Hậu quả smartphone Android có cài đặt VidMate thường xuyên hết pin, bị trừ sạch tiền trong tài khoản và lộ thông tin cá nhân. Guy Krief, CEO Upstream cho biết một khi tải về và cài đặt ứng dụng này, người dùng đã giao quyền kiểm soát điện thoại và thông tin cá nhân của mình cho bên thứ ba.
"Kết nối điện thoại trở thành một phần của mạng botnet và được sử dụng để gian lận quảng cáo với chi phí là tiền từ tài khoản người dùng và quyền riêng tư của anh ta", Guy Krief cho biết.
Hành vi lừa đảo được nhắc đến ở đây là VidMate hiển thị quảng cáo ẩn, bản thân người dùng không nhìn thấy nó nhưng dữ liệu di động bị trừ và nhà quảng cáo trả tiền cho đơn vị sở hữu ứng dụng.
Trong cuộc phỏng vấn qua Skype, một người tự nhận phát ngôn viên của VidMate đã phủ nhận ứng dụng thực hiện các hoạt động đáng ngờ và cho biết họ đang điều tra về thông tin do Upstream công bố. Tuy nhiên người này không trả lời các câu hỏi khác và từ chối xác nhận tên, chức danh của mình tại VidMate.
Theo Upstream, trong 6 tháng qua họ đã chặn 128 triệu giao dịch đáng ngờ của người dùng bằng ứng dụng VidMate, có thể lấy đi hơn 150 triệu USD từ thuê bao di động tại Ai Cập, Brazil, Myanmar mà chủ nhân không hề hay biết.
VidMate được phát triển và thuộc quyền sở hữu của UCWeb, một công ty con của Alibaba, trước khi họ bán đi vào năm ngoái. Cả UCWeb và VidMate đều nói với BuzzFeed News rằng hiện tại ứng dụng đã đổi chủ sở hữu.
"Kể từ khi thoái vốn vào đầu năm ngoái, chúng tôi chỉ duy trì sự hợp tác kinh doanh với VidMate giống như với các ứng dụng khác. Chúng tôi không liên quan đến bất kỳ hoạt động nào của VidMate", phát ngôn viên của UCWeb phản hồi qua email. Chủ sở hữu mới của VidMate được cho là một startup có tên Nemo Fish.
Mặc dù hiện tại chưa rõ ai là người sở hữu và vận hành VidMate, Krief cho biết Upstream đã bắt đầu chặn các giao dịch đáng ngờ của VidMate từ lâu trước khi UCWeb bán ứng dụng.
"Chúng tôi đã thấy một lượng nhỏ yêu cầu giao dịch đáng ngờ đầu tiên vào tháng 10/2017, nó đã tăng dần đến tháng 4/2018 trước khi bắt đầu với một quy mô lớn hơn".
Phát hiện này nối tiếp hàng loạt vụ bê bối bảo mật liên quan đến ứng dụng di động do các công ty Trung Quốc phát hành. Trước đó, phần mềm từ Cheetah Mobile, DO Global và Kika Tech đã bị "vạch mặt" vì hành vi gian lận quảng cáo và thu thập thông tin cá nhân. Vào tháng 4, Google đã gỡ bỏ 46 ứng dụng của DO Global, đơn vị có 34% cổ phần của gã khổng lồ Baidu.
Theo Zing
Chuyên gia bảo mật phát hiện một loạt email spam tinh vi được gửi đến người dùng nhằm cài đặt phần mềm độc hại lên thiết bị và đánh cắp tiền.
" alt=""/>Ứng dụng download video nửa tỷ lượt tải âm thầm rút cạn tiền của bạn?Anh Nguyễn Tuấn Vũ (SN 1991, trú thôn Bình Lợi, xã Bình Điền, thị xã Hương Trà) phản ánh, vợ anh là chị Nguyễn Thị Ngại mang thai đôi. Ngày 20/5/2016 (tháng thứ 7 của thai kỳ), chị Ngại chuyển dạ nên được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa Bình Điền (Hương Trà, TT- Huế) sinh con.
Anh Vũ (bìa trái) cho rằng, sự vô trách nhiệm của một số y, bác sĩ BV ĐK Bình Điền là nguyên nhân khiến đứa con sơ sinh tử vong. Ảnh: Quang Thành |
Chị Ngại sinh bé gái thứ nhất và đến 45 phút sau mới sinh bé gái thứ 2 trong tình trạng đầu tím tái.
Thấy vậy, anh Vũ và gia đình vô cùng lo lắng nên đã xin bệnh viện cho chuyển sản phụ và hai trẻ sơ sinh lên Bệnh viện TƯ Huế để điều trị nhưng Bệnh viện ĐK Bình Điền không đồng ý.
“Vì các cháu sinh đôi thiếu tháng và có những biểu hiện bất thường nên gia đình tôi nhờ nữ hộ sinh Hoàng Thị Oanh hỏi bác sĩ Bắc và bác sĩ Tuấn có nên chuyển viện không thì nhận được câu trả lời là giữ tại bệnh viện và không chuyển”, anh Vũ bức xúc.
Trong khoảng thời gian từ ngày 23-25/5, triệu chứng da bị vàng, thân tím tái của hai đứa trẻ ngày càng thể hiện rõ.
Sau khi sinh được 6 ngày, chị Ngại được gia đình làm thủ tục nhập viện. Sau khi siêu âm kiểm tra tình hình sức khỏe, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Bình Điền phát hiện nhau thai còn sót, yêu cầu sản phụ nhập viện để theo dõi.
Cũng trong ngày 26/5, gia đình anh Vũ thấy hai cháu nhỏ sinh đôi có biểu hiện lạ, hơi thở gấp nên yêu cầu bác sĩ kiểm tra lại thì bác sĩ chỉ nhìn sơ qua và nói không sao.
Đến 19h cùng ngày, gia đình anh Vũ quyết định yêu cầu được chuyển hai cháu nhỏ lên Bệnh viện TƯ Huế để kiểm tra nhưng bác sĩ Trương Thị Hồng Kiều từ chối với lý do bệnh viện không có xe và không có tài xế.
Đến 21h cùng ngày bệnh viện mới điều xe cấp cứu để chuyển hai cháu lên tuyến trên.
Tại Bệnh viện TƯ Huế, các bác sĩ chẩn đoán hai cháu nhỏ bị vàng da nhân, suy hô hấp và nhiễm trùng sơ sinh. Do được chuyển vào nhập viện chậm, một trong hai cháu gái đã tử vong, cháu còn lại được chăm sóc trong lồng kính với tình trạng sức khỏe xấu.
“Chính sự vô trách nhiệm của một số y bác sĩ khiến gia đình tôi mất 1 đứa con, đứa còn lại vẫn phải điều trị trong lồng kính, chưa biết sẽ rao sao”, anh Vũ bức xúc.
Ngày 8/6, PV đã có buổi trao đổi với ông Trần Bắc - PGĐ Bệnh viện Đa khoa Bình Điền, ông Bắc cho biết, lãnh đạo bệnh viện đã nhận được báo cáo vụ việc “bằng miệng” và chưa thể tiến hành cuộc họp với kíp trực hôm xảy ra sự việc vì “nhiều người bận đi học”.
Trao đổi với PV, ông Bắc cho biết “sẽ tiến hành điều tra và xử lí nghiêm nếu phát hiện kíp trực có sai phạm”. Ảnh: Quang Thành |
“Trường hợp chị Ngại, vào viện sinh trong tình trạng sức khỏe bình thường, tử cung đã mở nên bác sĩ đồng ý sinh thường. Sự việc xảy ra có thể là do đội ngũ y, bác sĩ tiên lượng không kịp diễn biến của người bệnh…”, PGĐ Bệnh viện ĐK Bình Điền nhận định.
Ông Bắc cũng cho rằng, việc sót nhau trong bụng sản phụ là sai sót khách quan, hiếm gặp. Trường hợp này có thể là nhau phụ. Nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến việc nhiễm trùng…
Liên quan đến việc gia đình sản phụ Ngại tố kíp trực tắc trách khiến cháu gái sơ sinh tử vong, ông Bắc cho biết sẽ tiến hành cuộc họp với kíp trực và điều tra nguyên nhân, xử lý nghiêm nếu có sai phạm.
Quang Thành
Sản phụ tử vong sau sinh: Có vết mổ lạ ở bụng dưới" alt=""/>Huế: Trẻ sơ sinh tử vong, gia đình tố bác sĩ tắc trách