Tại hội nghị, ông Dũng nhận định các công việc chuẩn bị tổ chức kỳ thi đang được triển khai đúng tiến độ.
Ông Dũng giao sở, ngành, ban chỉ đạo thi các địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ đạo của thành phố, bổ sung cập nhật các thông tin và điều kiện mới để triển khai sát thực tế nhất.
Ông Dũng đề nghị Sở GD-ĐT cùng các đơn vị tăng cường tuyên truyền về kỳ thi, trong đó có những điểm mới về lịch thi, thời gian làm bài; chủ động bố trí lực lượng, sẵn sàng đón thí sinh vào phòng thi ngay.
Cùng đó, yêu cầu thí sinh hoàn thành khai báo y tế trước 17h ngày 11/6/2021; phân luồng giao thông để tạo điều kiện cho phụ huynh, học sinh di chuyển.
Giao các đơn vị chỉ đạo rà soát cơ sở vật chất; vệ sinh, khử khuẩn điểm thi trước khi đón thí sinh và sau mỗi buổi thi; kiểm tra kỹ hệ thống đèn, quạt và vật tư y tế phòng, chống dịch (khẩu trang, nước sát khuẩn, máy đo thân nhiệt); tổng vệ sinh, khử khuẩn khu vệ sinh chung, đảm bảo nguồn nước sạch; kê bàn ghế bảo đảm giãn cách; chuẩn bị điểm thi dự phòng bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn…
![]() |
Ông Dũng cũng lưu ý các đơn vị có thể linh hoạt về thời gian tổ chức, thời gian học tập quy chế trực tuyến, không nhất thiết phải vào ngày 11/6 mà có thể bắt đầu từ ngày 10/6. Đồng thời, yêu cầu thí sinh, người nhà thí sinh khai báo y tế nghiêm túc, nhắc thí sinh hạn chế tiếp xúc với người ngoài gia đình để phòng chống dịch.
Ban chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố yêu cầu 184 điểm thi phải tổ chức diễn tập, để tránh lúng túng trong quá trình tổ chức, nhất là khi đón thí sinh vào điểm thi, phòng thi. Các điểm thi cần lưu ý phân luồng thí sinh khi ra về; thông tin cho người nhà thí sinh về phương án phân luồng, đón thí sinh, tránh để xảy ra ùn tắc.
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Liên quan đến việc xác định các trường hợp thí sinh diện F0, F1, F2 và thí sinh ở vùng phong toả, ông Dũng đề nghị Sở GD-ĐT sớm có hướng dẫn. Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch của các địa phương chịu trách nhiệm xác nhận các thí sinh thuộc diện "F".
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Hà Nội, tổng số học sinh đăng ký kỳ thi vào lớp 10 THPT, năm học 2021-2022, là 93.363 em, với 3.988 phòng thi, đặt tại 184 điểm thi trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã. Số học sinh thi chuyên là 9.935 em với 436 phòng thi, đặt tại 17 điểm thi. Sở đã điều động 14.484 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia coi thi; 2.335 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác chấm thi.
Tính đến ngày 7/6, toàn thành phố có 14 học sinh khối 9 thuộc diện F1, 5 em thuộc diện F2 và 16 em trong khu vực phong tỏa.
Thanh Hùng
Thông tin kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 mới nhất. Thông tin đề thi, đáp án, điểm xét tuyển các trường, tra cứu điểm thi toàn quốc.
" alt=""/>Hà Nội yêu cầu thí sinh thi lớp vào 10 hoàn thành khai báo y tế trước 17h ngày 11/6Năm 2021 có lẽ là một năm đại hạn đối với gia đình chị Diễm, anh Ron. Ngay đầu năm, bà nội của anh Ron mất vì tuổi già, chỉ hơn 1 tháng sau đó, cha anh cũng đột quỵ qua đời. Khi gia đình còn đang chìm trong mất mát, đau thương, họ không cảm nhận được sự thay đổi của bé Phát trong những ngày sau đó.
Chỉ đến khi thầy giáo ở trường phản ánh với vợ chồng chị, họ mới biết con trai thường xuyên bị nôn ói, không thể học bài. Thế nhưng đưa con đi thăm khám ở một số bệnh viện mà không ra bệnh. Đến tận khi chuyển con lên Bệnh viện Nhi đồng 1, thông qua các xét nghiệm, chụp MRI, bác sĩ phát hiện con có khối u trong não. Tuy nhiên, khối u quá lớn, con được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy để phẫu thuật.
“Không có gì là chắc chắn cả, bác sĩ nói nếu mổ thì con còn cơ hội, còn nếu không mổ thì có lẽ sẽ không được bao lâu nữa. Thật lòng nghe tin bác sĩ nói con bị u não, chúng tôi không tin, vì con còn quá nhỏ. Cả xã tôi không có ai mắc phải bệnh này”, người mẹ nghẹn ngào.
Phát phải trải qua 2 lần mổ lấy khối u, thêm 1 đợt phẫu thuật đặt ống dẫn lưu, rồi được chuyển sang Bệnh viện Ung bướu để tiếp tục điều trị từ đầu tháng 6 đến nay.
Thông qua hội chẩn, các bác sĩ thống nhất phác đồ điều trị cho con là kết hợp cả hóa trị và xạ trị. Nếu di chứng sau ca phẫu thuật khiến trí nhớ của con giảm sút, đôi chân yếu ớt khó đi lại, 6 đợt thuốc hóa chất gây tác dụng phụ khiến con không thể ăn uống, ngủ cũng không yên. Vậy nhưng, kinh khủng nhất đối với 2 mẹ còn Thành Phát còn là những ngày con đi xạ trị.
Chị Diễm xót xa: “Suốt thời gian xạ trị, họng của con bị loét nên không ăn được bất cứ thứ gì. Những nhà có điều kiện thì mua yến tẩm bổ để tăng sức khỏe, nhưng nhà tôi chỉ có nước canh rau. Đành phải chịu thôi… Sau khi xạ 30 tia, con giảm mất 6kg, chỉ còn da bọc xương”.
Dù vậy, chị những tưởng sau khi xạ trị, bệnh của con sẽ thuyên giảm để về quê đi làm, phụ chồng trả nợ, không ngờ sau khi tái khám, bác sĩ thông báo Phát phải tiếp tục đánh thuốc hóa trị.
Nợ chất cao như núi
Trước đây, khi Phát chưa bị bệnh, hằng ngày, chị Diễm đi phụ cho quán cơm từ 3 giờ đêm đến 10 giờ sáng, sau đó có người mướn, chị lại đi lột mít đến 5 giờ chiều, mỗi ký được trả công 2 ngàn đồng. Một ngày công tròn của chị khoảng 200 ngàn đồng. Còn anh Ron dành thời gian gây dựng lại vườn mít đã bị ngập mặn vài năm trước. Thỉnh thoảng vào ngày rảnh, ai mướn gì thì anh làm nấy, công việc không ổn định.
Đến lúc Phát bị bệnh, chị Diễm phải nghỉ việc để chăm sóc con, còn anh Ron ở nhà đi làm và chăm sóc mẹ già hơn 70 tuổi cùng 2 đứa con nhỏ mới 6 và 8 tuổi.
Chưa kể Thành Phát chỉ được hưởng 80% bảo hiểm y tế, trong quá trình điều trị, con phải sử dụng những loại thuốc, vật dụng y tế đắt đỏ nằm ngoài danh mục bảo hiểm chi trả. Kinh tế vốn eo hẹp, làm chỉ đủ ăn, giờ lại thêm khoản chi phí khổng lồ để điều trị bệnh cho con trai.
Chị Diễm nhẩm tính sơ sơ: Chi phí phẫu thuật cho con tại Bệnh viện Chợ Rẫy khoảng 50 triệu đồng. 6 đợt hóa trị của con, có đợt hơn 20 triệu đồng, trung bình cũng khoảng 10 triệu đồng. Riêng thời gian dịch Covid-19 bùng phát hồi năm ngoái, 2 mẹ con còn tốn kém chi phí xét nghiệm để được vào bệnh viện. Ngoài ra còn tốn tiền đi lại, ăn uống…
Hai bên nội ngoại đều khó khăn, cha mẹ già yếu, không thể đỡ đần. Người thân, chòm xóm thấy thương đứa trẻ tội nghiệp cũng góp cho chút ít, nhưng chẳng thấm là bao. Đến nay, tổng số tiền gia đình chị đã vay mượn lên tới hơn 200 triệu đồng.
Bởi vậy, đến lúc Phát xạ trị, phải chuẩn bị 70-80 triệu đồng, vợ chồng chị không còn chỗ để cậy nhờ. Mặc dù phòng công tác xã hội Bệnh viện Ung bướu đã hỗ trợ 30 triệu đồng, nhưng họ không có cách nào lo tiếp.
“Con vẫn đang bảo lưu kết quả học nhưng không biết có cơ hội được đi học tiếp hay không nữa. Lúc nào cũng hỏi mẹ bao giờ con khỏi bệnh, nhưng tôi nào có trả lời được. Giờ đến tiền để lo điều trị tiếp cho con chúng tôi cũng đã hết cách rồi”, chị Diễm ôm mặt khóc nức nở.
Ông Nguyễn Văn Lướt, Trưởng ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, gia đình anh Ron, chị Diễm vốn chịu khó làm ăn, nhưng lại liên tiếp gặp chuyện không may, người mất, người bệnh. Để có tiền cứu con, vợ chồng anh phải sang nhượng đất vườn cho người ta. Người dân ở ấp cũng đã kêu gọi nhau góp 30-50 ngàn để giúp cho gia đình, nhưng chi phí điều trị cho đứa nhỏ quá lớn.
“Thay mặt chính quyền địa phương, tôi rất mong các nhà hảo tâm sẽ giúp đỡ để cháu bé tội nghiệp được tiếp tục chữa bệnh, chứ gia đình họ không còn gì để chạy vạy, lo liệu nữa”, ông Lướt bày tỏ.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Chị Lê Thị Diễm hoặc anh Nguyễn Thành Ron; Địa chỉ: ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; Điện thoại: 0972297881. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.101 (Bé Nguyễn Thành Phát) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148.Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Liên là nhân vật trong bài viết “Bán sạch tài sản, cha mẹ già vẫn không đủ tiền cứu con thoát bệnh”, đăng tải trên Báo VietNamNet ngày 9/9/2021.
Liên là con gái út của ông Nguyễn Văn Tiến (55 tuổi) và bà Trần Thị Hoàn (54 tuổi). Năm 2016, khi vừa tròn 15 tuổi, em bất ngờ đổ bệnh, mắt bắt đầu xuất hiện triệu chứng mờ, thị lực kém.
Nhà vốn đã nghèo, thương con, ông Tiến chạy vạy khắp nơi vay tiền đưa con ra Hà Nội khám bệnh. Bác sĩ kết luận Liên bị teo dây thần kinh thị giác không rõ nguyên nhân. Kể từ đó, ông Tiến dốc sức chạy chữa cho con.
Những gì trong nhà có thể bán được, từ trâu, bò, lợn, gà.. ông Tiến đều bán sạch với hy vọng cứu con. Thế nhưng, bệnh tình của Liên không thuyên giảm mà ngày một nặng hơn.
Hơn 5 năm qua, vợ chồng ông Tiến đi làm thuê cuốc mướn, ai thuê việc gì nặng nhọc ông vẫn nhận, mong gom góp được thêm ít tiền thuốc thang. Người đàn ông gầy gò, khổ nhọc cùng vợ ra đồng, ra sức chăm chỉ cũng chỉ đủ gạo ăn hàng ngày chứ không có dư.
Đến nay, số nợ ông vay mượn anh em họ hàng lên tới 150 triệu đồng. Mọi thứ đều đổ vào chữa bệnh cho con. Sức khỏe ông cũng giảm sút, cơ thể gầy rộc sau ngần ấy năm con gái mắc bệnh hiểm nghèo.
Sau khi Báo VietNamNet đăng tải bài viết, độc giả đã gửi về ủng hộ Liên hơn 50 triệu đồng. Số tiền này đã được phóng viên về trao tận tay gia đình.
Thiện Lương
" alt=""/>Em Nguyễn Thị Liên ở Hà Tĩnh được ủng hộ thêm 20 triệu đồng