发布时间:2025-01-20 02:35:28 来源:NEWS 作者:Nhận định
Nhưng rồi họ vẫn thuộc về nhau khi không thể cưỡng lại sự rung động đến kỳ lạ của con tim.
Sự rung động kỳ lạ
Căn phòng trọ của hai vợ chồng đáng tuổi "bà cháu" nằm sâu trong con hẻm nhỏ phường Linh Tây (Q. Thủ Đức,ệntìnhcổtíchcủacặpvợchồngđũalệchhơnkémtuổbrentford đấu với wolves TP HCM). Từ nhiều năm nay, bà con lối xóm đã tỏ tường về chuyện tình của họ. Lạ lẫm mãi rồi cũng quen, cười chê chán thì thôi, bây giờ người đời biết chấp nhận và mặc nhiên xem họ là vợ chồng danh chính ngôn thuận. Tuy nhiên, cách xưng hô không được thuận tai cho lắm. Người ta quen gọi bà Oanh, anh Tuấn cho đúng vai, phải tuổi.
Bà Nguyễn Thị Oanh (SN 1963) xuất thân trong gia đình trung lưu, có nền nếp tại Q. Thủ Đức (TP HCM). Vốn là con gái thành phố, từ những năm 80 của thế kỷ trước, bà Oanh qua Liên Xô xuất khẩu lao động. Năm 1990 bà trở về Việt Nam làm trong ngành lương thực, không giàu sang nhưng cũng có của ăn của để.
Hơn 10 năm trở thành vợ chồng, họ đã trải qua vô vàn khó khăn trắc trở.
Do nặng gánh gia đình, mải mê làm ăn kiếm tiền nên tình duyên lỡ làng. Khi giật mình nhìn lại thì tuổi đời đã "quá lứa, lỡ thì", bà mặc nhiên chấp nhận và xem đó như là số phận của mình. Nhiều năm quần quật lao động, bà Oanh mang nhiều thứ bệnh trong người, nặng nhất là bị rách hai dây chằng vai khiến bà không thể cử động, hai cánh tay gần như tê liệt.
Bà trải qua nhiều cuộc phẫu thuật rồi kiên trì tập vật lý trị liệu. Nhờ bền bỉ, quyết tâm, đôi tay của bà có triển vọng tốt. Những ngày đi chữa bệnh, bà Oanh quen được một cô bé cùng hoàn cảnh. Bà tận tình chỉ dạy, hướng dẫn cô tập đúng phương pháp.
Ngày cô bé xuất viện về lại cơ sở bảo trợ người khuyết tật ở Đồng Nai, bà Oanh theo về tận nơi thăm hỏi. Tại đây, bà đã gặp anh Trần Văn Tuấn (SN 1983). Ấn tượng đầu tiên về người đàn ông khiếm thị này là một bộ dạng xộc xệch, khuôn mặt đờ đẫn và mái tóc cắt theo kiểu "úp nồi". Những lần qua lại cơ sở, bà Oanh đều chạm mặt anh Tuấn. Bà hay cho đồ ăn và hỏi thăm công việc cuộc sống của anh giống như một người chị quan tâm đến đứa em dại khờ.
Trong trí nhớ mơ hồ, anh Tuấn nói rằng cha đẻ của mình rất giàu có, ở ngay trong thành phố này nhưng chưa bao giờ thừa nhận anh. Thời trai trẻ chưa đổ bệnh, anh làm nghề tự do, ai thuê gì làm nấy.
Năm 2002 anh Tuấn bị bệnh khiến hai mắt mờ đục, không thể nhìn rõ mọi vật. Những ngày anh bất lực, buồn bã nhất thì được một người quen giới thiệu về cơ sở dạy nghề cho người khiếm thị ở Đồng Nai. Anh học nghề massage bấm huyệt.
Anh Tuấn chưa bao giờ nghĩ có một ngày mình sẽ nên duyên vợ chồng với người phụ nữ hơn anh tròn 20 tuổi. Gặp bà Oanh, anh không thể nhìn rõ mặt nhưng cảm mến ở giọng nói ấm áp, tình cảm. Còn bà Oanh dần dần bị nụ cười của anh Tuấn "mê hoặc".
Con hẻm nhỏ dẫn vào tổ ấm của vợ chồng bà Oanh.
Bà Oanh quả quyết bà yêu anh Tuấn bởi nụ cười rất tươi và hồn nhiên của anh. Vì yêu rồi nên nặng nợ. Anh Tuấn không còn chỗ nào dung thân, bà Oanh phải gửi tiền để người ta cho anh ở. Tết năm đầu tiên quen nhau, bà chở anh Tuấn đi chơi. Khi anh Tuấn vịn tay vào vai để trèo lên xe thì người bà Oanh run bắn lên, giống như có một luồng sét chạy qua người, cảm giác không sao diễn tả được.
Bà Oanh bẽn lẽn chia sẻ: "Hồi còn trẻ tôi từng đi khắp nơi nhảy múa ăn chơi các kiểu nhưng chưa bao giờ có cảm giác như lúc ấy. Tôi chỉ muốn anh Tuấn ôm mình thật lâu và thật chặt. Trước giờ tôi chưa biết tình yêu là gì, đúng là ơn trên đã đưa anh ấy đến bên đời tôi".
Từ cái rung động kỳ lạ đó bà Oanh vui vẻ hơn, cười tươi hơn nhưng bà phải trả giá bằng trăm ngàn nỗi lo đè nặng trên vai. Bà phải tất tả ngược xuôi, chạy đôn chạy đáo lo chữa bệnh cho anh Tuấn, tốn kém rất nhiều tiền nhưng bà vẫn chấp nhận. Cuối năm 2007, bà Oanh và anh Tuấn quyết định tổ chức đám cưới, chính thức trở thành chồng vợ.
Có lẽ kỷ niệm đẹp nhất là ngày hai người đi chụp ảnh cưới. Khi ấy, bà Oanh đang có việc làm ổn định nên cơ thể cũng như nhan sắc "trội" hẳn lên so với tuổi ngoài 40 của mình. Bà và anh Tuấn sánh đôi là tương đương nhau, nếu nhìn kỹ mới nhận ra sự chênh lệch. Bộ ảnh cưới như báu vật cuộc đời của bà Oanh, vì nó mà làm thay đổi số phận của bà.
Bà Oanh mong muốn mọi người cảm thông, chia sẻ với vợ chồng bà.
Mong được sẻ chia, thấu hiểu
Người ta không còn cười chê sau lưng nữa mà mỉa mai, dè bỉu ngay trước mặt. Bà Oanh không thể nào quên cái ngày dẫn anh Tuấn về nhà giới thiệu, ngay lập tức bà bị từ chối và từ mặt luôn. Người mẹ già gào lên: "Sao lại lấy người như thế này".
Bà Oanh khóc, cố nài nỉ mẹ cho vào nhà thắp một nén hương lên bàn thờ tổ tiên. Lòng buồn vô hạn, bà Oanh nghĩ chẳng lẽ người khiếm thị như anh không có quyền được yêu, được hạnh phúc. Và bà đã chấp nhận ra khỏi nhà để được lấy anh Tuấn, để được sống đúng với con tim và lý lẽ của tình yêu.
Có rất nhiều lời đàm tiếu, xỉa xói nhằm vào cuộc hôn nhân của bà nhưng trong suy nghĩ, bà luôn tâm niệm, tình cảm vợ chồng là một thứ gì đó rất đỗi thiêng liêng. Đã trao nhẫn cưới cho nhau, đã thề nguyền sống chết có nhau thì đó là lời gan ruột gắn kết hai con người vượt qua mọi khó khăn để cùng nhau bước đi.
Với anh Tuấn, dù không ít lần phải nghe người ta gọi "bà cháu" nhưng anh không tự ti, mặc cảm. Anh sống bằng tâm hồn chứ không quan trọng bề ngoài. Nhiều lần bà Oanh chở anh Tuấn đi ra ngoài, có người gọi giật anh lại hỏi: "Em đi với mẹ à". Rồi "chị gái chở em trai đi đâu vậy...".
Anh Tuấn đã quá quen với cách xưng hô trái khoáy từ thiên hạ. Mỗi lần phải giải thích, anh đều nhẹ nhàng trả lời: "Đây là vợ của tôi". Sau lưng người ta muốn nghĩ gì thì đó là miệng đời, anh không quan tâm. Còn bà Oanh thì cảm nhận rõ sự cười chê. Bà chọn cách im lặng.
Sau khi cưới, tất cả gánh nặng dồn lên vai bà Oanh nên sức khỏe, sự dẻo dai, săn chắc của cơ thể dần biến mất. Bà xuống sắc nhanh chóng, già hơn tuổi đời của mình nên càng kéo lê khoảng cách tuổi tác giữa bà và anh Tuấn. Khổ tận cùng, bà Oanh còn thường xuyên bị anh Tuấn vác dao chém mỗi khi lên cơn "điên rồ".
Nhiều lần bà Oanh muốn từ bỏ cuộc hôn nhân oan trái và đầy trắc trở này nhưng nhìn xung quanh thì thấy còn bao nhiêu hoàn cảnh éo le, lê lết hơn mình, họ vẫn sống được, vẫn yêu thương đùm bọc nhau. Rồi nhìn sang người chồng khiếm thị của mình, nụ cười hồn nhiên ngây thơ của anh khiến bà thương không sao bỏ được.
Mong mỏi có một mụn con nhưng điều đó có lẽ mãi mãi chỉ là giấc mơ với hai vợ chồng "đũa lệch" này. Anh Tuấn bị một cục u từ nhỏ, năm 18 tuổi phải trải qua cuộc phẫu thuật. Vừa rồi cục u tái phát, anh lại phải phẫu thuật. Bác sĩ cũng đã nói rõ, trường hợp của anh Tuấn rất khó sinh hoạt vợ chồng và không thể có con. Nếu có một phép mầu ở anh Tuấn thì về phần bà Oanh cũng phải kỳ diệu bởi bà đã quá tuổi sinh nở.
Cứ nghĩ đến bất hạnh ấy, bà Oanh lại khóc, đêm bà thường nằm mơ thấy con trẻ. "Nhưng rồi mình cũng phải chấp nhận sự thật. Cuộc sống này không phải có con là có tất cả và không có con thì mất tất cả. Chúng ta phải hiểu và biết điểm dừng lại của khát khao", bà Oanh quan niệm.
Trải qua biết bao sóng gió, cuộc hôn nhân "đũa lệch" đã vượt qua được chặng đường 12 năm. Trong thâm tâm, bà Oanh lúc nào cũng hy vọng một ngày nào đó, cha mẹ, anh chị em sẽ thấu hiểu mà dang tay chào đón vợ chồng bà. Nhưng ngần ấy năm, định kiến dường như ngày càng khắt khe hơn, vẫn không một ai cảm thông, chia sẻ cho mối lương duyên "trời định" này.
Theo Công An Nhân Dân
相关文章
随便看看