当前位置:首页 > Thời sự > Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Real Madrid, 02h00 ngày 9/4: Khó cho Pháo thủ 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Năm 2024 là năm thứ 5 giải thưởng được tổ chức nhằm tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc, mang tự hào trí tuệ Việt Nam, tạo ra động lực mới để tăng trưởng kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh quốc gia và tăng năng suất lao động. Giải thưởng cũng tôn vinh các sản phẩm công nghệ số Việt Nam chinh phục thế giới, đóng góp cho sự phát triển của nhân loại và làm thịnh vượng Việt Nam.
Phát biểu tại lễ phát động giải thưởng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương nhấn mạnh, Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” là hoạt động quan trọng, cụ thể của Bộ TT&TT nhằm hỗ trợ xúc tiến thương mại, đầu tư, thúc đẩy tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp và mô hình kinh doanh mới.
Giải thưởng cũng góp phần đưa các sáng tạo ứng dụng số của doanh nghiệp công nghệ số thúc đẩy tăng năng suất lao động các ngành, lĩnh vực kinh tế tham gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Qua 5 năm tổ chức, Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” đã thu hút được nhiều sản phẩm đăng ký dự thi. Nhiều sản phẩm đạt giải của doanh nghiệp đã được ứng dụng trong thực tế, góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số ngành, lĩnh vực được nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Giải thưởng cũng đã tạo ra những hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy hơn nữa cho sự phát triển ngành công nghiệp CNTT, công nghệ số Việt Nam, thúc đẩy chủ trương, chiến lược Make in Viet Nam – Sáng tạo, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam.
Năm nay, Giải thưởng sẽ tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc, mang tự hào trí tuệ Việt Nam, những sản phẩm thực sự ứng dụng được, đi được vào cuộc sống. Đó là các sản phẩm góp phần tạo ra động lực mới để tăng trưởng kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh quốc gia và tăng năng suất lao động, tạo ra kết quả thiết thực và toàn diện, mang lại giá trị cho người dân và doanh nghiệp trong chuyển đổi số, phát triển kinh tế số cho các ngành, lĩnh vực.
Bộ TT&TT sẽ phối hợp với VCCI lựa chọn để trao các giải Vàng, giải Bạc, giải Đồng và Top 10 cho các sản phẩm công nghệ số xuất sắc nhất. Bộ TT&TT cam kết cùng đồng hành với các doanh nghiệp đạt giải để đưa các sản phẩm công nghệ số ra thị trường rộng lớn hơn, đi xa hơn.
“Tôi kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hưởng ứng, tích cực tham gia giải thưởng này để Bộ TT&TT sẽ tìm kiếm, tôn vinh được các sản phẩm Make in Viet Nam xuất sắc nhất, xứng đáng nhất năm 2024”, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương phát động.
Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong 4 năm tổ chức, Giải thưởng đã phát hiện, tìm kiếm được 234 sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam.
“Chúng ta có thể tự hào khoe với thế giới rằng, sản phẩm trí tuệ, khoa học công nghệ số của Việt Nam đã và đang “đăng đàn”, sẵn sàng “nghênh chiến” bước vào môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế số. Cộng đồng doanh nghiệp, người dân có thể hưởng thụ những thành tựu khoa học của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam”, ông Phòng chia sẻ.
Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông (Bộ TT&TT) cho biết, Giải thưởng Make in Viet Nam năm 2024 sẽ bao gồm 8 hạng mục.
Trong đó, 5 hạng mục dành cho sản phẩm công nghệ số phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số các ngành, lĩnh vực (Công nghiệp và xây dựng; Nông nghiệp, tài nguyên và môi trường; Giao thông vận tải, bưu chính và logistics; Giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội; Tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ).
Giải thưởng Make in Viet Nam năm 2024 giữ nguyên 2 hạng mục năm 2023 là Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho thị trường nước ngoài; Sản phẩm công nghệ số tiềm năng và bổ sung thêm hạng mục Sản phẩm công nghệ số mới xuất sắc.
Thời gian nhận đăng ký và hồ sơ tham gia Giải thưởng từ ngày 22/8/2024 đến hết ngày 22/10/2024. Lễ trao giải sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vào tháng 12/2024.
Phát động giải thưởng 'Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam' năm 2024
![]() |
Ảnh minh họa |
Thi công các công trình đường sắt trên cao khiến đường bộ xuống cấp trầm trọng với nhiều ổ voi, ổ gà và trở thành những cái “bẫy” tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông- đây là tình trạng mà chúng tôi ghi nhận được tại 2 dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội và đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.
Các đơn vị có liên quan khi được hỏi về vấn đề hoàn trả mặt bằng thì “hẹn trả lời sau” hoặc đùn đẩy trách nhiệm.
“Bẫy” dọc đường
Tuyến đường Hồ Tùng Mậu, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội nơi đang thi công dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đã và đang dần trở thành những cái “bẫy” khi đường ngày càng xuống cấp với rất nhiều ổ voi, ổ gà.
Chiều 21/7, có mặt tại đường Hồ Tùng Mậu, theo ghi nhận của chúng tôi, việc đi lại của người dân hết sức khó khăn. Trên hướng Hồ Tùng Mậu - Nhổn, lòng đường thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ giao thông. Nhiều người đi xe máy không chịu chờ đợi liên tục leo lên vỉa hè để đi.
Thoạt nhìn sẽ tưởng đoạn đường trên ùn tắc do bị rào tôn kín lại để phục vụ thi công nhà ga đường sắt trên cao. Tuy nhiên, mục sở thị mới biết nguyên nhân lại do đoạn đường tại khu vực nhà ga đang thi công bị xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường gồ ghề, lồi lõm, chi chít các vị trí hố sâu. Đường xấu khiến các loại xe, nhất là ôtô gầm thấp di chuyển khó khăn, chậm lại và buộc các phương tiện đi sau phải đi chậm theo.
Đúng những ngày trời mưa, những hố sâu chứa đầy nước khiến đoạn đường thêm nhớp nháp, bẩn thỉu. Dọc đoạn đường từ Diễn - Nhổn, nhiều phần đường cũng bị xuống cấp nhưng không được sửa chữa, khắc phục, gây ảnh hưởng đến giao thông. Ngoài ra, nhiều đoạn đường đã được gác xong phần cầu cạn nhưng vẫn chậm trễ trong việc hoàn thành các hạng mục trên mặt đất để tháo dỡ rào, hoàn trả mặt đường.
Tương tự, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông thi công kéo dài, chậm trễ và liên tục xin được gia hạn tiến độ khiến người dân không khỏi bức xúc. Hàng vạn người dân hằng ngày đi lại dọc trục đường Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung - trong phạm vi dự án này - còn ngán ngẩm bởi tình trạng thi công mất an toàn, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Hiện tại, sau thời gian dài “chiếm dụng” mặt đường, phần lớn “lô cốt” rào chắn cản trở giao thông (được dựng lên để đảm bảo an toàn thi công) đã được Ban Quản lý dự án đường sắt, Bộ GTVT tháo dỡ sau khi thi công xong.
Tuy nhiên, mặt đường tại những khu vực này hầu hết cũng bị hư hỏng, xuống cấp khá nghiêm trọng. Nhiều đoạn lồi lõm, tạo thành những vệt hằn lún, ổ gà...
Ai chịu trách nhiệm?
Theo quy định đối với các dự án mượn đường bộ để thi công, sau khi hoàn thành phải trả lại như nguyên trạng ban đầu hoặc là tốt hơn. Tuy nhiên, đối với những phần thuộc 2 dự án trên đã hoàn thiện, việc hoàn trả mặt bằng lại đang diễn ra rất chậm.
Dù trước đó, thông tin từ Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, cho đến nay Dự án đã hoàn thành trên 30% tiến độ công việc của thời gian triển khai. Ban quản lý cũng thông tin thêm hơn 1km rào tính từ đoạn Đại học Quốc gia (dọc trục đường Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu) đến cầu Diễn đã được dỡ bỏ, trả lại không gian giao thông ban đầu cho người dân.
Nhà thầu cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn ngặt nghèo để đảm bảo an toàn cho công nhân, các phương tiện giao thông và cư dân dọc công trường.
Nói là vậy, song thực tế thì vẫn là những đoạn đường lồi lõm. Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Giang, Phó Giám đốc Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông, Sở GTVT Hà Nội cho biết: Đoạn quốc lộ 32 đầu cầu Diễn hiện đang xuống cấp nghiêm trọng. Toàn bộ mặt đường xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà.
Sở đã có nhiều văn bản để nhắc nhở Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội về tình trạng quốc lộ 32 sau khi đường sắt thi công đã xuống cấp nghiêm trọng, đề nghị sửa chữa, nâng cấp lại đường để đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, phía đường sắt vẫn chưa kịp thời nâng cấp, hoàn trả lại mặt đường.
Ông Nguyễn Đức Giang cũng cho biết thêm, ở phía ngoài mặt đường, đơn vị đang thảm lại những đoạn ổ voi, ổ gà để nâng cấp tuyến đường. Nhưng riêng đoạn rào chắn bị xuống cấp thì chưa làm do…
“không thuộc trách nhiệm của chúng tôi”. Cũng theo ông Giang, vì trời mưa nên không thể vá đường bằng nhựa chỉ đảm bảo giao thông bằng cấp phối hoặc bằng nhựa trộn... “Đây chỉ là giải pháp tình thế. Để nâng cấp cả tuyến đường cần rất nhiều tiền, đơn vị duy tu chỉ đảm bảo ngoài phần rào chắn và nhắc nhở đơn vị thi công dự án”, ông Giang cho hay.
Trong khi đó, lãnh đạo Công ty CP Công trình giao thông 2 cho biết, qua quá trình thi công đường sắt trên cao, nhà thầu rào chắn, đào đường để đặt công trình ngầm thi công đã phát sinh rất nhiều vị trí hư hỏng trên quốc lộ 32 nhưng không được nhà thầu sửa chữa.
Công ty cũng đã chụp ảnh các vị trí hư hỏng, làm nhiều văn bản đề nghị ban và chỉ đạo các nhà thầu phải sửa chữa mặt đường nhưng chưa thấy trả lời hay trả lại mặt đường cho người tham gia giao thông.
Mới đây, qua kiểm tra, Sở GTVT Hà Nội đánh giá, công tác đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh dọc tuyến đường trong phạm vi dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông còn khá nhiều bất cập.
Cụ thể, tại các nhà ga và một số vị trí móng trụ ngoài khu vực nhà ga, sau khi thi công, mặt đường đã bị lún, lõm. Đáng chú ý, một số điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông nhưng không được đơn vị thi công hoàn trả...
Trước tình trạng trên, đại diện Sở GTVT Hà Nội yêu cầu Ban Quản lý đường sắt phải chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm trả lại mặt bằng giao thông.
Đặc biệt, tại khu vực các nhà ga, nhà thầu phải hoàn trả mặt bằng vị trí thi công; đồng thời phải rà soát công tác đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị trên toàn công trường.
Để đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan khu vực các nhà ga, Sở GTVT Hà Nội đề nghị Ban Quản lý dự án đường sắt, Tổng thầu cho thảm chỉnh trang lại toàn bộ mặt đường khu vực các nhà ga.
TheoCAND
![]() Đường sắt đô thị Hà Nội: làm gì để nhanh hơn, rẻ hơn?Những tuyến UMRT - vận tải đô thị khối lượng lớn, tốc độ cao có sứ mạng quan trọng giải cứu ách tắc giao thông đô thị Hà Nội, nhưng làm cách nào để nó rẻ hơn và phục vụ được nhiều hành khách hơn? " alt="Hai dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội và những “cái bẫy” trên mặt đường"/>Hai dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội và những “cái bẫy” trên mặt đường Đào tạo tiến sĩ: Có "danh sư" mới "xuất cao đồ"" alt="Luận án tiến sĩ phải thực sự là công trình khoa học"/> ![]() Nhận định, soi kèo Auda vs FK Liepaja, 22h00 ngày 9/4: Điểm tựa vững chắc Trong kỳ tuyển sinh đại học năm nay, đã có 73 học sinh của trường được tuyển thẳng vào ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh, và tổng cộng 214 học sinh của trường trúng tuyển vào hai ngôi trường này. Điều này khiến Trường Trung học Hành Thuỷ trở thành ngôi trường có số lượng học sinh nhập học vào đại học hàng đầu của Trung Quốc nhiều nhất toàn quốc. Từ lâu, ngôi trường này đã được mệnh danh là một trong những trường chuyên khắc nghiệt nhất Trung Quốc. Một số người ngoài cuộc cho rằng cách quản lý của trường khiến học sinh mệt mỏi và căng thẳng. Cũng có báo đưa tin học sinh Hành Thủy chỉ được ăn trong 2 phút và đi vệ sinh không quá 3 phút... Nhưng trên thực tế, tất cả chỉ là hiểu lầm. Quản lý tốt thời gian Một trong những ưu điểm chính của Hành Thủy là quản lý tốt thời gian học tập và nghỉ ngơi của học sinh cũng như giáo viên trong trường. Tất cả học sinh của trường đều theo chế độ nội trú, đảm bảo mỗi ngày học sinh đều ngủ đủ 8 tiếng, tập thể dục 1 tiếng và xem chương trình thời sự nửa tiếng. Học sinh lớp 10 và 11 mỗi ngày chạy 2 lần, mỗi tuần có 3 tiết thể dục, 2 tiết hoạt động tập thể, cứ hai tuần lại về nhà một lần. Hàng ngày từ sáng tới tối, tiếng chuông của Hành Thủy báo lên hơn 40 lần, thời gian ngắn nhất là 2 phút. Chế độ học tập và nghỉ ngơi này duy trì cho tới một ngày trước khi thi đại học.
Hiệu trưởng nhà trường - ông Hi Hội Toả cho biết giai đoạn học trung học là rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ và xương. Chỉ có ngủ ngon thì các em mới có đủ năng lượng và tâm trạng thoải mái để tập trung học tập. Hiện nay, có rất ít các trường trung học phổ thông, kể cả nhiều trường ở các thành phố lớn, có thể đảm bảo cho học sinh ngủ đủ 8 tiếng rưỡi mỗi ngày như ở Hành Thuỷ. Học tập sinh sống theo quy củ đã giúp học sinh trường trung học Hành Thuỷ có ý thức tốt về thời gian, quy tắc và tính độc lập. Triệu Bân Hàn, một học sinh tốt nghiệp Trung học Hành Thuỷ được nhận vào Trường ĐH Cát Lâm, cho biết ba năm học ở Hành Thủy đã giúp anh hình thành thói quen đi ngủ sớm, dậy sớm, có sự kết hợp hài hoà giữa học tập với nghỉ ngơi. Thầy Hải Quốc Trị, giáo viên Ngữ văn ở Hành Thuỷ, thì chia sẻ rằng "Khi những người khác đang chơi game thì học sinh Hành Thủy đang ngủ trưa. Khi những người khác mua sắm và theo đuổi trào lưu thì học sinh Hành Thủy đang xem tin tức. Khi những người khác sáng đèn và thức khuya, học sinh ở Hành Thủy đang ngủ ngon. Khi những người khác đang ngủ gật trong lớp, học sinh Hành Thủy lại đang chăm chú nghe giảng bài...". “Nếu chỉ nhìn từ bên ngoài, học sinh Hành Thủy có vẻ như đang rất vất vả, nhưng thực chất các em lại không cảm thấy vậy mà ngược lại, các em luôn tràn đầy năng lượng” - giáo viên này khẳng định. Ông Hi Hội Toả cho biết thêm: "Sau khi đến thăm Trường Trung học Hành Thuỷ, có người còn nói rằng nhìn thấy ánh sáng trong mắt học sinh Hành Thủy. Khi nào trong đôi mắt sáng lấp lánh? Đó là khi giáo viên và học sinh có niềm tin, giáo dục có sức mạnh, trường học có hy vọng. Người khác cảm thấy thầy trò Hành Thuỷ đang sống trong “đau đớn và địa ngục”, nhưng họ thực sự không biết rằng thầy trò của trường đều cùng đang tận hưởng niềm vui của sự chăm chỉ. Chăm chỉ nhưng không đau đớn, vì môi trường này thực sự tốt như vậy” - vị hiệu trưởng này nói. Nhiều hoạt động bổ trợ Ngoài ra, nhà trường cũng chú trọng nhiều hơn đến giáo dục đạo đức để bồi dưỡng phẩm chất học sinh trong cuộc sống thực tế. Hằng năm, trường tổ chức hơn 70 hoạt động như huấn luyện quân sự, đi bộ đường dài, cuộc thi tâm lý trong khuôn viên trường, bình chọn 10 ngôi sao học đường xuất sắc..., nhằm thúc đẩy học sinh phát triển toàn diện, tạo động lực trưởng thành cho các em.
Dù học có căng thẳng đến đâu, thì mỗi tuần vẫn có một tiết học chính trị, một buổi họp lớp, một buổi sinh hoạt tập thể hoặc lớp giáo dục đạo đức, và 2 lớp đọc sách. Nhiều phụ huynh cho biết con em đã thay đổi sau hơn một tháng nhập học, biết yêu quê hương, kính trọng cô giáo, biết ơn cha mẹ và có tinh thần học tập tích cực. Hướng đến những học sinh có khả năng học hỏi nhiều hơn, trường đã thành lập nhóm đào tạo Olympic vào năm 2004 và lớp Olympic vào năm 2008. Trong năm gần đây nhất, học sinh của trường đã giành được 29 huy chương vàng và 31 huy chương bạc cấp quốc gia. 19 người đã vào đội tuyển quốc gia và trực tiếp được ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh tuyển sinh. Năm nay, trường có hơn 1.500 học sinh đạt 828 danh hiệu và giải thưởng cấp tỉnh trở lên trong các cuộc thi nghệ thuật, thể thao, kỹ thuật và câu lạc bộ, phá vỡ hơn 60 kỷ lục. Những học sinh tốt nghiệp từ Trường Trung học Hành Thuỷ những năm gần đây đã trở thành trụ cột của nhiều ngành công nghiệp. Nhiều người tin rằng, trong 10 hoặc 15 năm nữa, học sinh của trường sẽ trở thành những tài năng hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vân Anh tổng hợp và dịch ![]() ‘Xưởng' luyện thi có hàng trăm học sinh đỗ ĐH hàng đầu thế giớiTrường Trung học Hành Thuỷ (Hà Bắc, Trung Quốc), được mệnh danh là “siêu xưởng luyện thi đại học” khi có tỉ lệ học sinh trúng tuyển vào Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh thuộc diện nhiều nhất cả nước. " alt="Bí quyết của trường chuyên có hàng trăm học sinh trúng tuyển ĐH hàng đầu thế giới"/>Bí quyết của trường chuyên có hàng trăm học sinh trúng tuyển ĐH hàng đầu thế giới ![]() Ngày 25/7, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã phối hợp với Cty CP Đấu giá Số 5 - Quốc gia tổ chức, đối với quyền sử dụng đất khu đất ký hiệu ĐM1 thuộc phường Đại Mỗ (Nam Từ Liêm). Theo thông tin chào mời các nhà đầu tư, đấu giá quyền sử dụng đất (để thực hiện dự án đầu tư) xây dựng tại lô đất ĐM1 có diện tích 64.090m2 (6,4ha). Với giá khởi điểm là 320 tỷ đồng; Bước giá là 3 tỷ đồng.
Từ ngày 22/6/2017, phía quận Nam Từ Liêm đã phát hành hồ sơ công khai không hạn chế. Còn phía các nhà đầu tư để tham gia đấu giá, ngoài hồ sơ còn phải nộp các khoản tiền đặt trước, phí tham gia đấu giá. Tham gia phiên đấu giá có 17 nhà đầu tư đều là những doanh nghiệp tên tuổi trong làng bất động sản. Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (mã FLC) đã trúng phiên đấu giá với mức đấu giá là 860 tỷ đồng, cao gần gấp 3 lần mức giá khởi điểm. Được biết, sau kết quả của buổi đấu giá trên hiện nhà đầu tư đang hoàn tất các thủ tục tiếp theo với UBND TP. Hà Nội và các cơ quan ban ngành để bắt tay đầu tư xây dựng dự án tại lô đất ĐM1. Nguồn tin cho hay, nhà đầu tư sẽ đầu tư khu đô thị gồm 91 căn liền kề; 54 căn biệt thự; chung cư cao tầng, thậm chí là dự định xây nhà ở xã hội, nhà giá rẻ với diện tích nhỏ trên khu đất này… Với dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối quý II/2019. Kết quả của buổi đấu giá đã làm cho không những các nhà đầu tư mà ngay cả các đơn vị tổ chức cũng phải choáng. Một nhà đầu tư cho biết, dù đã tham gia nhiều buổi đấu giá nhưng mức giá trúng là quá khủng. Giới nhà đất cũng “đứng hình” với mức giá trúng là gần 1.000 tỷ đồng của lô đất ĐM1. Ngay cả một số cán bộ của quận Nam Từ Liêm cũng bất ngờ với con số khủng của lô đất trên mà nhà đầu tư trả giá. Ông Nguyễn Minh Giảng, Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm) cho biết, lô đất ĐM1 vừa tổ chức đấu giá thành công với mức giá 860 tỷ đồng hiện là đất sản xuất nông nghiệp. Ở đây là đất sản xuất nông nghiệp, chưa có hạ tầng gì mà chỉ vừa GPMB xong thôi - ông Giảng cho hay. Nhiều người đặt vấn đề với mức giá của lô đất này, nhà đầu tư sẽ làm gì để có lợi nhuận. Một môi giới cho rằng, khu vực này hiện là đất sản xuất nông nghiệp; Hạ tầng xung quanh chưa có gì, chưa được đầu tư. Trong khi Đại Mỗ cũng vừa từ xã lên phường, người dân ở đây vẫn quen với tập quán làng xã. Nhìn từ thực tế hiện nay, khu vực Đại Mỗ nhiều dự án BĐS vẫn đắp chiếu, xây cầm chừng, nhiều dự án xây lên rất khó “thoát hàng” thì nhiều ý kiến nghi ngại cho nhà đầu tư trúng giá là đúng thôi. Theo vị này, có thể, khi làm dự án họ sẽ chạy quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch để nâng tầng, nâng mật độ hay chia nhỏ căn hộ chứ không ai dại gì bỏ hàng tỷ đồng mua mảnh đất mà chỉ xây dựng được 3-5 tầng. Việc đấu giá đưa giá lên đỉnh cao chót vót so mức giá đất của khu vực xung quanh rồi nhiều nhà đầu tư lại rao bán cắt lỗ những ô đất đã đấu trúng không phải là chuyện hiếm trên thị trường BĐS. Tháng 6 vừa qua, quận Cầu Giấy đã thông báo đấu giá thành công 24 thửa đất thuộc Khu đô thị mới Cầu Giấy. Theo đó, căn cứ vào vị trí, diện tích, 24 thửa đất này đã được Ban tổ chức chia ra thành 6 nhóm với giá khởi điểm trên 100 triệu đồng/m2. Gần 300 hồ sơ của 221 khách hàng tham gia đã đua nhau đẩy giá khởi điểm vốn đã cao lại lên đỉnh cao chót vót so mức giá đất của khu vực xung quanh. Nhưng theo một nhà đầu tư đất khu vực Cầu Giấy thì hiện nhiều nhà đầu tư lại rao bán cắt lỗ những ô đất đã đấu trúng. Thông tin khu đất ký hiệu ĐM1 thuộc phường Đại Mỗ (Nam Từ Liêm) được đấu giá 860 tỷ đồng đang làm nóng thị trường BĐS Hà Nội. Thông thường sau 30 ngày kể từ ngày trúng đấu giá đất, doanh nghiệp phải trả số tiền đấu giá trúng cho nhà nước. Nếu lâu hơn phải được các cấp có thẩm quyền cho phép. Chủ đầu tư phải hoàn thành xong nghĩa vụ tài chính mới được phép triển khai dự án. Và thị trường cũng đang chờ những bước đi của vị “đại gia” trên khu đất được đấu giá tới gần 1.000 tỷ này. Hồng Khanh |