lúc đầu, Bắc Kinh chỉ nhắm vào bài học đơn giản nhất từ thỏa thuận Plaza: Cần phải kiểm soát chính sách tiền tệ của nước này. Năm 2015, Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ ở mức gần 5% đã khiến thị trường tài chính chao đảo và Washington lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh thao túng tiền tệ. Đến khi Tổng thống Trump nhậm chức năm 2017, cơn mưa chỉ trích đã nhằm vào toàn bộ chính sách kinh tế của siêu cường châu Á.
Vụ việc bà Mạnh Vãn Châu bị bắt mới đây cho thấy Washington đã rút ra bài học xương máu từ quá khứ: không thể coi thường mối đe dọa trong lĩnh vực công nghệ. Cuối những năm 1980, sau khi Nhật Bản nhượng bộ để ký kết thỏa thuận Plaza, nước Mỹ vẫn đứng trước nguy cơ bị đánh bại tại thị trường xứ sở Mặt Trời mọc bởi dự án TRON.
Với mục tiêu tạo ra tiêu chuẩn hệ điều hành và mạng lưới máy tính của riêng Nhật Bản, dự án TRON được giáo sư Ken Sakamura, thuộc Đại học Tokyo, khởi xướng vào năm 1984. Tại thời điểm đó, giới quan sát Mỹ lo ngại rằng dự án có thể ngăn chặn công ty công nghệ Mỹ tiếp cận thị trường Nhật Bản và đe dọa sự phát triển đa dạng của các hệ điều hành khác.
Thực tế là đến đầu những năm 1990, TRON trở nên rất phổ biến tại đất nước Mặt Trời mọc. Trả lời phỏng vấn báo chí năm 1992, giáo sư Sakamura, “cha đẻ” của TRON, cho biết công nghệ này đã được sử dụng trong 90% thiết bị phục vụ cho các nhà máy tự động hóa và ngành công nghiệp viễn thông Nhật Bản.
Tuy nhiên không lâu sau đó, các loại phần mềm và chip máy tính dựa trên TRON đã không thể tương thích với bộ xử lý tiêu chuẩn quốc tế của Microsoft, Windows và Intel. Giới quan chức Nhật Bản đành bất lực tụt lại phía sau và chứng kiến những người khổng lồ công nghệ như Google hay Amazon lần lượt xuất hiện phía bên kia Đại Tây Dương.
Wall Street Journal nhận định ngày nay trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, một dự án tham vọng khác mang dáng dấp của TRON lại xuất hiện: Sáng kiến “Made in China 2025”. Được Chủ tịch Tập đưa ra vào năm 2015, dự án này đặt mục tiêu đến năm 2025, Trung Quốc từ “công xưởng của thế giới” sẽ trở thành siêu cường kinh tế dẫn đầu trong 10 ngành công nghiệp thế kỷ 21. Đây còn là giải pháp nhằm giảm sự phụ thuộc của đất nước hơn 1 tỷ dân vào hàng hóa nhập khẩu của phương Tây.
Giống như TRON, Mỹ cảm thấy vị thế của mình bị thách thức bởi “Made in China 2025”. Các công ty Mỹ từ lâu đã cho rằng Bắc Kinh sử dụng nhiều phương thức khác nhau để buộc họ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đổi lấy quyền tiếp cận thị trường khổng lồ của nước này. Ngày 14/8, Tổng thống Trump ký bản ghi nhớ chỉ đạo Đại diện Thương mại Robert Lighthizer, người có quan điểm “diều hâu” đối với Bắc Kinh, thực hiện điều tra chính sách sở hữu tài sản trí tuệ của Trung Quốc. “Tôi có nhiệm vụ và trách nhiệm bảo vệ ngành công nghiệp và công nghệ của Mỹ trước những hành đông bất công và lạm dụng”, ông Trump nói, theo Straits Times.
Việc Mỹ nhắm vào ngành công nghiệp sản xuất, đặc biệt là các mặt hàng công nghệ của Trung Quốc, được biểu hiện ngày càng rõ nét qua động thái cảnh báo các nước đồng minh tránh xa thiết bị viễn thông của các công ty Trung Quốc, bao gồm tập đoàn Huawei. Washington lo ngại đây là “những cánh tay nối dài” của Bắc Kinh có nguy cơ đe dọa an ninh mạng và phục vụ mục đích gián điệp. Trước vị thế và tham vọng của Huawei trên toàn cầu, vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu được cho là đòn tấn công trực diện của Mỹ vào kế hoạch “Made in China 2025”.
Không muốn chịu thất bại cay đắng như Nhật Bản, Trung Quốc đang nhượng bộ nhiều hơn để tránh làm leo thang căng thẳng trong thời gian 90 ngày đình chiến. Theo Bloomberg, Bắc Kinh đang cân nhắc trì hoãn hoàn thiện kế hoạch “Made in China 2025” khoảng một thập kỷ, cho tới năm 2035, đồng thời mở cửa cho các công ty nước ngoài tiếp cận mạnh mẽ hơn vào thị trường Trung Quốc.
Người khổng lồ Huawei cũng đang “xuống nước” trước sức ép ngày một tăng. Trả lời tờ Financial Times, ông Vincent Peng, giám đốc đại diện Huawei tại khu vực Tây Âu, nói: “Chúng tôi cam kết sẽ làm bất kỳ điều gì cần thiết để thay đổi. Tái cấu trúc tổ chức, xây dựng lại các quy trình và sản phẩm, kỹ năng cá nhân, chuyên môn kỹ thuật, bất cứ điều gì”.
“Các công ty công nghệ Trung Quốc đã nhận ra rằng nếu không có quyền tiếp cận thị trường Mỹ, họ có thể phá sản trong vài ngày” - John Hemmings, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á tại Hiệp hội Henry Jackson, nhận định.
Dù muốn hay không, có vẻ như Bắc Kinh đang phải đối mặt với thỏa thuận Plaza phiên bản thế kỷ 21 sau 90 ngày đình chiến mà trong đó, bà Mạnh Vãn Châu có thể sẽ được coi như “con bài mặc cả”. Một khi tốc độ phát triển kinh tế Trung Quốc chững lại, Washington hoàn toàn có lý do chính đáng để thở phào nhẹ nhõm, bởi kéo theo đó sẽ là những động thái kiềm chế hơn của Bắc Kinh trong lĩnh vực quân sự và mở cửa thị trường, tự do hóa chính trị trước sức ép từ tầng lớp trung lưu trong nước.
Nhìn về quá khứ, siêu cường châu Á cần nhận thức rõ nét rằng nền kinh tế Trung Quốc ngày nay không được như Nhật Bản những năm 1980. Theo Wall Street Journal, mức thu nhập trung bình của người Trung Quốc hiện còn thấp hơn so với Nhật Bản thời điểm đó. Chưa kể đến việc Bắc Kinh chưa có khả năng kiểm soát và ứng phó hiệu quả trước những rủi ro tài chính, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư tiền gửi trị giá hàng tỷ USD.
Giá bất động sản tại các thành phố lớn nhất của Trung Quốc đã vượt xa khả năng chi trả trung bình của người dân, trong khi đó dân số lại đang già đi với tỷ lệ sinh thấp. Đây chính là những vấn đề nền tảng dẫn tới sự trì trệ trong thời gian dài của Nhật Bản.
Về phía Mỹ, việc bước ra khỏi cuộc chiến thương mại trước Nhật với tư cách là người chiến thắng khiến nhiều người, đặc biệt là phe “diều hâu”, thúc giục Tổng thống Trump cứng rắn với Bắc Kinh với mong đợi một kết quả tương tự.
Tuy nhiên, trước khi lên chương trình nghị sự cho thỏa thuận sau 90 ngày đình chiến, Washington nên cảnh giác rằng đây chỉ là bước lùi của Trung Quốc để đạt được mục tiêu cuối cùng trong cuộc chiến tranh giành vị thế số một. Bởi theo Bussiness Insidernhận định, thuế quan thực chất chỉ là “những củ khoai tây nhỏ” đối với Bắc Kinh. “Trung Quốc vẫn có tham vọng địa chính trị lớn mà trong đó, các công ty công nghiệp và công nghệ là một phần quan trọng", ông Hemmings nhận định.
Nếu trở thành nguyên nhân trực tiếp cho sự sụp đổ của Bắc Kinh, Washington có thể sẽ biến cường quốc châu Á có một số lợi ích tương đồng thành kẻ thù không đội trời chung. Ông Trump dường như cũng ít nhiều nhận thức được điều này. Tại buổi họp báo ngày 7/11, tổng thống Mỹ trả lời phóng viên: “Trung Quốc đang suy yếu rất nhiều. Đáng ra họ sẽ thay thế vị trí cường quốc kinh tế của Mỹ, giờ đây họ thậm chí chẳng đuổi kịp chúng tôi. Tôi không muốn họ suy yếu. Hãy xem chúng tôi có thể làm được những gì”.
Bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) là con gái của nhà sáng lập Huawei, công ty công nghệ Trung Quốc đặt trụ sở tại Thâm Quyến, Quảng Đông và bà hiện là phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc Tài chính (CFO) của Huawei. Mạnh Vãn Châu là người được dự đoán sẽ “kế vị” vị trí của cha mình trong tương lai.
Huawei, tên đầy đủ là Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Hoa Vi, là một tập đoàn đa quốc gia về thiết bị mạng và viễn thông, có trụ sở chính tại Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. Năm 2018, Huawei trở thành 1 trong 72 tập đoàn Fortune Global 500 trên tạp chí Fortune. Từ năm 2018, Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới.
Bóng ma chiến tranh thương mại nhìn từ vụ ‘công chúa Huawei’
Kai trong tiếng Nhật có nghĩa là "tiên phong". Đây là mẫu xe được cho là hình ảnh xem trước của Mazda3 thế hệ tiếp theo, mang kiểu dáng hatchback và sở hữu thiết kế ngoại thất đầy quyến rũ. Mẫu xe concept này sở hữu chiều dài tổng thể 4.420 mm, rộng 1.855 mm, cao 1.375 mm và chiều dài cơ sở 2.700 mm. Xe được phát triển dựa trên nền tảng SkyActiv-Vehicle Architecture mới, rắn chắc và giảm ồn, giảm rung lắc hơn trước.
Mazda Kai Concept được thiết kế theo phong cách tối giản, vì thế những chi tiết không cần thiết đều đã bị lược bỏ. Những đường gồ trong thiết kế cũ được loại bỏ và thay thế bằng bề mặt nhẵn hơn, ít chi tiết hơn với mong muốn thiết kế của xe đơn giản hơn trong khi vẫn giữ được linh hồn của thế hệ cũ và đảm bảo yếu tố bắt mắt.
Kính chắn gió chạy dọc từ khoang lái tới khoang hành khách dọc thân xe với đuôi phía sau thuôn tròn hơn so với Mazda3 và cột C lớn hơn. Một trong những chi tiết khác thể hiện sự tối giản trong thiết kế xe là camera nhỏ gọn gắn trên gương cửa và tay nắm cửa phẳng.
Trên đầu xe trang bị lưới tản nhiệt mới, tạo hình như đôi cánh, nối giữa đèn pha hình tròn nhỏ nhắn và lưới tản nhiệt là dải đèn LED vừa định vị ban ngày vừa báo rẽ. Cản va nằm bên dưới lưới tản nhiệt tạo cảm giác như nhiều lớp, kết hợp với cánh gió giả sợi carbon. Phần sườn xe có những đường gân đơn giản, tạo sự tách biệt giữa nắp capô và chắn bùn trước "cơ bắp".
Đầu dưới của cột A nằm sát với camera kỹ thuật số thay cho gương chiếu hậu. Các tấm ốp thân vỏ bên sườn được thiết kế thật đẹp dưới mọi điều kiện ánh sáng. Bên cạnh đó còn có tay nắm cửa nằm chìm vào sườn xe, bộ vành hợp kim 5 chấu kép, đường crôm mỏng bên dưới, cột C nâng cao càng tô điểm thêm cho kiểu dáng hatchback của Mazda Kai, cánh gió mui màu đen và cửa sổ trời chia làm 2 phần.
Mazda Kai Concept – đẹp đến từng chi tiết
Khởi nguồn của Samsung là công ty sản xuất mỳ ăn liền (Nguồn: Internet)
Tập đoàn Samsung có tới 59 công ty không lên sàn chứng khoán và 19 công ty đã lên sàn chủ yếu tại thị trường Hàn Quốc. Các công ty này trải dài trên các lĩnh vực, từ xây dựng tới dịch vụ tài chính, đóng tàu và cả y dược. Tổng cộng cả tập đoàn hiện tại có khoảng 489.000 lao động, ở 80 quốc gia khác nhau.
Samsung đóng góp một phần không hề nhỏ cho tổng giá trị GDP của Hàn Quốc, khoảng 15% trong năm 2017. Sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc có hơn 20% giá trị thị trường nằm ở các công ty con của Tập đoàn này, và lớn nhất trong số các công ty này là Samsung Electronics.
Đội ngũ kỹ sư bên cạnh chiếc TV đen trắng của Samsung (Nguồn: Internet) |
Sản phẩm điện tử đầu tiên mà Samsung sản xuất là một chiếc TV đen trắng vào năm 1970. Sau đó, công ty bắt đầu mở ra nhiều lĩnh vực khác nhau, cho tới 1986 là lĩnh vực trò chơi di động với điện thoại trên oto. Trong khi sản phẩm TV được đón nhận nhiệt tình thì mẫu điện thoại đầu tiên lại không hề bán chạy.
Logo hiện tại và trước năm 1993 của Samsung (Nguồn: Internet0 |
Logo hiện tại được ra mắt từ năm 1993, sau 3 lần thay đổi kể từ những năm 1970.
Trong khi Samsung đã gia nhập ngành công nghiệp điện máy và di động hàng chục năm qua, vào năm 1993 Chủ tịch Lee Kun Hee đã đưa ra một triết lý quản lý mới coi trọng chất lượng sản phẩm. Ông đã khuyến khích các nhân viên thay đổi mọi thứ trừ gia đình của họ. Nhằm đẩy mạnh quan điểm này, Trung tâm phát triển nhân lực của Samsung đã tạo ra các khóa đào tạo và phát triển mới để quán triệt tới nhân viên.
Chủ tịch Lee Kun Hee của Samsung (Nguồn: Internet) |
Nói sẽ tập trung vào chất lượng và làm được điều đó là hai chuyện khác nhau hoàn toàn khác, nhưng Samsung đã làm được. Vào năm 1995, Chủ tịch Lee Kun Hee trở nên không hài lòng với chất lượng sản phẩm và thiếu sự chuyển mình của cả công ty. Ông đã quyết định làm một điề không tưởng: chất đống hàng loạt các sản phẩm điện thoại, TV, máy fax và các thiết bị khác tại sân nhà mình, và toàn bộ ban giám đốc của Samsung đã dùng búa tạ để phá vỡ tất cả các sản phẩm đó, ngay trước mắt khoảng 2000 nhân viên. Ước tính hơn 50 triệu USD giá trị phần cứng đã bị tiêu hủy trong ngày hôm đó, và một Samsung mới ra đời. Một kỷ nguyên quản trị mới theo sau, đánh dấu bởi tăng trưởng nhanh chóng và thành công toàn cầu. Người hâm mộ Samsung có thể cảm ơn Chủ tịch Lee và ban điều hành với lòng sẵn sàng thực thi một bài test khó khăn như vậy để đạt được thành tựu như ngày nay. Kể từ đó, Samsung đã giới thiệu nhiều cái đầu tư cho ngành công nghiệp điện tử.
(Nguồn: Internet) |
Mang tên SCH-100, sản phẩm này ra mắt năm 1996 là chiếc điện thoại đầu tiên triển khai công nghệ CDMA. Tại thời điểm đó, CDMA là công nghệ hoàn toàn mới và được nhiều người cho là kém cạnh và hạn chế so với công nghệ GSM. Trước thế hệ 4G/LTE, CDMA thực sự có một vài lợi thế so với GSM.
(Nguồn: Internet) |
12 sự thật thú vị về Samsung
Mua gì dùng cả tháng chỉ với 90.000 đồng?
Mua 2 vé xem phim 2D chỉ với 80.000đ tại CGV bằng thẻ NAPAS
友情链接