Iran cảnh báo Washington không can thiệp vào hành trình của Adrian Darya 1, trong khi Mỹ dọa sẽ phạt bất cứ bên nào hỗ trợ con tàu.
![]() |
Ảnh: Bloomberg |
Báo Bloomberg đặt ra một số vấn đề nan giải với số phận Adrian Darya 1.
Tàu hiện đang ở đâu?
Rời khỏi Gibraltar, Adrian Darya 1 hiện đang di chuyển theo hướng đông trên Địa Trung Hải và phát tín hiệu tới cảng Kalamata của Hy Lạp. Con tàu mang cờ Iran (trước đó mang cờ Panama).
Mỹ sẽ bắt giữ tàu?
Mỹ từng thử điều đó nhưng không thành công. Một tòa án Mỹ đã phê chuẩn đơn bắt giữ con tàu cùng hàng hóa nhưng giới chức Gibraltar không làm theo yêu cầu. Mỹ có thể tìm cách bắt giữ Adrian Darya 1 một lần nữa nếu tàu dừng tại một cảng khác ở Địa Trung Hải. Do vậy, giới chức Iran sẽ cố tránh nguy cơ này.
Bất kỳ nỗ lực nào của Hải quân Mỹ muốn bắt con tàu hoặc cản trở nguồn tiếp tế trên biển đều có thể làm leo thang nghiêm trọng những căng thẳng hiện nay giữa hai nước. Đang nắm trong tay một tàu dầu Anh, Iran gần như chắc chắn sẽ phản ứng bằng cách gia tăng hoạt động ở Eo biển Hormuz.
Tại sao Gibraltar thả tàu Iran?
Chính quyền Gibraltar cho biết, các quy định của EU không cho phép vùng lãnh thổ này xin lệnh tòa án bắt giữ tàu dầu Iran. Đó là do "những khác biệt trong các cơ chế trừng phạt của EU và Mỹ áp đặt với Iran", theo thông cáo từ chính quyền Gibraltar. "Cơ chế cấm vận của EU nhằm vào Iran, có thể áp dụng ở Gibraltar, hạn hẹp hơn nhiều so với những gì được áp dụng ở Mỹ".
Tàu vẫn mang dầu thô Iran?
Có vẻ như vậy. Đồ họa của con tàu – độ sâu choán nước – được báo cáo là 22,1m. Điều này cho thấy nó đang chở tổng lượng hàng khoảng 2 triệu thùng dầu thô. Số liệu được trưởng tàu nhập bằng tay vào Hệ thống nhận dạng tự động của tàu nên có thể không chuẩn, nhưng không có bằng chứng tàu đã xả hàng khi neo đậu ngoài khơi Gibraltar.
Tàu đang đi đâu?
Dữ liệu theo dấu tàu thuyền cho thấy Kalamata là đích đến của Adrian Darya 1 kể từ ngày 25/8. Cảng này có thể không phải là đích đến cuối cùng vì nó quá nhỏ để tiếp nhận con tàu to lớn, và các nhà chức trách Hy Lạp cũng tuyên bố sẽ không trợ giúp con tàu.
Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis nói trong một cuộc phỏng vấn của kênh France 24 TV rằng, con tàu không hướng đến Hy Lạp. Nếu tàu chuẩn bị tới nước này thì một thỏa thuận trợ giúp pháp lý giữa Washington và nước đó có thể phơi con tàu ra cho Mỹ bắt giữ, theo Stephen Askins, một đối tác của hãng luật hàng hải Tatham & Co.
Cyprus cũng sẽ không cho tàu dầu Iran tiến vào lãnh hải của mình nếu nhận được tín hiệu đề nghị từ tàu, theo một nhà ngoại giao của quốc đảo này.
Hàng hóa sẽ tập kết nơi nào?
Hiện vẫn chưa rõ lượng dầu thô trên tàu Adrian Darya 1 sẽ được dỡ ở đâu. Iran cam kết với chính quyền Gibraltar rằng tàu sẽ không tới Syria. Tiến trình hành động có thể nhất là xả hàng cho các tàu nhỏ hơn và những tàu nhỏ này sẽ giao hàng đến đích. Để làm được điều đó, Adrian Darya 1 sẽ phải tắt thiết bị phát tín hiệu định vị và "ẩn mình". Điều này là vô cùng khó đối với một con tàu đang bị theo dõi từng cử động.
Tàu quay về Iran?
Tàu không thể trở về Iran nếu tiếp tục hành trình hiện thời mà không xả bớt một phần hàng hóa. Với kích cỡ và trọng tải hiện nay, nó quá lớn để di chuyển qua kênh Suez. Kể cả Adrian Darya 1 có thể đi qua đó thì hải trình này cũng rất rủi ro nếu tàu bị Ai Cập bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ.
Lựa chọn duy nhất của Iran là trở ngược lại Đại Tây Dương và vòng quanh mũi châu Phi. Hành trình đó tính từ Gibraltar tới Eo Hormuz dài 18.000km. Tàu chắc chắn cần tiếp nhiên liệu thì mới có thể thực hiện được và đây là một vấn đề.
Ai sẽ tiếp nhiên liệu và nhu yếu phẩm cho tàu?
Có được nhiên liệu và nhu yếu phẩm là rất khó đối với Adrian Darya 1. Mỹ đã cảnh báo rằng các cảng biển, ngân hàng hay bất kỳ ai giúp đỡ con tàu đều có thể bị trừng phạt. Điều này khiến tàu khó mà được tiếp nhiên liệu ở Địa Trung Hải.
Một lựa chọn là tiếp tế giữa tàu với tàu, tức là dùng một con tàu của một thực thể không liên quan đến Mỹ hoặc sẵn sàng chịu phạt. Tàu Nga hoặc Syria có thể phù hợp trong trường hợp này.
Thanh Hảo
" alt=""/>Số phận siêu tàu dầu Iran vừa được thả rất mịt mờNếu cộng gộp tất cả, người ta sẽ dễ dàng mường tượng việc phe Dân chủ đang cưỡi cơn sóng xanh khổng lồ rùng rùng kéo đến Nhà Trắng vào năm tới. Tuy nhiên, một số nhà phân tích tin ông Trump vẫn có khả năng tuyên bố chiến thắng vào ngày 3/11/2020.
![]() |
Phát biểu trước báo giới ngày 18/8, Tổng thống Trump đã xác nhận sẽ tái tranh cử cùng Phó tổng thống Mike Pence vào năm 2020. Ảnh: Reuters |
Theo báo The Atlantic, tỉ lệ tín nhiệm hiện là chỉ số thông dụng nhất được dùng để đo lường khả năng ông Trump tái cử. Nếu nhìn thoáng qua, chỉ số này phản ánh nhiều lợi thế dành cho các đối thủ của tổng thống. Ví dụ, theo nhà khảo sát FiveThirtyEight, số người Mỹ đánh giá ông Trump hoàn thành tốt vai trò lãnh đạo Nhà Trắng ít hơn số người tin ông đang làm việc đó một cách kém cỏi. Có tới 54% cử tri không hài lòng với những gì ông Trump đã thể hiện, trong khi tỉ lệ cử tri hài lòng là 42%.
Không chỉ thất sủng, ông Trump còn khó có khả năng sớm đảo ngược tỉ lệ bất tín nhiệm trong nay mai. Rốt cuộc, tỉ lệ tín nhiệm dành cho ông tiếp tục dưới ngưỡng an toàn kể từ nửa cuối nhiệm kỳ tổng thống và dao động rất ít kể từ đó.
Song, sự bất tín nhiệm không phải là rào cản tái cử quá lớn đối với ông Trump. Một điều đáng lưu ý là tỉ lệ tín nhiệm của ông Trump vào thời điểm này rất giống tỉ lệ tín nhiệm của hai tổng thống gần đây khi họ trên đường tái thắng cử với tỉ lệ áp đảo. Trong khi tỉ lệ tín nhiệm của ông Trump hiện là 42%, tỉ lệ tín nhiệm của cử tri Mỹ dành cho Barack Obama và Ronald Reagan vào cùng giai đoạn trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên cũng chỉ đạt 43%.
Hơn thế nữa, ông Trump hiện còn được ủng hộ nhiều hơn giai đoạn ông đánh bại đối thủ Dân chủ Hillary Clinton.
Chúng ta có thể hiểu được vị thế của ông Trump trong lòng công chúng đã tiến triển như thế nào kể từ chiến dịch tranh cử năm 2016 bằng cách xem xét các xếp hạng tín nhiệm cá nhân của ông. Trung bình, 41% người Mỹ hiện nói rằng họ có ấn tượng tốt về ông Trump, 55% cho biết họ có ấn tượng xấu, tương đương chênh lệch 14%. Trong khi các cuộc thăm dò dư luận lần cuối trước bầu cử năm 2016 cho thấy, tỉ lệ ủng hộ và phản đối ông Trump lần lượt là 38% và 59%, tức chênh lệch tới 21%.
Do tổng tuyển cử là sự chọn lựa, chứ không phải mang tính trưng cầu dân ý nên sẽ lầm lẫn nếu chỉ tập chung vào tỉ lệ ủng hộ dành cho vị lãnh đạo đương nhiệm. Năm 2016, ông Trump đã được bầu vào Nhà Trắng bất chấp việc không được lòng đông đảo cử tri, đơn giản vì đối thủ của ông cũng không có được sự ủng hộ của phần lớn người dân Mỹ. Để ông Trump thất bại trong nỗ lực tái tranh cử năm 2020, ngoài việc cử tri quay lưng với ông, họ còn cần phải ít ghét ứng cử viên khác hơn ông. Liệu khả năng này có thể xảy ra?
Cách rõ ràng để so sánh sự ủng hộ dành cho ông Trump với các đối thủ là hỏi người Mỹ xem họ dự định bỏ phiếu cho ai trong một cuộc đối đầu trực tiếp. Cho đến hiện tại, các cuộc thăm dò tổng tuyển cử như vậy phản ánh một bức tranh hỗn độn.
Joe Biden đang tạm thắng ông Trump, Bernie Sanders cũng có xu hướng dẫn trước tổng thống dù với biên độ nhỏ hơn đáng kể. Song, tất cả các ứng cử viên chính khác, bao gồm Elizabeth Warren, Kamala Harris và Pete Buttigieg có xu hướng ngang cơ với ông Trump. Họ có thể dẫn trước ông Trump trong nhiều cuộc thăm dò ý kiến nhưng lại kém xa ông trong các cuộc thăm dò khác.
Như chuyên gia phân tích Nate Silver đã chỉ ra, sẽ là sai lầm nghiêm trọng khi cho rằng các cuộc thăm dò ở giai đoạn đầu này là chỉ dẫn đáng tin cậy cho tương lai. Tính trung bình, các cuộc thăm dò được thực hiện vào cuối năm trước những vòng bỏ phiếu bầu tổng thống thường sai lệch khoảng 11 điểm so với kết quả kiểm đếm cuối cùng.
Tuy nhiên, việc phớt lờ hoàn toàn các cuộc thăm dò này cũng là không khôn ngoan. Khi sự trung thành đảng phái ngày càng sâu sắc trong các các thập kỷ qua, những cuộc thăm dò sớm đã trở nên chính xác hơn. Trong 5 cuộc bầu cử kể từ đầu thiên niên kỷ, kết quả thăm dò dư luận sai lệch trung bình khoảng 6% và trong hai cuộc bầu cử vừa qua chúng chỉ sai lệch trung bình 2%. Mặc dù các cuộc khảo sát như vậy không thể dự đoán chính xác tương lai, nhưng chúng mang đến khả năng kiểm chứng quan trọng cho trực giác của chúng ta.
Những gì giới quan sát ghi nhận đến thời điểm này là, khả năng phe Dân chủ có thể giành chiến thắng vang dội trong tổng tuyển cử cũng gần ngang bằng (thực tế là nhỉnh hơn đôi chút) khả năng ông Trump tái đắc cử. Song, do Mỹ vẫn áp dụng hệ thống bầu cử theo phiếu đại cử tri như năm 2016 nên nhiều khả năng ông Trump sẽ có lợi thế hơn các đối thủ.
Nhiều thứ có thể thay đổi dù theo hướng này hay hướng khác. Nhưng vẫn còn một lí do cuối cùng khiến cơ hội tái cử của ông Trump cao hơn những gì nhìn thấy bên ngoài.
Mọi phẩm chất của ông Trump đã được phơi bày. Sau 3 năm, phe Dân chủ liên tục tấn công ông Trump từ mọi khía cạnh, rất khó để hình dung rằng họ đột nhiên có thể thành công trong việc thay đổi cảm nhận của hầu hết dân Mỹ về vị tổng thống thứ 45.
Ngược lại, cho đến hiện tại, phe Cộng hòa chưa từng có nhu cầu hoặc cơ hội để tập trung tấn công vào bất kỳ ứng viên nào trong số 16 chính trị gia Dân chủ đang chạy đua giành chiếc vé đề cử của đảng. Và khi đảng của ông Trump thực hiện điều đó, họ nhiều khả năng sẽ làm giảm sự tín nhiệm dành cho bất kỳ đại diện được chọn nào của đảng Dân chủ.
Điều này đặc biệt đúng nếu ứng viên đại diện đảng Dân chủ chỉ mới được biết đến khắp toàn quốc trong vài năm trở lại đây, chẳng hạn như trường hợp của Kamala Harris hay Pete Buttigieg.
Tuy nhiên, cỗ máy tấn công của phe bảo thủ cũng có thể ảnh hưởng tới những đánh giá về các ứng viên đã nổi tiếng trên chính trường lâu hơn như Joe Biden hay Bernie Sanders. Điều cần lưu ý là, khi bà Hillary Clinton từ chức Ngoại trưởng Mỹ, vào tháng 2/2013, gần 2/3 người Mỹ có quan điểm ủng hộ bà. Nhưng đến mùa thu năm 2016, khi bà chính thức được đảng Dân chủ đề cử chạy đua vào Nhà Trắng cùng ông Trump, chỉ còn hơn 1/3 cử tri Mỹ có quan điểm tích cực về bà.
Kể từ năm 1945 đã có 9 tổng thống Mỹ tìm kiếm nhiệm kỳ hai. Trong số này, 6 người đã tái đắc cử. Hai trong số 3 người còn lại, George H. W. Bush và Gerald Ford, đã kế nhiệm các tổng thống cùng đảng, nên họ về cơ bản đang cố gắng giành được nhiệm kỳ thứ ba hoặc thứ tư liên tiếp cho đảng của mình. Vị tổng thống duy nhất thất bại trong chiến dịch tái tranh cử sau khi giành chiến thắng từ đảng đối lập là Jimmy Carter và vào thời điểm đó ông đang phải đối mặt với những trận cuồng phong tấn công bất thường, là hậu quả kết hợp của một cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước và tổn thất danh dự quốc gia ở nước ngoài.
Ông Trump tất nhiên là một vị tổng thống khác thường. Và do đó, hoàn toàn có khả năng ông rốt cuộc sẽ chứng minh "sự lạ" của mình theo cách bình thường hơn khi thua trong chiến dịch tái tranh cử năm 2020. Tuy nhiên, mọi chuyện có thể diễn ra theo hướng ngược lại vì những gì khả dĩ nhất không nhất thiết để lộ tiềm năng lúc ban đầu.
Tuấn Anh
" alt=""/>Mổ xẻ khả năng tái đắc cử của ông TrumpGấp rút hành động
Brian Hook, đặc phái viên Mỹ về vấn đề Iran chỉ có vài phút để phát biểu chiều 7/1 theo giờ địa phương (rạng sáng 8/1 theo giờ Việt Nam) khi ông nhận được một bản lưu ý khẩn. Lúc đó, nhà ngoại giao này đang có mặt ở Los Angeles để trò chuyện về chính sách của Mỹ đối với Iran. Vào thời điểm bước lên bục diễn thuyết, ông đã trễ hơn một tiếng đồng hồ vì dành phần lớn thời gian trong ngày để điện đàm qua đường dây bảo mật với các quan chức Mỹ tại Washington, kể cả lãnh đạo của mình - Ngoại trưởng Mike Pompeo.
"Người dân Iraq, Lebanon và Iran muốn có lại đất nước. Và họ mệt mỏi với việc Iran không thể ngồi yên bên trong lãnh thổ của mình. Cảm ơn các quý vị", ông Hook chỉ đủ thời gian phát biểu ngắn gọn như vậy rồi phải rời đi. Bộ máy quốc phòng của Mỹ đang cấp tập hành động.
Vài phút trước đó, các vệ tinh tình báo Mỹ đã thu thập được các dấu hiệu nhiệt đặc trưng từ Iran, ám chỉ nước này vừa phóng các tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Giới chức Mỹ nhiều khả năng cũng biết trước về cuộc tấn công đang tới nhờ mật báo của chính phủ Iraq, vốn đã được chính Tehran tiết lộ về chiến dịch cũng như các căn cứ quân sự cần tránh.
Tuy nhiên, sử dụng thông tin do các vệ tinh và máy bay do thám Mỹ trong khu vực thu thập, các chuyên gia phân tích tình báo Mỹ đã nhanh chóng nhận diện hai căn cứ ở Iraq trở thành mục tiêu "dội lửa" của Iran là al-Asad và Erbil. Chỉ trong vòng vài phút, các binh sĩ Mỹ đồn trú tại những cơ sở đó nhận được cảnh báo. Họ đã ở tình trạng báo động cao trước đó và lập tức tìm nơi trú ẩn an toàn trong các boong-ke.
Lúc 19h30 theo giờ miền đông Bắc Mỹ ngày 7/1 (7h30 theo giờ Việt Nam), Mỹ ra thông báo chính thức xác nhận, Iran đã bắn hơn 12 tên lửa đạn đạo vào hai căn cứ của lính Mỹ và liên quân tại Iraq. Chỉ 5 ngày sau vụ không kích sát hại Thiếu tướng Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ở sân bay quốc tế Baghdad, Iraq, đây là thời khắc chính quyền ông Trump đã tiên lượng, sẵn sàng đón nhận một cuộc tấn công trả thù trực tiếp từ Tehran.
Tin tức về vụ tấn công tên lửa của Iran xuất hiện sau khi chính quyền Trump trải qua nhiều ngày mắc kẹt trong một mớ hỗn độn tự gây ra. Đầu tiên, Trump đe dọa tập kích các cơ sở văn hóa của Iran. Sau đó là một bức thư gây sốc, có nội dung thông báo rút quân Mỹ khỏi Iraq, mà Lầu năm góc biện minh là bản nháp bị gửi nhầm cho các lãnh đạo quân đội của quốc gia Trung Đông.
Tất cả làm dấy lên những câu hỏi về cách chính quyền Trump xử lý tình hình. Ngay cả một số đồng minh của tổng thống trong đảng Cộng hòa cũng bày tỏ quan ngại về việc liệu Nhà Trắng thực sự đã sẵn sàng đối phó với các tình huống họ tạo nên thông qua vụ trừ khử tướng hàng đầu Iran hay chưa.
Không tỏ ra chậm trễ, các trợ lý hàng đầu của ông Trump đã nhóm họp ở Phòng Tình huống tại Nhà Trắng. Tối đó, họ cùng theo dõi chặt các diễn biến, từ nguy cơ xung đột nghiêm trọng đến bối cảnh dường như mang tới cho Tổng thống Trump một cơ hội mới để giảm căng thẳng. Càng được củng cố bằng những thông điệp Iran gửi qua các kênh hậu thuẫn, các trợ lý của ông Trump nhận thấy tổn thất sẽ mang tính giới hạn.
Chạy đua thông tin
Chỉ trong vòng một giờ sau khi Iran nã tên lửa, các lãnh đạo trên Đồi Capitol đã được báo cáo vắn tắt tình hình. Tại Hạ viện, Chủ tịch Nancy Pelosi đang thảo luận về tình hình Iran với một nhóm nghị sĩ Dân chủ cấp cao thì nhận được một bản ghi chú về vụ tấn công của Tehran vào một căn cứ quân sự Mỹ tại Iraq. Trong số các nghị sĩ hiện diện tại cuộc họp đó có Hạ nghị sĩ Dan Kildee, người tiết lộ bà Pelosi đã phải dừng thảo luận để cảnh báo các đồng nghiệp về tình huống khẩn cấp. "Hãy cầu nguyện", bà Pelosi nói với những người còn lại.
Không lâu sau đó, nữ chủ tịch Hạ viện gọi điện cho Phó Tổng thống Mike Pence để nắm bắt thêm thông tin. Chủ tịch phe thiểu số Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer cũng nhận được một cuộc gọi của ông Pence quanh đời điểm này và được thông báo vắn tắt về vụ tấn công. Trong khi đó, đích thân Tổng thống Trump đã thông tin về sự cố cho các lãnh đạo thuộc đảng Cộng hòa.
Tại Lầu Năm góc, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã triệu họp Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và các quan chức quốc phòng cấp cao ngay khi ông biết tin về sự cố. Chưa đầy một giờ sau khi rộ tin về "mưa tên lửa" Iran, văn phòng của ông Esper đã liên lạc với Thủ tướng Iraq Adil Abdul al-Mahdi, người chỉ vài ngày trước đó đã chỉ trích cuộc không kích sát hại tướng Iran là "vi phạm trắng trợn các điều kiện cho sự hiện diện của các lực lượng Mỹ ở Iraq".
Ban đầu, các trợ lý của ông Esper không thể kết nối liên lạc. Lúc đó là khoảng 3 sáng ở Baghdad và số điện thoại của văn phòng Thủ tướng Mahdi mà Lầu Năm góc có trong tay không hoạt động. Họ đã liên lạc đại sứ Iraq ở Washington và quan chức này đã giúp kết nối hai bên.
Sau một vài cuộc điện đàm với các quan chức cấp cao của Quốc hội Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Esper và Tướng Lục quân Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã tới Nhà Trắng.
Họp khẩn tại Phòng Tình huống
Gần 19h30 tối 7/1 (giờ Mỹ), ông Esper, Tướng Milley và Ngoại trưởng Pompeo lần lượt có mặt tại Nhà Trắng. Ông Pompeo đến đầu tiên. Trong lúc chờ các quan chức khác, ngoại trưởng bật đèn ở ghế sau xe riêng và đọc thông tin trên hai điện thoại di động cá nhân. Khi xe chở hai quan chức còn lại tới, cả ba mới cùng nhau bước vào khu Cánh Tây.
Ngay sau đó, một nhóm quan chức cấp cao trong chính quyền tụ họp ở Phòng Tình huống. Ngoài Phó Tổng thống Pence, ông Pompeo, ông Esper và ông Milley còn có Cố vấn an ninh quốc gia Robert O'Brien, quyền Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Joseph Maguire và quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney. Luật sư Nhà Trắng Pat Cippolone và Thư ký báo chí Stephanie Grisham cũng ở đó trong khi Giám đốc Cục tình báo trung ương (CIA) dự họp qua video trực tuyến.
Mục tiêu đầu tiên là xác định liệu có bất kỳ công dân Mỹ nào thiệt mạng trong vụ tấn công của Iran hay không. Theo lời một thượng nghị sĩ, ông Trump dường như sẵn sàng tập kích các cơ sở của Iran nếu có bất kỳ thương vong nào với người Mỹ. Song, các bằng chứng ban đầu cho thấy phía Mỹ không có tổn thất về người. Các nguồn tin nói, điều này đã tạo cảm giác kiềm chế trong phòng. Mặc dù đã cân nhắc việc phản kích Iran vào đêm đó nhưng ông Trump và đội ngũ cố vấn quyết định trì hoãn hành động cho tới khi có thêm thông tin về các ý định của Tehran cũng như tình hình tại thực địa.
Một trong những phản ứng đầu tiên trong phòng là sự ngạc nhiên khi Iran chỉ bắn vài tên lửa trong khi có tới hàng ngàn quả tên lửa trong kho của họ. Cùng với nhận định về việc Iran sẽ luôn đáp trả, điều này đã tạo ra sự bình tĩnh. Dù căng thẳng leo thang nhưng các quan chức trong chính quyền Trump cảm thấy Tehran thiên về gửi thông điệp hơn là muốn giết người Mỹ.
Một nguồn tin chỉ ra mức độ chính xác của các tên lửa đạn đạo Iran, chẳng hạn như trong vụ tập kích cơ sở lọc dầu của Ảrập Xêút hồi năm ngoái, ám chỉ cuộc tấn công của Tehran vào các căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq có thể gây thương vong nghiêm trọng nếu họ muốn.
Chỉ trong vòng vài giờ, Tổng thống Trump nêu rõ ông muốn có bài phát biểu trước công chúng và bắt đầu chỉ đạo soạn thảo nội dung sơ lược của bài phát biểu đó. Trong khi lãnh đạo Nhà Trắng và các cố vấn tiếp tục bàn thảo ở Phòng Tình huống, các trợ lý bắt đầu lên kế hoạch khẩn cho bài diễn văn quốc gia của ông, kể cả việc sửa soạn bối cảnh tại Phòng Bầu dục.
Vài ngày trước đó, các quan chức hàng đầu Nhà Trắng bày tỏ tiếc nuối khi tổng thống không phát biểu trước quốc gia ngay sau vụ trừ khử tư lệnh hàng đầu Iran và lo ngại ông đã bỏ qua cơ hội lên tiếng thể hiện quan điểm, thu hút sự ủng hộ của cử tri. Ngay sau sự cố, Jared Kushner, trợ lý Nhà Trắng và cũng là con rể của Tổng thống Trump nằm trong số những người thúc ông Trump phát biểu nhưng không thành.
Trên Đồi Capitol, các lãnh đạo Cộng hòa, bao gồm cả lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell và Chủ tịch Ủy ban vũ trang Thượng viện James Inhofe đã được cập nhật tình hình từ Nhà Trắng. Theo nhiều nguồn tin, thông điệp chung họ gửi tới Nhà Trắng là kiềm chế và rằng đây là thời điểm để giảm căng thẳng.
Cuối cùng, các quan chức Nhà Trắng thông báo, tổng thống sẽ không có bài phát biểu tối 7/1. Thông tin khiến giới chức trên Đồi Capitol thở phào nhẹ nhõm.
![]() |
Lúc khoảng 21h cùng ngày, ông Trump bắt đầu gọi điện cho nhiều nghị sĩ Cộng hòa, kể cả ông Inhofe, người sau này tiết lộ với phóng viên rằng tổng thống lúc ấy trong tâm trạng rất tích cực. Ông Trump cũng quả quyết sẵn sàng đàm phán với Iran. Ông Inhofe tán đồng và bày tỏ với lãnh đạo chính phủ rằng, đây là cơ hội không những để giảm căng thẳng mà còn bắt đầu các cuộc thương lượng.
Đến 21h45, ông Trump viết trên Twitter: "Tất cả đều ổn! Iran đã phóng các tên lửa nhắm vào hai căn cứ quân sự ở Iraq. Việc đánh giá thương vong và tổn thất hiện đang diễn ra. Cho đến hiện thời vẫn rất tốt! Chúng tôi có quân đội được trang bị tốt và hùng mạnh nhất thế giới! Tôi sẽ có bài phát biểu vào sáng mai".
Liên lạc qua các kênh ngầm
Bắt đầu từ đêm muộn 7/1 sang sáng 8/1, Iran đã khởi xướng liên lạc với chính quyền Trump thông qua ít nhất 3 kênh ngầm, bao gồm cả Thụy Sỹ và một số nước khác. Thông điệp của Iran đã rõ: Đây sẽ không phải là phản ứng duy nhất của họ. Tehran hiện sẽ chờ xem Mỹ sẽ hành động thế nào.
Trong động thái hồi đáp, Washington truyền đạt rằng họ biết rõ việc Iran đang kiểm soát các lực lượng ủy nhiệm trong khu vực, kể cả nhóm vũ trang nổi dậy Hezbollah tại Lebanon. Theo một quan chức cấp cao Mỹ, Tehran cố gắng phủ nhận điều này nhưng Washington không bị thuyết phục.
Lúc khoảng 1h sáng ngày 8/1, kết quả đánh giá hiện trường tấn công được gửi về Nhà Trắng, xác nhận không có người Mỹ thương vong. Làm việc suốt đêm không ngủ trong các căn phòng bảo mật tại Nhà Trắng, đội ngũ an ninh quốc gia Mỹ đã cân nhắc mọi giải pháp ứng phó, kể cả các kế hoạch trừng phạt Iran.
Đến sáng sớm 8/1, họ gặp lại tổng thống để báo cáo các tin tức cập nhật. Đó là lúc ông Trump ra quyết định cuối cùng rằng, phản ứng của Mỹ sẽ là cấm vận, báo hiệu nguy cơ leo thang thành xung đột vũ trang đã không còn.
"Họ (Iran) đã lùi bước và hiện chúng tôi cũng lùi bước một chút", một quan chức cấp cao trong chính quyền Trump nói.
Tổng thống Mỹ sau đó bắt đầu tự biên tập dự thảo bài phát biểu trước công chúng với sự cố vấn của các quan chức an ninh quốc gia. Dù Nhà Trắng đã chuẩn bị cho ông Trump phát biểu vào lúc 11h, nhưng các cố vấn của ông vẫn tiếp tục cân nhắc bản thảo diễn văn, khiến mọi việc bị trì hoãn gần nửa giờ so với kế hoạch ban đầu.
Khi các nhân viên cấp thấp và các phóng viên quần tụ ở sảnh vào Nhà Trắng, các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của tổng thống, với nhiều người mặc quân phục xếp hàng hai bên bục diễn thuyết. Cánh cửa gỗ rốt cuộc bật mở phía sau họ và Tổng thống Trump xuất hiện, hài lòng tuyên bố: "Iran có vẻ đang lùi bước, điều tốt đẹp cho tất cả các bên liên quan và thế giới".
Tuấn Anh
" alt=""/>Căng thẳng Mỹ