Mới đây, Kipf, 39 tuổi, bị kết án 6 năm 9 tháng tù vì tội gian lận máy tính và tội trộm cắp danh tính nghiêm trọng. Anh ta cũng phải trả hơn 195.700 USD (4,87 tỷ đồng) tiền nợ cấp dưỡng nuôi con và thiệt hại mà anh ta gây ra cho các hệ thống máy tính của chính phủ và công ty.
“Vụ án này là lời nhắc nhở rõ ràng về mức độ nguy hiểm của tội phạm sử dụng máy tính và tầm quan trọng của bảo mật máy tính và bảo mật thông tin trên mạng đối với tất cả chúng ta”, luật sư Carlton Shier IV cho biết trong một tuyên bố.
Thomas Miceli, luật sư của Kipf, chia sẻ với tờ The Washington Post rằng ông và Kipf “tôn trọng quyết định của tòa án”.
Thực ra, so với bản án ban đầu, luật sư đã giúp Kipf giảm được vài tháng tù nhờ thời gian phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ từ tháng 6/2006 đến tháng 5/2009. Kipf đã ly hôn với vợ vào năm 2008 sau khoảng 2 năm chung sống, luật sư Miceli cho hay.
Ông Miceli viết trong bản ghi nhớ rằng Kipf đã phải chịu "chấn thương tâm lý" do thời gian phục vụ trong quân đội, điều này "dẫn đến gia tăng hành vi liều lĩnh và tội phạm".
"Bản án 72 tháng tù kèm theo việc hoàn trả một khoản tiền lớn sẽ có tác dụng răn đe đối với bất kỳ ai cân nhắc thực hiện một hành vi tội ác tương tự", Miceli viết.
Trước đó, nhân viên điều tra phát hiện ra rằng Kipf đã tìm kiếm trên máy tính xách tay của mình nội dung “tiền cấp dưỡng nuôi con có còn bị nợ không sau khi người cha qua đời”, và "xóa tiền cấp dưỡng nuôi con cho người đã khuất ở tiểu bang California".
Vừa bước vào cửa, tôi đã cảm thấy một bầu không khí ngột ngạt trong nhà. Thay vì chào hỏi như mọi khi, vợ bạn đi thẳng vào trong bếp. Cậu bạn tôi ra đón tiếp, cười nói vui vẻ còn mời tôi ở lại ăn cơm nhưng tôi từ chối.
Lúc về, tôi nói với vào trong bếp chào vợ bạn nhưng cô ấy chỉ nói "vâng", khác hẳn thái độ niềm nở mọi khi. Tôi nghĩ, có lẽ cô ấy đang gặp chuyện gì không vui nên mới hành xử như vậy và cũng nhanh quên chuyện đó.
Sau đó hai tuần, đến sinh nhật con trai tôi. Tôi chủ động mời vợ chồng bạn và vài người nữa ra hàng ăn uống. Lúc đến mọi người đều rất vui vẻ, chỉ có vợ bạn vẫn giữ khuôn mặt khó chịu. Tôi nháy mắt hỏi bạn có chuyện gì thì cậu ấy chỉ xua tay.
Thấy thái độ vợ bạn không thoải mái, tôi nói đùa vài câu với cậu bạn thân: “Tháng này lại thiếu lương đưa vợ hay sao mà để cô ấy mặt mày sưng lên thế kia? Làm đàn ông thì phải rõ ràng, thẳng thắn. Không có tiền thì bảo bạn bè cho vay".
Tôi vừa dứt lời, vợ bạn bất ngờ đứng phắt dậy, nói như tát nước vào mặt tôi: “Anh còn ở đó mà nói chuyện vay mượn được à. Anh vay tiền chồng em mấy tháng nay không trả, để vợ chồng em cãi vã suốt ngày mà giờ anh còn dám nói từ 'vay' à?
Anh chơi bời lô đề, cờ bạc ở đâu em không quan tâm nhưng đừng lôi chồng em vào. Anh ấy thua lỗ bao nhiêu cũng vì anh dụ dỗ, rồi còn nể bạn nể bè cho vay mà không dám đòi. Vợ anh có thể không biết hoặc nhịn nhưng em thì không.
Bạn bè với nhau thì phải bảo ban nhau, tu chí làm ăn chứ lại bảo nhau chơi lô đề, vay mượn tiền bạc chơi bời thì chỉ là ‘bè’. Em không chấp nhận chồng mình chơi với người cờ bạc, lừa dối vợ con, càng không chấp nhận cho dân cờ bạc vay tiền”.
Những lời nói như tát nước vào mặt của vợ bạn khiến tôi không kịp phản ứng. Tôi vặn lại: “Ai vay tiền, ai cờ bạc, em nói mà anh không hiểu gì cả”.
Vợ bạn lại tiếp tục: “Chẳng phải anh vay tiền của chồng em đi chơi lô đề, rồi nợ chồng chất không chịu trả nên bây giờ chồng em còn không có tiền đóng học cho con. Chồng em cũng theo anh chơi thua lỗ mấy chục triệu kia, anh còn chối gì?”.
Tôi nghe mà như sét đánh ngang tai. Tôi quay sang nhìn cậu bạn, yêu cầu trả lời rõ ràng. Vợ tôi cũng tức điên vì tưởng chồng như vậy thật. Bao nhiêu người trong buổi tiệc sững sờ, ngại thay cho tôi.
Lúc này cậu bạn mới xua tay, không cho vợ nói nữa. Cậu xin phép tôi về trước, giải quyết chuyện gia đình. Hôm sau, tôi nhận được điện thoại của cậu ta.
Cậu ấy rối rít xin lỗi, thừa nhận mình chơi lô đề bị thua nên không có tiền đưa cho vợ. Để giải thích với vợ, cậu ta bịa ra việc cho tôi vay tiền nhưng lại đổ tiếng ác chơi bời cờ bạc cho tôi. Lời giải thích của cậu ta, tôi không tài nào chấp nhận được.
Những ngày đó tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi nghĩ mình có nên tiếp tục mối quan hệ bạn bè này nữa hay không. Cậu ta vẫn cố tình chưa giải thích với vợ về hiểu lầm này và tôi vẫn là người gánh mọi tội lỗi.
Tôi đã định gọi cho vợ cậu ta nói trắng mọi chuyện nhưng lại nghĩ làm vậy có khiến gia đình bạn tan nát không? Nhưng không lẽ tôi cứ chấp nhận tiếng xấu mãi như vậy? Nhỡ sau này, vợ bạn lại mang câu chuyện ấy đi nói khắp nơi thì sao?
Thật may, vợ tôi rất hiểu tôi nên đã tin những lời tôi nói.
Tôi thực sự quá đau đầu, không biết nên làm thế nào? Người bạn như vậy có nên tiếp tục thân thiết hay không?
Độc giả giấu tên
Người vợ lăng nhăng dùng một chiếc điện thoại bí mật để liên lạc với nhân tình. Người chồng đau đớn khi phát hiện người tình của vợ chính là anh bạn thân suốt 25 năm của mình.
" alt=""/>Giữa bữa tiệc bị vợ bạn thân đòi nợ xối xả, biết sự thật tôi uất nghẹnNhiều bạn bè thân hữu như nhà văn Lam Điền, nhà văn Ngô Khắc Tài, nhà văn Nguyễn Trọng Chức… cũng có mặt tại sự kiện để chia sẻ những câu chuyện về nhà văn Sơn Nam.
“Nhà văn Sơn Nam có khả năng quan sát tinh tế và tích lũy kiến thức tốt. Đó là bản chất cần có của nhà văn nhưng hiếm ai có được", nhà văn Ngô Khắc Tài nói.
Tại buổi trò chuyện, nhà thơ Phan Hoàng chia sẻ: “Với tôi, Sơn Nam không chỉ là nhà văn, ông còn là nhà văn hóa của vùng Nam Bộ nói riêng và trên cả nước nói chung. Sơn Nam là một nhà văn nhân ái, không chỉ trên trang văn mà còn ở đời thường”.
Cuốn sách Đi và ghi nhớtập hợp 56 bài báo với nhiều chủ đề, thể loại khác nhau, gồm những bài đăng trên tạp chí Xưa và Nayvà một số báo khác trước năm 1975. Trong đó, tác phẩm chủ yếu khảo cứu các vấn đề lịch sử, văn hóa, tập quán của con người Sài Gòn - Nam Bộ.
Nhà văn Sơn Nam - Những góc đời riêng lạ mang đến cho độc giả nhiều góc nhìn mới giản dị, đầy yêu thương qua lời kể của con gái nhà văn. Nổi bật là kỷ niệm thơ ấu của bà Hằng khi được cha cõng đi xay lúa, giã gạo và cùng ông ăn cơm ké trong xóm. Đó là khoảnh khắc đời thường lần đầu được tiết lộ, bên cạnh những hào quang văn chương mà người đọc thường thấy của nhà văn Sơn Nam.
Bên cạnh đó, tập sách còn có những bài viết độc đáo của các tác giả miền Nam như Lý Lan, Võ Đắc Danh, Ngô Khắc Tài, Phạm Sỹ Sáu, Nguyễn Trọng Chức, Nguyễn Lam Điền… Qua ngòi bút của những người yêu mến nhà văn Sơn Nam, chân dung “ông già Nam Bộ” mộc mạc, nghĩa tình hiện lên rõ nét.
Nhà văn Sơn Nam (1926-2008) quê ở Kiên Giang, tên thật là Phạm Minh Tài. Ông có bút lực dồi dào, gây ấn tượng với độc giả bằng lối viết dung dị và đề tài phong phú. Văn nghiệp của ông đã ảnh hưởng đến nhiều độc giả và lớp tác giả thuộc thế hệ sau.
Nguyễn Thanh và nhóm PV, BTV" alt=""/>Con gái nhà văn Sơn Nam lần đầu viết về kỷ niệm thơ ấu cùng cha