Với tâm lý muốn nhanh chóng chốt đơn, người bán nhanh chóng thực hiện theo yêu cầu. Tuy vậy, chỉ ít phút sau, tiền vào không thấy đâu mà tài khoản lại hao hụt đi số tiền nhiều chữ số.
Tài khoản ngân hàng của nạn nhân không hề bị “hack”. Nó chỉ bị chiếm đoạt do chủ tài khoản đã vô tình cung cấp thông tin đăng nhập cho kẻ lừa đảo thông qua website giả mạo.
Sau khi nạn nhân đăng nhập vào tài khoản, kẻ gian sẽ có được thông tin về username, password của người dùng. Đây chính là công cụ giúp chúng thâm nhập vào tài khoản thật.
Thông thường, website giả mạo sẽ bịa ra lý do nào đó yêu cầu nạn nhân nhập mã OTP mà họ vừa nhận được từ ngân hàng. Đây là mảnh ghép cuối cùng để kẻ lừa đảo thực hiện lệnh chuyển tiền ra khỏi tài khoản.
Ở những trường hợp này, việc phong tỏa tài khoản người nhận thường không mấy tác dụng bởi số tiền bị chiếm đoạt đã được gửi sang một tài khoản thứ 3. Đó thường là các tài khoản ma hoặc tài khoản bị đánh cắp. Do vậy, dù biết danh tính chủ tài khoản nhận, cơ quan điều tra cũng rất khó tìm ra hung thủ thật.
Giả vờ đổi SIM, lừa đánh cắp OTP tài khoản ngân hàng
Lợi dụng chính sách chuyển đổi, nâng cấp SIM miễn phí của các nhà mạng viễn thông tại Việt Nam, một số đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo để cướp quyền sử dụng SIM điện thoại, từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng, ví điện tử… của khách hàng.
Theo đó, các đối tượng tự xưng là cán bộ công ty viễn thông, liên hệ với khách hàng qua điện thoại, tin nhắn và đề nghị hỗ trợ nâng cấp, chuyển đổi SIM 4G/5G miễn phí.
Các đối tượng yêu cầu người dùng phải cung cấp mã OTP do nhà mạng gửi về. Họ cũng có thể được hướng dẫn tự nhắn tin SMS từ chính điện thoại của mình theo cú pháp quy định của nhà mạng đi kèm dãy ký tự “SerialSIM” do kẻ gian cung cấp.
Nếu thực hiện theo các cấu trúc tin nhắn, SIM điện thoại mà người dùng đang sử dụng sẽ bị ngắt, không sử dụng được. Đồng thời, đối tượng sẽ chiếm đoạt được SIM của khách hàng và dễ dàng thực hiện các hành vi gian lận tiếp theo.
Kẻ lừa đảo sau đó sử dụng số điện thoại vừa chiếm đoạt của nạn nhân để kích hoạt các dịch vụ ngân hàng, nhận mã OTP, chuyển tiền, nạp ví, thanh toán mua hàng,…
Quy trình về thay SIM đổi SIM được nhà mạng đưa ra rất chặt chẽ. Muốn đổi SIM hoặc cập nhật thông tin thuê bao, bắt buộc người dùng phải ra các điểm giao dịch của nhà mạng. Bên cạnh đó, họ phải đem theo căn cước công dân và ghi nhớ lịch sử cuộc gọi nhằm đảo bảo SIM về tay chính chủ.
Tình trạng SIM bị đánh cắp, sau đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng xảy ra gần đây có thể do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ quan là nhân viên nhà mạng làm sai quy định, nguyên nhân khách quan do đối tượng lừa đảo đã sử dụng giấy tờ giả qua mặt nhân viên nhà mạng.
Các vụ án này đều đang trong quá trình điều tra để xác định nguyên nhân dẫn đến việc đánh cắp tài khoản ngân hàng. Bộ TT&TT sẽ yêu cầu các nhà mạng rà soát lại quy trình, yêu cầu nhân viên tại các cửa hàng tăng cường cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo.
Để giải quyết vấn đề mất tiền trong tài khoản khi mất SIM, các ngân hàng cần chặt chẽ hơn khi xác thực khách hàng, nên ứng dụng các hình thức eKYC (xác thực điện tử) đối với trường hợp yêu cầu cấp lại mật khẩu. Bên cạnh đó, cần có biện pháp nhận biết và xác thực bằng công nghệ trong những trường hợp có biến động số dư bất thường.
Dùng thiết bị công nghệ cao để gửi tin nhắn lừa đảo
SMS Brand name là một hình thức tin nhắn định danh thương hiệu. Theo nguyên tắc, khi tin nhắn, cuộc gọi Brand name đã được đăng ký tại các nhà mạng thì các tổ chức, cá nhân khác không được phép đăng ký trùng tên thương hiệu.
Tin nhắn định danh thường là thông báo chính thức của cơ quan, tổ chức, do đó người dùng thường dễ dàng tin tưởng. Lợi dụng đặc điểm trên, đã xuất hiện thủ đoạn làm giả tin nhắn Brand name của ngân hàng, gửi đến các thuê bao điện thoại di động của khách hàng để hack tài khoản, thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền.
Các đối tượng gửi tin nhắn hàng loạt và không nhằm vào nạn nhân cụ thể nào. Để thực hiện thủ đoạn này, kẻ xấu sử dụng một thiết bị có tính năng như một trạm thu phát sóng di động (BTS). Thiết bị có thể can thiệp vào hệ thống tin nhắn liên lạc giữa ngân hàng và khách hàng, nhằm chèn vào đó những tin nhắn giả mạo dưới tên (thương hiệu) của ngân hàng.
Nội dung tin nhắn thường được cài cắm thông tin “giật gân”, hấp dẫn như thông báo trúng thưởng, nâng cấp hệ thống. Cá biệt, nhiều trường hợp kẻ xấu báo tin tài khoản của khách hàng đang có dấu hiệu bị tấn công tạo tâm lý sợ hãi.
Dù với lý do gì, đích đến của kẻ xấu là yêu cầu khách hàng truy cập vào đường link dẫn đến một website có giao diện giống với trang web chính thức của ngân hàng, chỉ khác một hoặc một số ký tự.
Khi làm theo yêu cầu và truy cập vào trang giả mạo, khách hàng sẽ khai thông tin đăng nhập, mật khẩu, mã OTP, để rồi bị chiếm đoạt quyền quản trị tài khoản ngân hàng ngay tức khắc. Sau đó, đối tượng sẽ thực hiện các giao dịch chuyển đi toàn bộ số tiền đang có trong tài khoản của khách hàng.
Thời điểm bọn tội phạm gửi đi các tin nhắn bằng thủ đoạn Brand name chủ yếu vào lúc ngân hàng không hoạt động như vào ban đêm, rạng sáng, ngày cuối tuần, hay dịp lễ, Tết… Đây đều là những thời điểm người dùng gặp khó khăn trong việc xác thực thông tin.
Trọng Đạt
" alt=""/>Muôn vàn thủ đoạn lừa đảo, 'hack' tài khoản ngân hàngVụ tấn công xảy ra tại Trường học số 127, quận Motovilikhinsky, thành phố Perm vào sáng 15/1. Một cô giáo dạy hoá và 8 học sinh đã bị thương, trong đó có 3 người bị thương nặng.
Các hành lang của trường tràn ngập máu sau khi vụ tấn công xảy ra.
![]() |
Hai nghi phạm được cho là Lev Bidzhakov, 17 tuổi, và Alexander Buslidze. Cả hai được miêu tả là những “người hâm mộ cuồng nhiệt” của vụ thảm sát Columbine từng xảy ra ở một trường học Mỹ, trong đó có 12 học sinh và 1 giáo viên bị giết hại.
Bidzhakov đã được cảnh sát đưa tới bệnh viện trong tình trạng nguy kịch sau khi tự cắt tay mình. Còn Buslidze được cho là đã nhảy qua cửa sổ trước khi bị bắt.
Một học sinh 10 tuổi được cho là đang trong tình trạng cực kỳ xấu. Có những báo cáo cho rằng số nạn nhân thực ra nhiều hơn con số được đưa ra.
Cô giáo Natalia Shagulina bị thương nặng khi chiến đấu chống lại những kẻ tấn công mang dao để bảo vệ các học sinh của mình. Hiện cô đang được phẫu thuật khẩn cấp và chiến đấu để giành giật sự sống.
![]() |
Cô giáo Natalia Shagulia - người đang trong tình trạng nguy kịch sau khi chống cự để bảo vệ học sinh của mình |
Một nam sinh trong lớp học của cô cho biết, 2 thủ phạm mang dao đã đột nhập vào phòng học của họ trong giờ học công nghệ. “Họ mặc quần đen, áo khoác đen, đeo kính râm. Cả hai đều cầm dao”.
Trong tình huống đó, cô giáo Natalia đã vội vã chộp lấy chiếc điện thoại. Những kẻ tấn công đứng ngay cạnh bàn của nam sinh này ở hàng thứ ba.
“Họ không cầm dao bếp thông thường, mà là dao chuyên nghiệp để săn bắn” – cậu bé cho hay.
“Khi một trong hai thấy cô giáo đang lại gần chiếc điện thoại, hắn ta nhảy đến túm lấy cô. Kẻ kia thì lao vào bọn trẻ và bắt đầu túm lấy bọn cháu”.
Một số học sinh vừa chạy trốn vừa la hét. Những học sinh lớn hơn chạy từ các lớp học khác sang giúp đỡ. Nam sinh này cho biết, em đã cố gắng chạy trốn trong cái lạnh – 5oC.
“Những nhân viên dọn tuyết cũng có mặt ở đó. Cháu đã kể cho họ những gì đã xảy ra. Họ đã đưa những học sinh khác vào bệnh viện. Một số bạn cùng lớp của cháu chạy tới trung tâm mua sắm để trốn và tìm người giúp đỡ”.
Một bà mẹ đã kể lại việc cô giáo Shagulina đã cứu mạng con trai cô trong lúc hoảng loạn. “Con trai tôi và những học sinh khác đã trốn thoát nhờ cô giáo đẩy kẻ tấn công ra”.
Một cậu bé kể lại, những kẻ tấn công bắt đầu đâm những người cố gắng chạy trốn. “Khi hắn đâm cháu bằng một con dao, cháu dựa vào cửa sổ. Rồi tên thứ hai đến gần cháu. Cháu giơ tay đầu hàng thì hắn làm động tác sẽ tha cho cháu. Bạn Sasha chạy về phía cửa cũng bị đâm”.
![]() |
Các học sinh bên ngoài trường học sau vụ tấn công |
Các nhân chứng cho biết, trong khi tấn công, những kẻ này hoàn toàn im lặng và không hề gọi nhau bằng tên.
Một học sinh nói về thủ phạm Bidzhakov rằng: “Năm ngoái, cậu ta học hết lớp 9. Cậu ấy học lại vài năm. Nhẽ ra cậu ta đủ tuổi học lớp 11 rồi. Cậu ấy không học hành tốt ở trường, không hiếu chiến, mà rất trầm tính. Chẳng có biểu hiện gì cho thấy cậu ấy muốn giết chúng cháu. Cháu không hiểu tại sao chuyện này lại xảy ra”.
Nam sinh này còn cho biết, Bidzhakov được nuôi dạy trong một gia đình tốt, có đẩy đủ bố mẹ. Nhưng cậu ta bỏ nhà đi vì không thích bị kiểm soát.
“Hậu quả của cuộc tấn công có vũ trang này là 9 người bị thương, trong đó có một giáo viên và 8 học sinh”.
Một nhân chứng khác cho biết, “máu xuất hiện khắp nơi trong trường”.
Song Nguyên - Nguyễn Thảo(Theo Daily Mail)
![]() |
Cách trình bày bài học đẹp mắt của Đồng Vân Anh. |
Những tác phẩm của môn Văn như trở nên sinh động và gần gũi hơn trong cuốn vở soạn bài của cô nữ sinh lớp 8 này. Sau khi đăng tải trên mạng xã hội, những bài soạn đẹp mắt và hấp dẫn của em nhận được hàng trăm nghìn lượt thích.
![]() |
Khác với cuốn vở ghi ở lớp, quyển vở thú vị này cô bạn soạn riêng để dễ học bài. Vân Anh kể, mỗi khi đọc bài xong, em thường liên tưởng những nội dung đến một hình vẽ nào đó và dùng bút vẽ lại. Xong phần tựa, em tóm tắt lại phần nội dung và phân tích từng đoạn. Và sau mỗi bài học đều không quên phần ghi nhớ.
![]() |
![]() |
Chia sẻ với VietNamNet, Vân Anh cho hay việc trang trí tựa bài học là niềm vui của mình mỗi khi soạn bài vở. “Em vốn thích vẽ với lại nhìn quyển vở có nhiều màu sắc và các hình vẽ khiến em cảm thấy hấp dẫn và dễ dàng học thuộc bài hơn. Không chỉ kết hợp học Văn mà dạng như đó cũng là một cách để em thỏa đam mê khi không có thời gian vẽ. Hơn thế, em lại có thể như được xả stress luôn trong quá trình học, khiến việc học không hề cảm giác căng thẳng”, nữ sinh cười.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Nhìn những bài học với những hình vẽ, nhiều người nghĩ rằng em phải mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, theo Vân Anh, việc vẽ không chiếm quá nhiều thời gian của em do đó cũng không hề ảnh hưởng việc học của bản thân.
Cứ như vậy, thay vì ngồi khổ sở học bài thì em liên tưởng nội dung và vẽ, tự nhiên thuộc bài mà không cần nhớ máy móc.
“Khi nào có thời gian rảnh thì em mới làm. Nhưng thực tế là gần như việc đó cũng diễn ra thường ngày thay thế cho thời gian học bài luôn. Mỗi đầu bài em chỉ mất tầm 5 đến 10 phút để vẽ, bức lâu nhất là 15 phút. Em thường dựa vào nội dung của bài để chọn màu và trang trí cho phù hợp. Mỗi bài, em chọn viết một phông chữ khác nhau để không gây nhàm chán và dễ nhìn. Có lẽ vì hứng thú khi nhìn vào vở học nên em cũng nhớ bài rất lâu”.
![]() |
![]() |
![]() |
Nhìn vào những tựa bài trong cuốn vở soạn của Vân Anh đều như những tác phẩm, nhưng nữ sinh cho hay hầu hết em chỉ…vẽ đại, chứ không quá phải cầu kỳ, trau chuốt. “Em vẽ tựa bài có khi còn hơn cả ghi bài vở và chắc cũng vì quen tay nên “vẽ đại” đẹp hơn gò từng nét. Liên tưởng đến hình ảnh nào khó thì em phác thảo bằng bút chì trước, còn không thì vẽ thẳng bằng bút mực luôn", Vân Anh kể.
![]() |
![]() |
Do kết quả học tập không hề bị ảnh hưởng, nên theo Vân Anh, gia đình và thầy cô và bè bạn cũng rất ủng hộ sáng tạo này của em. “Các bạn trong lớp thấy thích nên cũng hay mượn vở em để học bài. Đôi lúc em cũng vẽ giúp cho các bạn thân”.
![]() |
![]() |
Năm học này, em cũng giành được giải C hội thi vẽ tranh "Thành phố tương lai" của Liên hoan Tuổi trẻ Sáng tạo TP.HCM. Em cũng thường xuyên tham gia và đạt giải cao ở các cuộc thi ở trường lớp ở khâu trang trí như như vẽ tranh 20/11, thiệp xuân, báo tường, lưu bút,…
![]() |
Đồng Vân Anh (bên trái), chủ nhân của những bài soạn thú vị này. |
Ngoài vẽ, Vân Anh còn thích chơi các môn thể thao và đặc biệt rất tích cực trong các phong trào, hoạt động Đội.
Thanh Hùng
Chương trình môn Ngữ văn được xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp.
" alt=""/>Đã mắt với cuốn vở soạn bài môn Văn ấn tượng của nữ sinh lớp 8