![]() |
Naver, công cụ tìm kiếm của Hàn Quốc vừa cùng tập đoàn viễn thông SoftBank của Nhật Bản bắt tay hợp tác. Trong ảnh là người sáng lập Lee Hae-jin của Naver (bên trái) và nhà sáng lập Masayoshi Son (bên phải). |
Trong lần thứ 3 này, Naver khá tập trung vào mảng thương mại điện tử. Thị trường thương mại điện tử của Nhật Bản tăng trưởng khá hạn chế, dù đất nước này mang danh tiếng ngành công nghệ phát triển.
Z Holding sẽ mang mô hình sàn thương mại điện tử Smart Store của Naver đến Nhật Bản. Sàn thương mại điện tử này hỗ trợ liên kết chặt chẽ giữa gian hàng với khách hàng, có chức năng theo dõi đơn hàng vận chuyển, có hệ thống thanh toán riêng và tiếp nhận đánh giá.
Đặc biệt hơn, Z Holding cũng triển khai thương mại điện tử qua LINE Messenger, nền tảng nhắn tin gọi điện phổ thông nhất ở Nhật Bản. Người dùng LINE có thể gửi quà qua tin nhắn, cũng như mua hàng trực tuyến cùng bạn bè với giá ưu đãi.
Nhìn chung, Z Holding đặt mục tiêu 18,9 triệu USD doanh thu và 2,1 triệu USD lợi nhuận vào năm 2023. Công ty này tuyên bố: "Mục tiêu của chúng tôi là trở thành công ty công nghệ AI hàng đầu ở Nhật Bản và Châu Á".
Anh Hào (Theo Korea Times, Yonhap)
Nhiều năm qua bảng xếp hạng tìm kiếm thời gian thực của Naver, “Google Hàn Quốc”, bị nghi vấn về việc cài thêm quảng cáo, hoặc được bổ sung câu chuyện định hướng dư luận.
" alt=""/>'Google Hàn Quốc' lần thứ 3 tiến vào thị trường Nhật Bản![]() |
Bé trai hơn 1 tuổi mắc bệnh ung thư hiểm nghèo |
Cháu bé có tên là là Lò Minh Tuân, năm nay mới 1 tuổi mắc bệnh u nguyên bào thần kinh. Gia đình bé Tuân là người dân tộc Kháng tại bản bản Nà Tắm, Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, thuộc diện vô cùng rất khó khăn.
Do phong tục lạc hậu ở địa phương, mẹ của Tuân đã tảo hôn. Thời điểm sinh con, vì chị chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn nên bé Tuân theo họ mẹ.
Anh Lành Văn Nhất (24 tuổi, bố của bé) từng khoe khắp bản làng về đứa con nhỏ kháu khỉnh, đáng yêu. Niềm vui ngắn ngủi khi bất hạnh ập đến, vào tháng 6/2020, Tuân cứ gầy còm dần, bụng phình to, kém ăn. Vợ chồng anh Nhất đưa con đến bệnh viện huyện khám nhưng không tìm ra bệnh.
Không nản lòng, anh chị đưa con lên bệnh viện tỉnh. Các bác sĩ phát hiện dấu hiệu bất thường nên chỉ định cho bé Tuân chuyển tuyến Trung ương.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bác sĩ tìm ra người bé có nhiều hạch ổ bụng cùng một khối u khá to. Kết quả xét nghiệm sinh thiết cho thấy, Tuân đã bị ung thư ác tính.
![]() |
Căn bệnh hành hạ khiến con đau đớn, khổ sở |
"Bác sĩ gọi tôi vào bảo, con bị ung thư rồi. Cảm giác đấy tôi không biết phải diễn tả như thế nào. Đau lòng lắm", anh Nhất nghẹn lời nhớ lại.
Để con có cơ hội điều trị tốt nhất, phía bệnh viện Nhi khuyên gia đình anh Nhất đưa con đến Bệnh viện K Tân Triều. Nhìn con đau đớn suốt đêm, vợ chồng anh không cầm lòng. Anh bàn với vợ dù có phải bán hết trâu bò, nhà cửa cũng phải cứu lấy con. Cũng kể từ lúc đó, gia đình nghèo đã thật sự lâm vào đường cùng.
Cơ hội nào cho bé Tuân?
Tạm về nhà để lo liệu chuyện tiền bạc, mọi thứ trong đầu anh Nhất hết sức ngổn ngang. Căn nhà đơn sơ của vợ chồng anh bán cũng chẳng ai mua. Cả gia tài chỉ còn đúng con trâu là thứ đáng giá duy nhất. Anh đành bấm bụng đem đi bán lấy 30 triệu đồng, tiếp tục hành trình đi tìm sự sống cho con.
Mất đi “đầu cơ nghiệp”, anh Nhất còn muối mặt đi vay khắp làng trên xóm dưới số tiền 20 triệu đồng. Bởi anh biết được, căn bệnh ung thư rất quái ác, chi phí điều trị cực kỳ tốn kém.
Đối với người dân tộc thiểu số ở vùng cao, số tiền đó quá lớn. Đặc biệt, gia đình anh Nhất mưu sinh bằng nghề làm ruộng, thu nhập quanh năm chỉ đủ ăn đã là một sự may mắn.
![]() |
Sống ở vùng khó khăn, cha mẹ Tuân không đủ sức lo cho con chữa bệnh |
Thế nên, tổng số tiền bán trâu và vay mượn khoảng 50 triệu đồng trở thành tất cả những gì gia đình anh có được. Dẫu vậy, điều đó chẳng thấm tháp vào đâu vì chi phí điều trị của cháu Tuân quá lớn.
Dù được bảo hiểm hỗ trợ chi phí điều trị song đặc thù căn bệnh ung thư cần sử dụng khá nhiều loại thuốc ngoài danh mục bảo hiểm. Trung bình cứ 6 ngày, gia đình phải chi trả số tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm lên đến 1,3 triệu đồng. Chưa kể tiền sinh hoạt phí nơi thủ đô đắt đỏ của gia đình cũng hết hơn 100 ngàn đồng/ngày.
Thế nên, suốt quá trình đưa các con đi khắp các bệnh viện điều trị, cả nhà anh Nhất đã hoàn toàn cạn kiệt số tiền bán trâu và vay mượn. Giờ đây, trong ví anh chỉ còn khoảng vài trăm nghìn đồng. Chỗ tiền ít ỏi chẳng đủ để duy trì sinh hoạt tại bệnh viện chứ chưa nói đến việc tiếp tục quá trình điều trị của con.
Nghe tiếng con gào khóc khi được vợ bế đi dọc hành lang bệnh viện, anh Nhất rưng rưng. Những giọt nước mắt thương con còn quá nhỏ đã phải sống trong ngập tràn sự đau đớn tột cùng. Vợ chồng anh sợ một ngày phải ôm con về quê, chờ cơn bạo bệnh hành hạ đến lúc hơi tàn.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Lành Văn Nhất. Địa chỉ: bản Nà Tắm, Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. SĐT: 0347000748. |
Căn nhà nhỏ vừa xây xong ít lâu, nợ vẫn chưa trả hết, anh Chiến xa vợ con đi làm thuê. Mới đây sóng đánh lật thuyền, anh tử nạn ngoài biển khơi, để lại người mẹ già tai biến liệt giường cùng vợ và 3 đứa con thơ.
" alt=""/>Bán hết trâu vẫn 'cháy túi', đôi vợ chồng nghèo gào khóc xin cứu con trong tuyệt vọngCăn bệnh có chi phí điều trị siêu đắt đỏ
Đặc điểm nổi bật của bệnh là chảy máu khó cầm ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng hay gặp nhất là chảy máu khớp, cơ. Chảy máu cơ khớp tái phát nhiều lần dẫn tới biến dạng khớp, teo cơ. Nếu chảy máu ở những vùng nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong.
Chảy máu ở người bệnh Hemophilia cần được điều trị bằng bổ sung các yếu tố đông máu bị thiếu hụt càng sớm càng tốt (tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi chảy máu) để giảm thiểu các biến chứng lâu dài. Bệnh không thể chữa khỏi, người bệnh phải sử dụng thuốc cầm máu yếu tố VIII suốt đời.
TS Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hemophilia - Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, cho hay Hemophilia là một trong những căn bệnh có chi phí chữa tốn nhất hiện nay.
Chi phí cho mỗi lần điều trị lên tới hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng để bệnh nhân không tiếp tục chảy máu. Theo tính toán, với bệnh nhân nặng khoảng 50 kg, mỗi ngày hết ít nhất 10 triệu đồng tiền thuốc. Mỗi đợt có thể 2-3 ngày, nhưng cũng có khi lên tới cả tuần.
Một người mắc Hemophilia mỗi năm bị chảy máu tới 40 lần. Nếu điều trị tất cả các đợt, chi phí sẽ rất lớn do thuốc cầm máu yếu tố VIII là chế phẩm đắt tiền. Có bệnh nhân để lâu quá mới đến viện, điều trị lên tới 1-2 tỷ đồng/lần. Mỗi năm, họ phải điều trị nhiều lần.
Trước đây khi chưa được BHYT chi trả, người bệnh Hemophilia không dám tới viện điều trị, dẫn tới biến chứng nặng, tỷ lệ tàn tật nhiều, thậm chí tử vong. Đặc biệt, bệnh có tính di truyền, một nhà có tới 2-3 người cùng mắc.
Hiện quỹ BHYT chi trả gần như toàn bộ chi phí điều trị cho bệnh này và các loại thuốc kèm theo.
Bệnh có phải chỉ có ở nam giới?
TS Nguyễn Thị Mai cho biết đa số bệnh nhân Hemophilia là nam giới. Bệnh này gặp ở khắp nơi trên thế giới với tỷ lệ khoảng 1/10.000 trẻ trai mới sinh.
Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 6.700 bệnh nhân Hemophilia A. Hầu hết các bệnh nhân đang điều trị còn rất trẻ. 2/3 trong số đó thuộc những gia đình có tiền sử bệnh này.
Hầu hết bệnh nhân máu khó đông là nam giới nhưng không có nghĩa nữ giới không mắc bệnh dù rất hiếm. Phụ nữ mang gene Hemophilia có khả năng truyền gene cho con trong mỗi lần mang thai.
Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương hiện là đơn vị điều trị lớn nhất ở Việt Nam. Cơ sở này đang quản lý, điều trị khoảng gần 2.000 người bệnh.
Trung tâm mới ghi nhận một vài trường hợp nữ giới bị bệnh do bố bị bệnh và mẹ mang gene; hoặc do bất hoạt nhiễm sắc thể X trong quá trình bào thai. Một số phụ nữ mang gene có yếu tố VIII/IX thấp cũng được coi là bệnh nhân mức độ nhẹ.
Nơi đây cũng từng ghi nhận bé gái đầu tiên mang cả 2 gene bệnh hemophilia A và hemophilia B (do bố là người bệnh Hemophilia A và mẹ mang gene Hemophilia B). Em trai của bé này bị bệnh Hemophilia B do di truyền từ mẹ.
Thanh Hiền
" alt=""/>Căn bệnh khiến người mắc được bảo hiểm chi trả hàng chục tỷ đồng