Đó là tinh thần chính của bài giảng đặc biệt mà vị giám đốc kiêm cố vấn tập đoàn Tokyu Nhật Bản mang đến cho sinh viên Trường ĐH Việt Nhật chiều ngày 16/6.
Theo ông Koshimura, doanh nghiệp hiện nay không đòi hỏi những nhân tài mạnh mẽ hay thông minh mà họ cần những nhân tài có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi, tính chủ động và khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt.
Để đáp ứng được điều này, ông Koshimura cho rằng, sinh viên cần học tốt kiến thức chuyên môn kiến thức về luật pháp, đặc biệt là luật quản lý lao động, luật kế toán tài chính… để vận dụng trong công việc.
Vị giám đốc tập đoàn Nhật Bản dẫn ví dụ từ chính người đang phiên dịch cho bài giảng của mình và cho biết, trong 4 năm làm việc tại tập đoàn, cô đã vận dụng rất tốt kiến thức chuyên môn để trở thành một phiên dịch viên giỏi.
![]() |
Ông Toshiaki Koshimura trao đổi với sinh viên ĐH Việt Nhật về hình mẫu sinh viên tốt nghiệp mà các doanh nghiệp Nhật Bản mong đợi. Ảnh: VJU. |
Sau những kiến thức chuyên môn về luật pháp, ông Koshimura cho rằng, việc sinh viên trang bị kiến thức nền tảng sâu rộng sẽ giúp ích rất nhiều khi các bạn thăng tiến lên những vị trí quản lý.
"Khi thăng tiến ở cấp quản lý cao hay ở vị trí điều hành công ty, phải quản lý nhiều nhân viên hoặc phòng ban bên dưới, bạn càng phải là một người phong phú về kiến thức xã hội và có khả năng đối nhân xử thế tốt. Chỉ như vậy mới có nhiều người muốn hợp tác với bạn".
Theo vị giám đốc người Nhật, kiến thức nền tảng sâu rộng sẽ nâng cao năng lực giao tiếp, tính chủ động và khả năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt.
"Những kiến thức học được ở nhà trường và những năng lực ứng dụng ngoài xã hội không nhất thiết phải trùng khớp với nhau. Có phát huy năng lực lãnh dạo trong tổ chức, thành công như một nhà lãnh đạo hay không còn tùy thuộc vào năng lực ứng biến vào môi trường toàn cầu, môi trường trong nước, môi trường kinh doanh thay đổi hàng ngày".
Tuy nhiên, ông Koshimura khẳng định, năng lực này hình thành không phải bởi kiến thức chuyên môn mà từ kiến thức giáo dục khai phóng như: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hóa, lịch sử cận đại, nghệ thuật, âm nhạc…
Ông Koshimura cũng chia sẻ một kinh nghiệm thực tế từ chính bản thân ông trong việc đưa ra quyết định kinh doanh bền vững dựa trên kiến thức về lịch sử cận đại.
Ông cho biết, khi đó, ông nhận được một đề xuất về kế hoạch đầu tư đường sắt đô thị tại Trung Cận Đông. Khu vực này là khu vực bất ổn do những bất đồng về tôn giáo và dân tộc. Hơn 20 triệu người Kurdistan không có lãnh thổ quốc gia sau chiến tranh thế giới thứ 2 và các nước Anh, Pháp đã quyết định đường biên giới của các quốc gia này trên một đường thẳng. Do đó, ông đã không lựa chọn đầu tư vào khu vực này khi nghĩ đến các rủi ro quản lý.
"Tôi chia sẻ kinh nghiệm này để muốn nói rằng, kiến thức lịch sử cận đại có thể không được đưa ra nhiều trong sách giáo khoa lịch sử nhưng nếu chịu khó tìm hiểu thêm nó có thể giúp ích cho các bạn khi các bạn đưa ra những quyết định kinh doanh bền vững trong tương lai" - ông Koshimura nói.
Vị giám đốc người Nhật Bản cũng tiết lộ rằng, 3 "người bạn" giúp ông trau dồi khả năng giải quyết vấn đề của ông là sách, những người bạn và những chuyến đi.
"Khi bạn quan tâm đến tất cả các hiện tượng trong đời sống, tự đào sâu kinh nghiệm kiến thức để thích ứng với môi trường xã hội thay đổi từng ngày, bạn sẽ trở thành những nhân vật chủ chốt trong nền kinh tế chính trị và có những cống hiến tuyệt vời cho cộng đồng xã hội".
Lê Văn
" alt=""/>Giám đốc tập đoàn Nhật khuyên sinh viên Việt học kiến thức ngoài sách giáo khoaÔng Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho biết Góc sẻ chia được thành lập là do sinh viên của trường đến từ nhiều vùng miền khác nhau, trong đó có rất nhiều em có hoàn cảnh khó khăn.
"Nhiều sinh viên mỗi ngày đến lớp là một ngày nặng trĩu nỗi lo của ba của mẹ. Nhiều em mỗi ngày đến lớp là một ngày vui không trọn vẹn vì trong đầu đang say sưa với bài giảng, miệt mài nghiên cứu khoa học nhưng bụng lại đang reo rắt vì cơn đói kéo đến... Vì vậy, góc nhỏ này được thành lập để chia sẻ những khó khăn với sinh viên".
Với nhiều đồ vật như xe đạp, quần áo, sách vở, gạo, mì... và gần 90 triệu đồng tiền mặt từ sự đóng góp của các Mạnh thường quân, Góc sẻ chia là nơi cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống với nhiều sinh viên |
Sinh viên có nhu cầu có thể tới lấy và sử dụng miễn phí tất cả đồ dùng để tại đây |
Thông tin nêu trên được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết tại Hội nghị Phát triển khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong các trường đại học, cao đẳng sáng 23/5.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP. |
Theo Phó Thủ tướng, hiện việc xây dựng Nghị định quy định cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập đang bước vào giai đoạn cuối cùng, theo hướng phấn đấu ngay từ bây giờ và chậm nhất đến năm 2020, 100% các trường ĐH, CĐ đều hoạt động tự chủ.
Theo dự thảo nghị định mới, các trường ĐH, CĐ được tự chủ cả về chuyên môn và tổ chức.
Về tài chính, tự chủ không có nghĩa là ngân sách nhà nước không còn mà thay đổi cách cấp ngân sách.
Theo đó, nhà nước sẽ không cấp phát bao bọc như trước mà theo cơ chế giao nhiệm vụ kèm kinh phí, đặt hàng.
Việc hỗ trợ sinh viên, người học có hoàn cảnh khó khăn được thực hiện thông qua các chương trình như hỗ trợ học phí hay cấp học bổng để đảm bảo các sinh viên này được theo học.
Vì vậy, theo Phó Thủ tướng, việc huy động nguồn lực giúp các đối tượng cần được giúp đỡ này rất cần thiết và phải được tăng cường đối với Hội Khuyến học trong các trường.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Hội Khuyến học phát huy vai trò trong việc giúp học sinh, sinh viên thấm nhuần ý chí quyết tâm học tập. Học không chỉ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, mà sau khi ra trường, trở thành những người đi làm trong các doanh nghiệp, cơ quan thì lại tiếp tục học tập, tham gia vào công tác khuyến học.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cho rằng Hội có thể tăng cường khuyến khích, hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học, sáng tạo trong các trường ĐH, CĐ bởi lĩnh vực này ở Việt Nam còn một khoảng cách rất xa so với các nước.
Theo báo cáo của Hội Khuyến học Việt Nam, kết quả khảo sát 549 trường ĐH, CĐ trên cả nước cho thấy hiện có 158 trường có tổ chức khuyến học hoạt động, chiếm 28,8% với các mô hình như hội, ban hay chi hội khuyến học.
Lê Văn
" alt=""/>Từ 2020, 100% các trường ĐH, CĐ đều phải hoạt động tự chủ