Hôm nay, ngày 13/6, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Tương lai (NextTech Group) đã phát đi thông cáo báo chí về vụ việc giữa startup Fiin và Công ty cổ phần Vay Mượn - đơn vị thành viên của NextTech phát triển ứng dụng VayMuon.vn đã được ICTnews thông tin ngày 6/6 vừa qua.
Trong thông tin phát ra ngày 13/6, NextTech Group cho biết: “Công ty cổ phần Vay Mượn và NextTech Group tuyên bố chấp nhận lời xin lỗi và đề nghị bồi thường vật chất tượng trưng của ông Tạ Thanh Long là đồng sáng lập Công ty Fiin vì hành vi xâm hại quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời tuyên bố sẽ rút đơn khởi kiện cá nhân ông Long và Công ty Fiin”.
“Qua vụ việc này NextTech Group muốn dấy lên sự quan tâm của xã hội về vấn nạn đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT và gợi ý các biện pháp xử trí với tình trạng ngang nhiên xâm phạm sở hữu trí tuệ vốn đang là cơn “sóng ngầm” nhức nhối trong ngành này từ hàng chục năm qua; đồng thời cảnh báo cổ vũ khởi nghiệp startup thái quá có thể gián tiếp gây ra lòng tham trong một bộ phận lao động trong lĩnh vực CNTT, dẫn đến các hành vi xấu làm trầm trọng thêm vấn nạn đạo đức”, đại diện NextTech Group nhấn mạnh.
Theo NextTech, trước đó, vào ngày 14/5/2018, sau khi nhận được thông tin về một startup có tên Finn sắp ra mắt một dịch vụ giống hệt VayMuon.vn có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và đạo đức nghề nghiệp liên quan đến một nhóm nhân viên cũ dẫn đầu bởi ông Tạ Thanh Long, Công ty cổ phần Vay Mượn nhưng không nhận được sự hợp tác thiện chí.
“Vì vậy, ngày 2/6, NextTech Group đã đưa thông tin lên Internet và được nhiều cơ quan truyền thông đăng tải. Theo đó, NextTech Group đã đưa ra các bằng chứng xác thực cáo buộc Công ty Finn đã xâm phạm sở hữu trí tuệ thông qua việc sử dụng các thành phần thiết kế và phần mềm thuộc sở hữu của VayMuon.vn do một nhóm nhân viên cũ của Công ty cổ phần Vay Mượn mới thôi việc mang sang “góp vốn” trái phép để khởi nghiệp Fiin”, thông cáo của NextTech Group nêu.
Chủ tịch NextTech Group Nguyễn Hoà Bình nhận định, tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ nói chung và nhân viên cũ ngang nhiên xâm phạm tài sản chất xám của Công ty cũ nói riêng bất chấp sự tồn tại của Thoả thuận bảo mật và không cạnh tranh đã và đang là một vấn nạn nhức nhối trong ngành CNTT Việt Nam từ hàng chục năm nay, với ước tính 90% số doanh nghiệp trong ngành từng bị thiệt hại nhưng phải ngậm ngùi chấp nhận không dám nói ra vì không tin xã hội và pháp luật có thể giải quyết.
" alt=""/>NextTech Group rút đơn kiện nhân viên cũ tiết lộ bí mật kinh doanh cho startup FiinTrong phát biểu tại sự kiện, trên cơ sở điểm lại quá trình phát triển của các cách mạng công nghiệp kể từ cách mạng công nghiệp lần thứ nhất với khởi điểm từ 1784 và thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) mà chúng ta đang sống với sự kết hợp của các công nghệ điện tử, vật lý, số hóa và sinh học, ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: “Có thể thấy rằng cuộc CMCN 4.0 đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất thế giới, tạo ra những sự tác động mạnh mẽ ngày một gia tăng đối với mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, dẫn đến sự thay đổi lớn về phương thức sản xuất và lực lượng sản xuất”.
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, cuộc CMCN 4.0 đã và đang diễn biến rất nhanh tạo ra những khả năng hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc tới các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới. “Trong số các công nghệ chủ chốt của CMCN 4.0, công nghệ blockchain hay còn gọi là công nghệ chuỗi khối là một trong những công nghệ đột phá được dự đoán sẽ là công nghệ dẫn dắt cách mạng công nghiệp 4.0 trong một vài thập kỷ tới”, ông Bình nhận định.
Theo ông Bình, blockchain được định nghĩa là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin, dữ liệu bằng các khối liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Với đặc tính phi tập trung, minh bạch và độ bảo mật cao, blockchain được đánh giá là công nghệ mang tính cách mạng, dẫn dắt sự thay đổi trong tương lai, ứng dụng được trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực như tài chính ngân hàng, bán lẻ, vận chuyển hàng hóa, viễn thông…
Ông Bình cũng cho biết, với tiềm năng lớn của công nghệ này, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đang nhìn nhận một cách nghiêm túc, nghiên cứu ban hành chủ trương, xây dựng các chính sách phù hợp cho sự phát triển đầy tiềm năng của công nghệ blockchain. Ví dụ như Chính phủ Thụy Điển, Honduras đã sử dụng công nghệ blockchain để xử lý quyền sử dụng đất, Estonia sử dụng trong quản lý cơ sở dữ liệu Chính phủ, quốc đảo Malta cũng thử nghiệm sử dụng blockchain trong việc đăng ký công ty, Dubai dự kiến áp dụng công nghệ này để vận hành bộ máy chính phủ vào những năm 2020...
"Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, Việt Nam cần thiết phải tiếp tục tiếp tục theo dõi, khuyến khích, phát huy những ưu điểm của công nghệ blockchain. Đồng thời nghiên cứu đưa ra các chủ trương, chính sách pháp luật để điều chỉnh phù hợp, giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn", ông Bình nói.