Số ca mắc bệnh lý tim mạch tăng lên liên quan nhiều đến thói quen sinh hoạt như hút thuốc lá. PGS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2019 thống kê mỗi năm có gần 19 triệu người tử vong vì bệnh lý tim mạch, cao hơn tổng số tử vong do 3 loại bệnh không lây nhiễm cộng lại, gồm: ung thư (hơn 10 triệu người), phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD, gần 2 triệu người) và tiểu đường (3,3 triệu người).
Trong số bệnh nhân tử vong vì tim mạch, riêng bệnh động mạch vành có tới 9 triệu người.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế thống kê mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm hơn 30% số ca tử vong do các bệnh mãn tính không lây nhiễm. Trong khi theo Globocan (2020), mỗi năm Việt Nam có hơn 122.600 ca tử vong do ung thư.
Điều đáng nói, theo PGS Hùng, dù bệnh nhân tim mạch tử vong nhiều và nhanh hơn ung thư nhưng bệnh lý tim mạch có thể phòng được. Tuy nhiên, nhiều người không hề biết mình mắc bệnh do bệnh lý tim mạch tiến triển âm thầm. Đặc biệt, các chuyên gia lo ngại tình trạng vẫn còn nhiều người thờ ơ, chủ quan với sức khỏe tim mạch của chính mình.
"Đối với những người có nguy cơ cao như hút thuốc lá, thuốc lào lâu năm, có các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, tuổi trung niên trở lên… cần thường xuyên đi khám, kiểm tra sức khỏe, ít nhất một lần một năm và làm các xét nghiệm cận lâm sàng kiểm tra về tim mạch, hô hấp", bác sĩ Sơn khuyến cáo. Điều này nhằm phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm, tránh để quá muộn, có thể gây các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Đi cấp cứu vì ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tửNgười đàn ông 44 tuổi nhập viện với biểu hiện kích thích, thở nhanh, vã mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn, sau khi hút thuốc lá điện tử.">