|
ĐH Quốc gia Hà Nội nằm trong nhóm từ 161-170 |
|
Điểm số và vị trí của ĐH Quốc gia Hà Nội trong bảng xếp hạng QS châu Á từ năm 2009 đến năm 2014 |
Được công bố thường niên từ năm 2009, Bảng xếp hạng đại học QS chọn ra 300 trường đại học hàng đầu châu Á, cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về giáo dục đại học ở một trong những khu vực phát triển năng động.
Ngoài 2 cơ sở đào tạo đại học lớn có tên trong bảng "top 200", nếu tính trong "top 300" thì ĐH Bách khoa Hà Nội nằm trong nhóm từ 251-300.
Đứng đầu bảng xếp hạng toàn khu vực năm nay là ĐH Quốc gia Singapore.
Vị trí số 2, 3, 4 dành cho Viện Khoa học và Công nghệ cao cấp Hàn Quốc, ĐH Hồng Kông, ĐH Quốc gia Seoul.
Những trường đại học tiếp theo nằm trong top 10 lần lượt là: ĐH Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, ĐH Hồng Kông Trung Quốc, ĐH Công nghệ Nanyang, ĐH Bắc Kinh, ĐH Khoa học và Công nghệ Pohang, ĐH Tokyo.
So với những năm trước, vị trí năm nay của ĐHQG Hà Nội là cao nhất. Năm 2009 và 2010, trường xếp vị trí thứ 201. Năm 2011 xếp vị trí trên 201, trong khi năm 2012 và 2013 xếp trong nhóm 201-250.
Với sự lên ngôi của ĐH Quốc gia Singapore, đây là lần đầu tiên trong 6 năm thực hiện bảng xếp hạng, trường đứng đầu bảng không phải là một trường của Hồng Kông.
Một "người anh em" khác tới từ Singapore là ĐH Công nghệ Nanyang cũng củng cố vị trí của mình trong top 10 – leo 3 bậc lên vị trí số 7.
Trong khi đó, Viện Khoa học và Công nghệ cao cấp Hàn Quốc có cú nhảy ấn tượng nhất, từ số 6 lên số 2.
Những thay đổi trong top 10 cho thấy hiệu quả từ sự đầu tư của Chính phủ 2 quốc gia này vào giáo dục đại học, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu và quốc tế hóa.
Các trường đại học của Singapore và Hồng Kông nổi bật trong việc thu hút sinh viên và các học giả từ khắp nơi trên thế giới.
4% sinh viên quốc tế xuất sắc nhất chọn ĐH Hồng Kông, ĐH Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, ĐH Công nghệ Nanyang và ĐH Quốc gia Singapore.
Ngược lại, đây vẫn là một điểm yếu của các trường Nhật Bản và Trung Quốc, mặc dù cả hai quốc gia này đều liên tục có nhiều trường nằm trong top đầu.
Bảng xếp hạng đại học QS dựa trên 9 tiêu chí: uy tín học thuật (từ bảng khảo sát toàn cầu), uy tín của trường (từ khảo sát toàn cầu), đội ngũ giảng viên: tỷ lệ giảng viên/ sinh viên, trích dẫn/ mỗi bài báo, số bài báo/ giảng viên, tỷ lệ giảng viên quốc tế, tỷ lệ sinh viên quốc tế, tỷ lệ trao đổi sinh viên trong nước, tỷ lệ trao đổi sinh viên ra nước ngoài.
Bảng xếp hạng QS có giá trị thế nào?
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, một chuyên gia về kiểm định chất lượng giáo dục đại học cho biết, hiện nay trên thế giới có nhiều bảng xếp hạng đại học.
"Bảng xếp hạng được coi là danh giá nhất thế giới là World UniversityRankingsdotạp chí Times Higher Education (Vương quốc Anh)hợp tác vớiThomson Reuters bình chọn. Times Higher Educationchỉ xếp hạng 400 đạihọc hàng đầu thế giới.
Bảng xếp hạng đại học danh giá thứ hai làAcademic ranking of world universites do ĐH Giao thông Thượng Hải(Shanghai Jiao Tong University) đánh giá.
Trong khi đó, bảng xếphạngQS World University Rankings của Công ty Quacquarelli Symonds (Anh)cũng khá nổi tiếng vì QS đã từng hợp tác với tạp chíTimes HigherEducation để xếp hạng đại học. Tuy nhiên, từ năm 2010, tạp chí TimesHigher Educationđã ngưng hợp tác với QS và tạo ra phương pháp đánh giámới, với sự hợp tác của Thomson Reuters.
QS có ba bảng xếp hạngriêng, bảng thứ nhất làXếp hạng 600 ĐH thế giới (Việt Nam không có ĐHnào lọt top này), bảng thứ hai là Xếp hạng 300 ĐH châu Á(VN có ĐH Quốcgia Hà Nội thuộc hạng 201-250 của bảng xếp hạng này), bảng thứ ba là Xếphạng ĐH Mỹ - Latin"
Nguyễn Thảo
" alt=""/>2 đại học Việt Nam vào top 200 khu vực châu Á
Chương trình phát triển năngkhiếu toàn diện vừa được triển khai tại Vinschool sẽ giúp trẻ khám phá các tiềmnăng của bản thân trong 4 lĩnh vực: Tự nhiên, Xã hội, Nghệ thuật và Thể thao.
Đặc biệt, học sinh đạt kết quả xuất sắc trong kỳ kiểm tra năng khiếu tháng7/2014 sẽ có cơ hội được cấp học bổng Tài năng Vinschool.
Trân trọng mọi tiềm năng của học sinh
Mô hình năng khiếu của Trường Phổ thông Liên cấp Vinschool được triển khai từkhối lớp 4 đến lớp 10. Với các lĩnh vực: Khoa học Tự nhiên, Ngoại ngữ Xã hội,Thể thao và Nghệ thuật, mô hình này thể hiện quan điểm trân trọng mọi tiềm năngđa dạng, phong phú của học sinh.
Trong đó, Khoa học tự nhiên quy tụ các học sinh có năng khiếu trong các lĩnh vựcToán, Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật... Ngoại ngữ xã hội tập trungphát huy các thiên hướng về Ngữ văn, Anh văn, Lịch Sử,... Năng khiếu Nghệ thuậtkhơi dậy những tài năng về Âm nhạc, Hội họa, Múa, Kịch nghệ, Điện ảnh.... VàNăng khiếu Thể thao dành cho các học sinh có tiềm năng trong các môn thể thao,bao gồm cả các môn thể thao trí tuệ. |
|
Cơ sở xây dựng mô hình năng khiếucủa Vinschool là mỗi học sinh đều sở hữu những khả năng và trí thông minh riêngtrong các loại hình đa trí thông minh: Ngôn ngữ, Logic Toán, Giao tiếp, Tựnhiên, Vận động cơ thể, Âm nhạc, Hình ảnh và Nội tâm. Vinschool mong muốn đemđến môi trường giáo dục tốt nhất, tạo điều kiện để học sinh phát triển hết cáckhả năng tiềm ẩn của bản thân. Đây là quan điểm giáo dục chủ đạo và xuyên suốtcủa Hệ thống trường Vinschool.
Các lớp năng khiếu sẽ được dẫn dắt bởi đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môngiỏi nhất ở từng lĩnh vực liên quan. Trên nền tảng chương trình giáo dục toàndiện, chương trình học tại các lớp này cũng được bổ sung kiến thức nâng cao,thông qua nhiều hoạt động phong phú như các giờ học bổ trợ, tham gia nghiên cứu,làm các dự án, trải nghiệm thực tế.
Học sinh có thể được chia nhóm theo hướng chuyên sâu hơn trong một lớp năngkhiếu nhằm phù hợp với năng lực và đam mê cá nhân. Các tài năng sẽ trở thành hạtnhân trong tất cả các Câu lạc bộ văn hóa và năng khiếu - nơi sinh hoạt của tấtcả những học sinh Vinschool có cùng chung niềm đam mê và sở thích.
|
|
Để trở thành học sinh lớp năngkhiếu, học sinh cần tham gia bài kiểm tra năng khiếu được tổ chức trong haingày: 20/7/2014 (dành cho các lớp Khoa học tự nhiên và Nghệ thuật) và 27/7/2014(dành cho các lớp Ngoại ngữ xã hội và Thể thao).
Những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong các kỳ kiểm tra này sẽ có cơ hội thamgia phỏng vấn với Hội đồng giáo dục để xét cấp học bổng Tinh hoa Vinschool. Theođó, học sinh sẽ được miễn phí 100% học phí và tiền ăn trong năm học đầu tiên và50% học phí và tiền ăn trong hai năm tiếp theo.
Không mâu thuẫn với giáo dục toàn diện
“Giáo dục toàn diện thực tế không hề mâu thuẫn với việc bồi dưỡng năng khiếu. ỞVinschool, chúng tôi khuyến khích, trân trọng năng khiếu và năng lực cá nhân củamỗi học sinh. Mô hình CLB và đặc biệt là hệ thống lớp năng khiếu sẽ giúp họcsinh được thỏa mãn sở thích và năng lực của mình, yêu trường lớp bạn bè, rồi từđó tiếp thu và học các môn khác tốt hơn. Về dài hạn, chương trình giáo dụcchuyên biệt sẽ giúp phát triển tiềm năng và năng khiếu đó thành những tài năngthực sự.” - NGƯT.GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, thành viên Hội đồng giáo dục Vinschoolchia sẻ.
|
|
Bên cạnh đó, trường vẫn áp dụngchương trình giáo dục toàn diện cho tất cả học sinh trong trường. Theo đó, tấtcác các học sinh tham gia chương trình giáo dục toàn diện 5 trong 1 được tíchhợp từ 5 cấu phần: Chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chương trìnhtiếng Anh tăng cường; Chương trình Giáo dục Kỹ năng sống; Chương trình Giáo dụcThể chất; và Chương trình Giáo dục Năng khiếu. Mọi học sinh đều được khuyếnkhích tham gia các Câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa…
Việc giáo dục toàn diện bên cạnh phát huy năng khiếu nhằm giúp học sinh có cơhội khám phá năng lực của bản thân trong mọi lĩnh vực, đồng thời, trang bị nhữngkỹ năng, công cụ cần thiết để các em có thể tiếp cận và cảm nhận đa dạng về cuộcsống.
Tọa lạc tại khu đô thị Times City (458 Minh Khai) Hà Nội, Hệ thống trường liên cấp Vinschool được có hệ thống phòng học hiện đại, hệ thống các phòng chức năng chuyên biệt và các khu vui chơi, thể thao đa dạng… trên quần thể rộng hơn 2ha.
Năm học 2014-2015, Trường Phổ thông Liên cấp Vinschool công bố tuyển sinh từ lớp 1 đến lớp 10. Thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh được công bố tại website: www.vinschool.com |
Minh Tuấn
" alt=""/>Vào Vinschool, khai mở ‘mỏ vàng’ tài năng trẻ em