Nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng và ban hành Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong dự thảo tờ trình Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân (phiên bản dự thảo được đăng trên bocongan.gov.vn hồi tháng 2/2020 để lấy ý kiến đóng góp), Bộ Công an cho hay, trong thời đại công nghệ số hiện nay, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mang tính đột phá trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân đang ngày càng trở nên cấp thiết.
Bộ Công an cho biết, trên thế giới, vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản... và Liên minh châu Âu hết sức coi trọng. Thống kê cho thấy, hiện đã có hơn 80 quốc gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Theo các nước, quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân là quyền riêng tư và được pháp luật bảo vệ và bảo vệ dữ liệu cá nhân được thể hiện qua nhiều khía cạnh như: bảo đảm quyền tự chủ, quyền riêng tư và bảo toàn được danh dự, uy tín của mỗi cá nhân, giúp cá nhân kiểm soát tốt hơn các vấn đề trong cuộc sống, tăng cường niềm tin trong xã hội và là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quyền được bày tỏ chính kiến, quyền tự do ngôn luận.
Với Việt Nam, nước ta là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới, số lượng người sử dụng Internet của Việt Nam đã đạt hơn 64 triệu người, chiếm hơn 2/3 dân số (66%), tăng hơn 19% so với năm 2018, xếp thứ 13 trên thế giới về số người dùng, trong đó có 58 triệu tài khoản Facebook, 62 triệu tài khoản Google.
Cơ sở hạ tầng số phát triển nhanh và cơ sở hạ tầng dữ liệu đang được cải thiện. Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
“Tuy nhiên, mức độ ứng dụng công nghệ càng nhiều thì việc cung cấp, sử dụng thông tin cá nhân lại càng lớn. Điều này đặt ra cho Chính phủ bài toán phải quản lý sao cho hiệu quả, đảm bảo phòng ngừa, xử lý được các hành vi vi phạm pháp luật về thông tin cá nhân; đồng thời, đảm bảo phù hợp với Hiến pháp, các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế”, dự thảo tờ trình của Bộ Công an nêu.
Đề xuất 3 quan điểm chỉ đạo xây dựng Nghị định
Cũng tại dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bộ Công an cho biết, việc xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân xuất phát từ một số yêu cầu cơ bản, bao gồm: Yêu cầu từ sự phát triển kinh tế số và ứng dụng khoa học - công nghệ vào đời sống xã hội; Yêu cầu từ công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; Yêu cầu cấp bách của việc triển khai Chính phủ điện tử và thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; Yêu cầu nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhất là các thông tin về lý lịch cá nhân, mối quan hệ, tình trạng sức khỏe, tài chính... ; Yêu cầu phù hợp với quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó có Quy định bảo vệ dữ liệu chung của Liên minh châu Âu (GDPR).
Cùng với đó, Bộ Công an đã đề xuất quan điểm chỉ đạo xây dựng Nghị định; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng cùng các mục tiêu, nội dung của chính sách, giải pháp thực hiện chính sách.
Cụ thể, theo đề xuất của Bộ Công an, việc xây dựng dự thảo Nghị định sẽ được thực hiện trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo: Thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tính kế thừa của văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, bí mật cá nhân, thông tin cá nhân, quyền riêng tư, tính kế thừa của văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành có liên quan tới nội dung bảo vệ dữ liệu cá nhân;
Cụ thể hóa đầy đủ tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013 về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo vệ Tổ quốc; Bảo đảm tính khả thi của Nghị định trong điều kiện CNTT, không gian mạng đang phát triển, ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam; bảo vệ dữ liệu cá nhân là nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội; bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Vân Anh
Đại tá Nguyễn Ngọc Cường, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao cho biết Cục đã phát hiện trên trang mạng raidforums.com rao bán gói dữ liệu chứa thông tin khoảng 41 triệu người dùng Việt Nam.
" alt=""/>Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhânBước sang thềm năm mới 2022, thị trường bất động sản vùng ven TP.HCM và các tỉnh lân cận có những dấu hiệu sôi động trở lại. Giá đất tại một số nơi đang được đẩy lên cao bất thường so với thời điểm trước dịch Covid-19.
Ông N.T, người đầu tư nhà đất lâu năm tại TP.Thủ Đức, TP.HCM cho biết, giá đất nền khu vực này đang có chiều hướng tăng mạnh. Như nền đất 62m2 ở P.Linh Chiểu, tháng 4/2021 ông mua giá 5,5 tỷ đồng thì nay có người trả 6,2 tỷ đồng.
Theo ông T, với phân khúc đất nền, thị trường sơ cấp ở vùng ven TP.HCM dừng như bị chững lại trong vòng 2 năm qua vì thiếu nguồn cung. Trong khi đó, thị trường thứ cấp vẫn có giao dịch và chỉ im ắng trong khoảng 6 tháng giãn cách xã hội.
Đất nền vùng ven TP.HCM đang tăng mạnh. |
Không riêng Thủ Đức, một số nơi ở Q.2 và Q.9 cũ hiện cũng chứng kiến làn sóng tăng giá rõ rệt. Giá bán mới mỗi nền đất có mức chênh từ vài chục đến cả trăm triệu đồng so với trước đợt dịch Covid-19 thứ tư.
“Dịch bệnh làm ảnh hưởng đến tâm lý chung của cả người có nhu cầu mua thực lẫn nhà đầu tư. Nhiều người vẫn còn e dè, chưa dám bung tiền đầu tư. Nhưng khi dịch bệnh được kiểm soát, thị trường đang có dấu hiệu sôi động trở lại”, ông N.T chia sẻ.
Theo báo cáo của một đơn vị nghiên cứu thị trường, nhu cầu mua nhà đất tại TP.HCM tăng nhanh từ hai tháng trở lại đây. Khu vực thu hút nhất là khu Đông và huyện vùng ven Bình Chánh, lượng người quan tâm tăng gần gấp đôi và mức giá ghi nhận tăng từ 7%-10%.
Tại Long An, giá đất nền cũng bắt đầu được đẩy lên cao. Theo ông Trần Hiền Phương – TGĐ Sea Holdings, sau đợt dịch vừa qua, đất nền ở Long An đang thiết lập mặt bằng giá mới.
“So với thời điểm trước dịch, giá đất Long An tăng dao động từ 10% đến 15%. Không chỉ đất của cá nhân, hộ gia đình mà đất nền thuộc dự án cũng tăng. Nguyên nhân do nguồn cung các dự án đất nền có pháp lý rõ ràng tại thị trường này đang dần khan hiếm. Giao dịch diễn ra nhộn nhịp hơn nhưng nhìn chung chưa có sự đột biến”, ông Phương nói.
Dịch bệnh đi qua, giá đất tăng gấp đôi
Nằm ở khu vực cửa ngõ phía Đông TP.HCM, thị trường bất động sản ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang có làn sóng tăng giá gây chú ý.
Theo chân một nhà đầu tư, PV VietNamNetghi nhận giá đất một số nơi ở Bà Rịa – Vũng Tàu tăng “chóng mặt” chỉ trong vòng một năm trở lại đây. Đơn cử như một nền đất ở huyện Long Điền có giá 1,4 tỷ đồng vào đầu năm 2021, nay đang giao dịch 2 tỷ đồng.
Giá đất nền ở huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu đang có chiều hướng tăng. |
Nơi có giá đất tăng mạnh nhất có thể kể đến là xã Lộc An, huyện Đất Đỏ. Những nền đất có vị trí đẹp tăng giá gấp đôi.
Khảo sát cho thấy, giá đất khu vực này đã tăng từ 30% đến 50% so với trước dịch. Đặc biệt, với những thửa đất có quy hoạch là đất ở, trước đây 1ha có giá 15 tỷ đồng thì nay đã lên 25 – 30 tỷ đồng. Các phòng công chứng luôn trong tình trạng đông nghẹt khách ra vào.
Theo ông Hoàng Kim Hoài – TGĐ Phúc Điền Land, có nhiều nguyên nhân khiến cho giá đất nhiều nơi ở Bà Rịa – Vũng Tàu tăng mạnh. Sau đợt dịch, nhiều người nhận thấy các kênh đầu tư khác khá bất ổn nên đổ tiền vào nhà đất. Do đó, bất động sản nói chung trở thành kênh trú ẩn an toàn.
Tiếp nữa, khoảng cách giữa Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM và các tỉnh được rút ngắn nhờ nhiều dự án hạ tầng giao thông đang dần hoàn thiện. Xu hướng mua ngôi nhà thứ hai của người dân cũng tăng mạnh sau dịch.
“Hai năm nay, nguồn cung nhà ở tại TP.HCM khan hiếm và giá quá cao nên người dân có xu hướng dạt về tỉnh mua đất đầu tư. Lợi nhuận của nhà đầu tư đi trước đã trở thành hấp lực với những nhà đầu tư mới”, ông Hoài nói.
Giá đất tại Lâm Đồng tăng từ 15% đến 20% so với trước đợt dịch Covid-19 thứ tư. |
Không còn đột biến như nửa năm trước đây nhưng giá đất một số nơi ở tỉnh Lâm Đồng cũng đang có chiều hướng tăng.
Một nhà đầu tư có kinh nghiệm tại TP.Bảo Lộc cho hay, so với trước đợt dịch, giá đất ở Lâm Đồng nói chung tăng từ 15% đến 20%. Riêng TP.Bảo Lộc, sau tình trạng phân lô bán nền tràn lan và chính quyền đang vào cuộc xử lý, giá đất nơi đây đang chững lại.
Theo nhà đầu tư này, trong hai tháng qua, huyện Lâm Hà đã trở thành nơi “sốt đất” mới. Giá đất tại đây tăng từ 50% đến 70% so với trước dịch. Sở dĩ giá đất khu vực này tăng cao vì vị trí gần TP.Đà Lạt.
“Thị trường đất nền ở TP.Bảo Lộc thu hút nhiều nhà đầu tư từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Trong khi đó, phần lớn nhà đầu tư phía Bắc lại thích “săn” đất ở các huyện như Lâm Hà, Đức Trọng hay khu vực sân bay Liên Khương”, nhà đầu tư này chia sẻ.
Về thực trạng giá đất ở nhiều nơi tăng mạnh, giảng viên Trần Nguyên Đán (Trường Đại học Kinh tế TP.HCM) cho rằng, khi đầu tư nhà đất, nhà đầu tư thường trông đợi vào hai nguồn thu nhập, đó là thu nhập thường xuyên từ nhà đất đó tạo ra hoặc thu nhập từ việc mua đi bán lại, còn gọi là lợi vốn.
Hầu hết các nhà đầu tư bất động sản hiện nay tập trung kiếm lời từ việc mua đi bán lại, bỏ qua thu nhập thường xuyên. Đánh vào tâm lý muốn lợi nhuận nhanh này, giới đầu cơ lợi dụng những thông tin để tạo “sốt đất”.
“Nếu có các yếu tố tác động vào nguồn thu nhập của nhà đất đó thì nó mới tăng giá trị. Lợi nhuận từ việc mua đi bán lại cũng dựa trên sự tác động đó”, TS. Trần Nguyên Đán nói.
Theo giảng viên Trần Nguyên Đán, nhà đầu tư chỉ nên xuống tiền vào “đất sống”, tức đất tạo ra nguồn thu nhập. Ví dụ, nơi đó có những yếu tố như khu vực sẽ hấp thu một lượng dân cư đến, đón đầu dòng vốn đầu tư mới hoặc sự dịch chuyển về mật độ dân cư.
Phân khúc đất nền đang chứng kiến sự gia tăng chóng mặt về giá. Ghi nhận trong phạm vi cách Hà Nội 100km, có nơi tăng 57% thậm chí tăng 106%.
" alt=""/>Sốt đất xình xịch các tỉnh phía Nam, có nơi giá tăng gấp đôiCụp gương và đi thật chậm, nữ tài xế thường xuyên lái xe qua một ngõ hẹp khiến nhiều người phải thán phục.
" alt=""/>Cú đâm kinh hoàng do tài xế say rượu