Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) chuyển đổi số theo Quyết định số 377/QĐ-BTTTT (tại địa chỉ SMEdx.gov.vn) do Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) chủ trì triển khai từ năm 2021. Chương trình đã thu hút hơn 16.000 doanh nghiệp SMEs sử dụng nền tảng số để chuyển đổi số. Mục tiêu của chương trình là đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp SMEs, hỗ trợ tư vấn, giúp doanh nghiệp xác định chiến lược chuyển đổi số, nhờ đó tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số bằng chính các hạ tầng số, nền tảng, dịch vụ và giải pháp số “Make in Vietnam” (sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, do Việt Nam làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất) với sự đồng hành của các doanh nghiệp số xuất sắc Việt Nam.
![]() |
Tổng công ty Viễn thông MobiFone sẽ tham gia vào chương trình với một loạt các nền tảng chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp SMEs như: Nền tảng MobiFone Smart Office – Giải pháp Văn phòng điện tử; Nền tảng MobiFone Smart Sales- Giải pháp Bán hàng thông minh; Nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới – MobFone Meeting; Nền tảng Hóa đơn điện tử - MobiFone Invoice; Nền tảng chữ kí số - SIM PKI; Nền tảng tổng đài liên lạc đa kênh 3C và MobiFone SIP Trunk; Nền tảng Big Data tìm kiếm khách hàng tiềm năng (ứng dụng phân tích dữ liệu Big Data); Nền tảng Du lịch thông minh Smart Travel; Nền tảng giáo dục trực tuyến MobiEdu; Nền tảng hỗ trợ phát triển dịch vụ tài chính (Fintech Platform); Nền tảng MobiFone Money hỗ trợ doanh nghiệp… Đây đều là những nền tảng số xuất sắc của MobiFone đã được thị trường ghi nhận với những số liệu khả quan về doanh thu, mức độ tăng trưởng và người sử dụng (users).
![]() |
Đặc biệt, các giải pháp MobiFone Meeting (48.000 users), MobiEdu (63.000 users truy cập hằng ngày; với gần 1.000 trường học, hơn 10.700 giáo viên, 124.000 học viên trên khắp cả nước)… đã là những giải pháp then chốt đóng góp vào việc xác lập và duy trì trạng thái “bình thường mới” trong thời kỳ giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19, đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và sản xuất, kinh doanh tại nhiều tổ chức, doanh nghiệp, trường học.
![]() |
Là một doanh nghiệp tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, MobiFone đã hoàn tất xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho giai đoạn 5 năm, tầm nhìn tới 2030. Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2025 tầm nhìn 2030, MobiFone sẽ là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong nước về công nghệ số. Theo đó, MobiFone đã có những bước chuyển mạnh mẽ để bứt phá từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trở thành doanh nghiệp số, phát triển mạnh mẽ trên 3 lĩnh vực: 1/hạ tầng số, 2/nền tảng, giải pháp số và 3/dịch vụ số. Vinh dự được Bộ TT&TT phê duyệt là doanh nghiệp nòng cốt triển khai phát triển 15 nền tảng số quốc gia, MobiFone xác định đây là sứ mệnh của doanh nghiệp với đất nước, đồng thời cũng là cơ hội lớn để phát triển. Tập thể lãnh đạo và CBCNV MobiFone quyết tâm đổi mới mình và cam kết đồng hành chặt chẽ cùng công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
![]() |
Những nỗ lực triển khai chuyển đổi số của MobiFone đã được ghi nhận với những giải thưởng, danh hiệu của nhiều tổ chức uy tín. Chỉ tính riêng năm 2021 vừa qua, MobiFone đã đón nhận hơn 20 giải thưởng trong lĩnh vực CNTT, trong đó có nhiều giải thưởng danh giá như Top 10 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, giải pháp CNTT Việt Nam, Top 10 giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Việt Nam”, Giải Sao Khuê, Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (VDA).
Thủ tướng Phạm Minh Chính trải nghiệm ứng dụng Du lịch thông minh của MobiFone với sự giới thiệu của Ông Vĩnh Tuấn Bảo – Phó Tổng giám đốc MobiFone tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Công nghệ số Việt Nam 2021. |
Ông Vĩnh Tuấn Bảo, Phó Tổng giám đốc MobiFone chia sẻ: “Triết lý của MobiFone là chuyển đổi số cần bắt đầu ngay từ những hành động nhỏ nhất, thực hiện từng bước nhỏ để đi đến mục tiêu xa theo tầm nhìn và sứ mệnh. MobiFone đã không ngừng đổi mới sáng tạo và làm chủ công nghệ, đẩy mạnh định hướng “Make in MobiFone”, tạo ra các sản phẩm mới giúp thay đổi, nâng cao năng suất trong nội bộ, đồng thời cung cấp hạ tầng, giải pháp và dịch vụ số cho các khách hàng, đối tác trong hệ sinh thái MobiFone. MobiFone tin tưởng những nền tảng, giải pháp và dịch vụ số của MobiFone sẽ đóng góp hiệu quả vào thành công to lớn của chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số của Bộ TT&TT cũng như công cuộc chuyển đổi số của quốc gia.”
Phương Dung
" alt=""/>MobiFone tham gia chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi sốTrong hai ngày 19-20 tháng 11 vừa qua, nước chủ nhà Việt Nam đã tổ chức các phiên họp trực tuyến với các nước thành viên để chuẩn bị cho kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 (SEA Games 31) sắp diễn ra.
Tại phiên họp Ban Thể thao và Luật Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á lần thứ hai, nhiều nội dung quan trọng đã được ban tổ chức SEA Games 31 thông qua, trong đó có đồng ý với đề xuất tổ chức 40 môn thi và hơn 520 nội dung thi đấu. Đồng thời, các đại biểu dự họp của các nước thành viên cũng đã thông qua biên bản của phiên họp lần thứ nhất về vấn đề điều lệ giải.
Ngày làm việc tiếp theo đã diễn ra phiên họp Hội đồng Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á lần thứ 2, với sự có mặt của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện.
Tại phiên họp này, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã lắng nghe báo cáo của Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn về các môn thi đấu, giới thiệu linh vật Sao La và logo SEA Games 31 cũng như các địa điểm thi đấu. Theo đó, nước chủ nhà Việt Nam cơ bản đồng ý với đề xuất bổ sung 4 môn thi đấu mới là Bowling, E-sports, Ba môn phối hợp và Jujitsu.
Tuy nhiên, với các môn thi đấu bổ sung này, ban tổ chức SEA Games 31 cho biết, sẽ có báo cáo đệ trình Chính phủ xem xét, bởi việc bổ sung thêm nội dung thi đấu còn phụ thuộc vào ngân sách cũng như cơ sở hạ tầng cho việc tổ chức.
Được biết, năm 2019, tại kỳ SEA Games 30, một công ty công nghệ của Singapore đã đứng ra tài trợ cho toàn bộ công tác tổ chức các môn thi đấu eSports tại Philippines. Khi đó, 6 môn được tổ chức là Mobile Legends: Bang Bang, Liên Quân Mobile, Dota 2, Starcraft II, Tekken 7 và Hearthstone. Các tuyển thủ Việt Nam đã giành 3 huy chương đồng ở các nội dung này.
SEA Games lần thứ 31 sẽ diễn vào năm 2021 từ ngày 21/11 - 2/12 tại Hà Nội và 11 tỉnh thành phố lân cận gồm Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Bắc Giang. Trong số 36 môn thể thao với 450 nội dung đã được thông qua có 2 môn thuộc nhóm 1, 29 môn thuộc nhóm 2 và 5 môn thuộc nhóm 3 theo quy định của điều lệ tổ chức. " alt=""/>Sẽ trình Chính phủ xem xét đưa eSports vào SEA Games 31Một trong các nguyên nhân khiến các dự án ven sông Cổ Cò hút nhà đầu tư là UBND tỉnh Quảng Nam vừa quyết định triển khai dự án “Nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò, TP. Hội An”, với tổng mức đầu tư 850 tỷ đồng. Dự án giúp khơi thông tuyến đường thủy huyết mạch, có giá trị lớn về kết nối du lịch giữa Đà Nẵng và Hội An. Khơi thông dòng Cổ Cò sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Đà Nẵng vào Hội An bằng đường thủy, tạo cơ hội phát triển cho các tour du lịch đường sông trong ngày.
![]() |
Phối cảnh bến du thuyền sông Cổ Cò tại dự án |
Cùng với dự án nạo vét sông Cổ Cò, UBND tỉnh Quảng Nam đã công bố quy hoạch thiết kế cảnh quan ven sông Cổ Cò và khu vực ven biển từ thị xã Điện Bàn đến Hội An. Quảng Nam phối hợp với TP. Đà Nẵng lập thiết kế cảnh quan ven sông Cổ Cò, thống nhất phương án khớp nối tuyến đường tàu điện kết nối từ Đà Nẵng đến Hội An phục vụ du lịch, thương mại - dịch vụ.
![]() |
Quy hoạch chi tiết 1/500 dự án Ngọc Dương bên sông Cổ Cò |
Chính những ưu thế về giao thông đường thủy, du lịch đã tạo nên sức hút lớn với các nhà đầu tư ở Đà Nẵng và các đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội quan tâm, tìm kiếm nền đất ở các dự án đô thị ven sông Cổ Cò, nhằm thừa hưởng giá trị về không gian sinh thái ven sông, giá trị khai thác du lịch, giá trị lợi nhuận cao khi các dự án hạ tầng, du lịch hoàn thành.
Thu hút nhà đầu tư nhờ không gian sinh thái ven sông
Các dự án “đánh thức” sông Cổ Cò đã tạo những tín hiệu khởi sắc cho thị trường BĐS, nhiều tập đoàn BĐS tham gia đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để triển khai các dự án quy mô, mang đặc trưng đô thị ven sông, gắn liền với du lịch.
Đặc biệt, dự án Ngọc Dương Riverside nằm ngay trên tuyến đường nối Đà Nẵng - Hội An, ven sông Cổ Cò đang tạo lên một sức hút lớn. Cuối tháng 9/2020, chủ đầu tư Dự án Ngọc Dương Riverside, Công ty Đất Quảng đã tổ chức lễ kí kết hợp tác với S-Germi và Bình An Phúc để phát triển phân khu Quảng trường Coco Infinity, thuộc Dự án Ngọc Dương Riverside.
![]() |
Lễ ký kết phát triển dự án Ngọc Dương Riverside |
Theo đơn vị phát triển dự án, Ngọc Dương Riverside là dự án hiếm hoi tại khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc được UBND tỉnh Quảng Nam cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công ty kiến tạo lợi ích, giá trị bền vững gắn với không gian sinh thái ven sông, kết nối đường thủy, đường bộ đến các điểm du ở Quảng Nam - Đà Nẵng.
Anh Nguyễn Văn Nguyên, ngụ ở quận 10, TP.HCM, quê ở Đà Nẵng, người vừa đặt mua sản phẩm tại dự án Ngọc Dương Riverside chia sẻ: “Tôi thấy dự án có nhiều giá trị lẫn tiềm năng nhờ vị trí ven sông, không gian sinh thái trong lành, tuyến giao thông bộ và thủy đều có thể về TP. Đà Nẵng và đi phố cổ Hội An dễ dàng và thuận lợi. Các trường ĐH, bệnh viện quốc tế, trung tâm thương mại… trong khu vực đến dự án chỉ khoảng 1,5km.
Dự án còn gắn với các tiện ích: Trường học các cấp, ĐH quốc tế Mỹ - TBD; Bệnh viện Đa Khoa Ngũ Hành Sơn, Bệnh viện Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện FPT, chợ, trung tâm thương mại Lotter, Metro… nằm trong bán kính của dự án khoảng 1,5km, gần kề Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc hiện thu hút 30.000 kỹ sư, chuyên gia, công nhân…”.
![]() |
Phối cảnh dự án bên sông Cổ Cò |
Phối cảnh dự án Ngọc Dương Riverside |
Bảo Minh
" alt=""/>Khơi thông sông Cổ Cò, thị trường BĐS Quảng Nam khởi sắc