Báo cháy giả, dân tháo chạy tán loạn
Sau vụ cháy tại tòa nhà CT4, khu đô thị Xa La (ngày 11/10) thì vào khoảng 22 giờ (ngày 12/10), tiếng chuông báo cháy bất ngờ vang inh ỏi ở tòa nhà CT5 khiến người dân bỏ chạy tán loạn vì lo sợ vụ cháy lớn xảy ra tương tự vụ cháy ở CT4. Sự việc xảy ra do người dân nghe tiếng còi báo cháy đã gọi cho lực lượng PCCC. Tuy nhiên, ghi nhận sau đó, khu vực này hoàn toàn không có dấu hiệu của lửa và khói. Lực lượng cứu hỏa sau khi có mặt ở hiện trường đã quay về.
![]() |
Hệ thống PCCC chỉ để “làm cảnh” khi hộp cứu hỏa không có dụng cụ. |
Tình trạng báo cháy giả không phải là chuyện hiếm tại các chung cư. Ngay tại vụ cháy xảy ra ở tòa nhà CT4, khu đô thị Xa La, khi chuông báo cháy reo, không ít người dân tưởng cũng reo nhầm như mọi lần trước nên nhiều hộ dân không chú ý. Chỉ đến khi điện trong nhà và cầu thang máy tắt, ra ban công nhìn xuống dưới thấy khói bốc lên, lúc đó mới biết cháy.
Hay như tại tòa nhà HH4B, khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội, khoảng trưa ngày 20/9, do hệ thống báo cháy gặp trục trặc bất ngờ đổ chuông báo động hàng trăm hộ dân sinh sống tại đây đã phải hoảng sợ tháo chạy từ các tầng cao xuống mặt đất. Tuy nhiên, tới thời điểm thoát ra ngoài, mọi người mới phát hiện ra hệ thống báo cháy gặp trục trặc nên báo động… nhầm.
Điều đáng nói hơn, trước đó không lâu, cũng chính tại khu nhà này đã xảy ra vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại nguyên đơn A khiến hàng chục người bị mắc kẹt, điều này càng khiến người dân thêm hoảng loạn khi chuông báo cháy vang lên.
Tại một số chung cư, chuông báo cháy “nhạy” đến độ kêu như cơm bữa nên người dân sống trong các tòa nhà đó không mấy quan tâm. Chị Linh, một cư dân sống tại chung cư Làng quốc tế Thăng Long (Dịch Vọng – Cầu Giấy) cho biết, ở đây thỉnh thoảng vẫn thấy chuông báo cháy kêu nhưng tôi cũng như một số hộ cùng tầng nhiều khi chỉ chạy ra ngó xem tình hình. Không thấy ai chạy hay hô hoán gì thì lại đi vào.
![]() |
Khu vực bên ngoài nhiều khu chung cư được ra sức tận dụng bán hàng, làm bãi đỗ xe... gây cản trở cho xe cứu hỏa khi di chuyển, xe thang không thể tiếp cận nhanh nhất. |
Ghi nhận tại nhiều chung cư hiện nay, hầu hết trong mỗi căn hộ đều không có chuông báo cháy nên khi hiện tượng cháy xuất phát từ các căn hộ lại không được cảnh báo ngay từ đầu. Bác Tâm, hiện đang sống ở chung cư tại quận Hoàng Mai kể, ở đây có trường hợp chủ nhà đun thức ăn khi ra ngoài quên không tắt bếp đến khi có khói tỏa ra từ căn hộ thì bảo vệ và hàng xóm phải phá cửa vào để xử lý.
Cửa thoát hiểm bị khóa, hệ thống PCCC chỉ trang bị cho có như hộp cứu hỏa không có dụng cụ, hoặc không thể hoạt động… cũng là tình trạng tại nhiều khu chung cư hiện nay. Thêm vào đó, người dân lại mơ hồ về vấn đề PCCC nên khi có hỏa hoạn xảy ra người dân chỉ biết tháo chạy tán loạn.
Buông lỏng quản lý?
Theo số liệu từ Cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Hà Nội, tính đến quý II/2015, toàn thành phố có 891 công trình nhà cao tầng, trong số 779 công trình đã đưa vào sử dụng thì có 60 công trình chưa được thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy, 121 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.
Theo phản ánh của cư dân tại chung cư BMM ((phường Phúc La, quận Hà Đông) mặc dù chung cư này đã bàn giao được 2 năm, nhưng đến nay chủ đầu tư BMM vẫn chưa hoàn thiện hệ thống PCCC. Tại nhiều tầng chưa có đầu báo khói, chưa có vòi phun nước tự động…..Chung cư CT5 Xa La hệ thống PCCC chưa được nghiệm thu dù đã ở được 4 năm.
Trên thực tế việc tồn tại một số công trình được cấp phép xây dựng nhưng thiếu những văn bản theo quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy cũng cho thấy sự bất cập trong quản lý hiện nay.
Luật Phòng cháy chữa cháy quy định rất rõ về trách nhiệm của chủ đầu tư đối với việc từ khi lập hồ sơ thiết kế cho đến quá trình thi công, kiểm tra, nghiệm thu, khi nào đủ các điều kiện mới được phép cho người vào hoặc cho công trình ấy đi vào sử dụng. Vậy tại sao nhiều chủ đầu tư vẫn thản nhiên “phớt lờ” việc thực hiện trách nhiệm trên? Khi có sự cố cháy nổ xảy ra, không ai khác chính những người sinh sống ở đây sẽ phải gánh chịu chịu thiệt hại còn trách nhiệm của cơ quan quản lý và chủ đầu tư ở đâu?
Hồng Khanh
Mường Thanh hỗ trợ toàn bộ thiệt hại vụ cháy chung cư Xa La" alt=""/>Bi hài báo cháy giả, dân tháo chạy tán loạn khỏi chung cưSuất ngoại giao lại xuất hiện nhan nhản trên thị trường bất động sản và đang được dân môi giới sử dụng như “mồi nhử” để “câu” khách.
Nắm được tâm lý của người mua nhà thường thích các suất ngoại giao không chỉ bởi giá “mềm” mà còn có vị trí đẹp, số lượng lại không nhiều, môi giới đã “bẫy” khách hàng bằng cách mời mua suất ngoại giao với mức chiết khấu 2-5%, thậm chí 7%. Tuy nhiên, việc người mua nhà có thực sự mua được các suất ngoại giao giá rẻ hay không lại là câu chuyện khác.
Thử khảo sát một dự án lớn ở Cầu Giấy (Hà Nội) hiện chưa xong móng, nghĩa là chưa đủ điều kiện được mua bán, nhưng trên thị trường đã xuất hiện nhiều thông tin rao bán suất ngoại giao với các mức giá khác nhau, từ 33 triệu đồng/m2, đến 34,3 hay 34,5 triệu đồng/m2, thậm chí có rao bán còn khẳng định rẻ hơn giá thị trường 1 triệu đồng/m2.
![]() |
Suất ngoại giao, giá chênh... là những câu chuyện không mới những vẫn luôn được môi giới bất động sản sử dụng với nhiều cách khác nhau để "câu" khách hàng. |
Tuy nhiên, cũng lại có những dự án được rao bán suất ngoại giao có giá cao hơn cả giá thị trường, đây là chiêu trò mới xuất hiện trên thị trường của chủ đầu tư nhằm dễ bề đẩy giá bán căn hộ lên cao hơn mà vẫn hút người mua.
Một chiêu thức khá phổ biến nữa đang được một số chủ dự án bất động sản sử dụng, đó là mở bán nhiều đợt với số lượng căn hộ khác nhau và trong các đợt mở bán sau giá sẽ được tăng dần. Cụ thể, ở lần bán đầu tiên bao giờ cũng là lần mở bán “rắc thính” để thu hút khách hàng bằng số lượng căn hộ ít ỏi kèm theo mức giá khá hấp dẫn, có thể là mức giá rẻ nhất trong các đợt bán hàng của chủ đầu tư.
Các lần mở bán sau sẽ có mức giá tăng hơn so với những lần mở bán trước khiến khách hàng đang có ý định đầu tư sẽ cảm thấy sốt ruột và nghĩ rằng dự án hấp dẫn người mua và đã bán hết những căn mở bán trước nên mới tăng giá.
Dù không mới, nhưng câu chuyện “giá chênh” xuất hiện trên thị trường trong thời gian gần đây không còn là lạ khi người mua nhà nắm bắt được chiến thuật “bắt tay” giữa các chủ đầu tư và các sàn giao dịch bất động sản.
Chủ đầu tư thường giao hàng độc quyền cho một vài sàn giao dịch bất động sản và các đơn vị này có chức năng chính làm môi giới kèm theo một vài thủ thuật, tạo sự khan hiếm hàng ảo, khiến người mua khó có thể tiếp cận được sự án. Còn từ phía chủ đầu tư, tuy còn “hàng” nhưng nếu người mua hỏi sẽ trả lời là “hết” hàng. Một mặt là để cùng tạo ra khan hiếm giả, mặt khác lại tiếp tay cho các sàn để “đẩy” giá lên. Điều này sẽ khiến cho người mua không biết được đâu là giá thật của căn hộ.
Chưa hết, môi giới còn liên tục nhắn tin hoặc gọi điện cho khách hàng có nhu cầu, đã tìm hiểu tại dự án về mức giá chênh của từng căn hộ tăng theo ngày. Với những lời thuyết phục hấp dẫn như: Dự án mới bắt đầu triển khai mới có giá chênh thấp, nhưng chỉ để thêm một tháng nữa, dự án càng triển khai nhiều hạng mục thì giá chênh càng cao hơn, nên anh chị cần cân nhắc mua ngay. Nếu trong quá trình thanh toán, không đủ khả năng thì anh chị có thể bán lại, khi ấy giá chênh đã lên cao gấp đôi, thậm chí hơn, lãi thu về như thế bằng nhiều lần gửi tiền vào ngân hàng…
Hiện tượng một số dự án vừa bung ra thị trường nhưng chỉ trong vòng vài ngày đến một tháng, chủ đầu tư đã thông báo bán hết hàng, còn người mua nhà muốn mua phải mua lại thông qua môi giới với mức giá chênh lệch… được chuyên gia nhận định có sự “bắt tay” giữa chủ đầu tư và môi giới.
Ông Richard Leech – Giám đốc điều hành CBRE cho rằng, hiện trên thị trường số lượng các sàn bất động sản cũng như nhân viên của các sàn đã tăng lên rất nhiều. Do đó, các sàn thường có sự cạnh tranh nhau khốc liệt, các nhân viên tăng tần suất gọi điện, nhắn tin qua điện thoại, facebook quảng cáo các dự án đến khách hàng. Do đó, với những chủ đầu tư lớn hiện nay cũng phải có quy trình, quy chế để kiểm soát chặt chẽ hệ thống đại lý bán hàng để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo uy tín của chủ đầu tư.
Theo Infonet
Không chỉ vậy, hãng Kia cũng khuyến cáo, xe có thể bốc cháy khi đang vận hành do hồ quang điện ở chân B+, tăng nguy cơ tai nạn và chấn thương cho người dùng. Chủ sở hữu những chiếc Kia Sportage 2023 thuộc diện triệu hồi có thể thấy đèn cảnh báo ắc quy bật sáng trên bảng đồng hồ.
Tổng cộng, có 19.701 chiếc Kia Sportage 2023 bị triệu hồi lần này. Đây đều là những chiếc xe được sản xuất trong khoảng thời gian từ ngày 12/1 - 8/8/2022.
Hãng Kia sẽ gửi thông báo qua thư điện tử cho khách hàng và đề nghị họ mang xe đến đại lý để siết lại bu lông đúng cách nếu cần. Dự kiến, hãng Kia sẽ bắt đầu thông báo cho khách hàng tại Mỹ từ ngày 23/9 tới đây.
Kia Sportage 2023 là mẫu SUV hạng C mới được bán ra tại thị trường Mỹ trong thời gian vài tháng. Đây đồng thời cũng là một trong những mẫu xe được đánh giá tốt nhất trong phân khúc. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Kia Sportage 2023 không gặp lỗi.
Tại Việt Nam, Kia Sportage thế hệ mới được THACO lắp ráp và phân phối chính hãng. Hiện chưa rõ những chiếc Kia Sportage đời mới tại Việt Nam có bị lỗi tương tự xe ở Mỹ hay không.
Kia Sportage mới tại Việt Nam có tổng cộng 8 phiên bản cùng giá niêm yết khởi điểm từ 899 triệu đồng và cao nhất lên tới 1,099 tỷ đồng. Bên cạnh đó là 3 tùy chọn động cơ nhưng không có phiên bản hybrid hay plug-in hybrid (PHEV) như xe ở những thị trường khác.
Theo Carscoops
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!