当前位置:首页 > Thể thao

Chuyên gia CyberAgent Capital: 4 bước startup Việt cần làm trong giai đoạn khó khăn hiện nay

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn,êngiaCyberAgentCapitalbướcstartupViệtcầnlàmtronggiaiđoạnkhókhănhiệkết quả vòng loại world cup khu vực châu á Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng chung, Vietnamnet đã phỏng vấn ông Nguyễn Hiếu Linh, Phó giám đốc CyberAgent Capital Việt Nam, nhằm tìm kiếm những lời khuyên hữu ích giúp các công ty khởi nghiệp đối phó với tình trạng hiện tại.

Thưa ông, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu lẫn Việt Nam đều gặp khó khăn như hiện nay, xin cho biết các startup cần làm gì để đối phó?

Ông Nguyễn Hiếu Linh: Đã có rất nhiều lời khuyên cũng như các chia sẻ của các chuyên gia và nhà đầu tư dành cho các startup để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Như chúng ta đã biết, dịch bệnh tác động rộng khắp đến tất cả mọi quốc gia, lĩnh vực và ngành nghề. Rất nhiều thứ đã thay đổi, có nhiều thứ trở nên đắt hoặc khó hơn rất nhiều và ngược lại, có những thứ trở nên rẻ hoặc dễ hơn rất nhiều. 

Đối với câu hỏi “cần làm gì”, mỗi startup sẽ có một câu trả lời đúng với riêng họ và có thể chưa phù hợp 100% với startup khác. Ở đây, tôi chỉ nói đến một vài nguyên tắc và gợi ý để mỗi startup tự tìm ra câu trả lời phù hợp với mình.

Bước thứ nhất, người sáng lập nên ngồi gạch đầu dòng ra tất cả những gì đã thay đổi mà họ thấy được, cảm nhận được hay dự đoán sẽ xảy ra bằng cách đặt các câu hỏi chẳng hạn như khách hàng có thể giảm hơn bao nhiêu, có phát sinh nhu cầu mới hay không, bao nhiêu nhân sự phải làm việc tại nhà,...

Sau khi liệt kê được hết các thay đổi trên, startup đã có trong đầu hình dung về một thực tế mới, một môi trường kinh doanh mới, có thể đầy rẫy nhưng khó khăn, thử thách nhưng cũng tiềm ẩn một số cơ hội chỉ có trong giai đoạn hiện nay.

Bước thứ hai, người sáng lập đã có đủ thông tin về “thực tế mới” để lập nên bảng dự báo dòng tiền trong tình huống xấu nhất cho doanh nghiệp của mình. 

Vì sao cần phải là tình huống “xấu nhất”? Vì chúng ta không muốn startup chết trong mọi hoàn cảnh, để tỉ lệ chết thấp nhất thì phải chống chọi được với tình huống xấu nhất. 

“Xấu nhất” nghĩa là doanh thu giảm nhiều nhất, chi phí cắt giảm được ít nhất, không có nhà đầu tư hay cổ đông nào bỏ thêm tiền vào startup, không thể vay mượn thêm từ bất kì nơi nào, các khoản phải thu từ khách hàng có thể sẽ không thu hồi được… Với bảng dự báo này, startup sẽ thấy mình còn “sống” được ít nhất là bao nhiêu tháng nữa.

Bước thứ ba, vạch ra kế hoạch hành động ngay cho kịch bản xấu nhất. Trong kịch bản này, phải tăng dòng tiền vào đồng thời với giảm dòng tiền ra. Chẳng hạn có thể thay đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu khách hàng, có thể tạo sản phẩm mới hay không, có thể tiếp cận gói hỗ trợ nào...

  • Kèm với đó, phải giảm dòng tiền ra bằng nhiều cách. Ví dụ nhân sự có thể kiêm nhiệm thêm việc hay không, giảm chi phí thuê mặt bằng hay không, có nên mở rộng hoạt động kinh doanh lúc này, có thể áp dụng cách tiếp thị nào tiết kiệm nhưng hiệu quả,...

Bước thứ tư, vạch ra kế hoạch cho kịch bản “cuối cùng”. Vì sao đã có kịch bản “xấu nhất” mà vẫn còn kịch bản “cuối cùng”? Vì sau kịch bản “cuối cùng” này sẽ không còn startup nữa. Đó là kịch bản dành cho việc không thể sống sót với số tiền còn lại. 

分享到:

相关推荐