当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Monza vs Napoli, 23h00 ngày 19/4: Thắng vì ngôi đầu 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Chiangrai United, 18h00 ngày 19/4: Tiếp đà chiến thắng
Để có mức giá dưới 1 triệu đồng, Bkav cho biết nhà sản xuất này sẽ hợp tác cùng một nhà mạng lớn tại Việt Nam trợ giá và phân phối Bkav-C85 trong tháng 7/2020.
Với ưu thế nhỏ gọn, thời lượng pin lâu, dễ sử dụng, hiện nay dòng điện thoại Feature Phone vẫn được ưa chuộng sử dụng như thiết bị thứ hai bên cạnh smartphone. Trong xu thế chuyển đổi số, nhu cầu về một chiếc điện thoại smartphone 4G có khả năng kết nối Internet, dùng cho những ứng dụng thiết yếu sẽ ngày một gia tăng.
Đại diện Bkav khẳng định, Bkav Smart Feature Phone 4G - C85 đáp ứng các yêu cầu trên, với dung lượng pin có thể dùng lên đến cả tuần không cần sạc, truy cập được các ứng dụng phổ biến như Facebook, YouTube, Google… Thậm chí, nhà sản xuất Bkav còn đưa công nghệ ra lệnh bằng giọng nói vào dòng điện thoại mới này.
Khác với điện thoại Bphone được Bkav thiết kế toàn bộ các khâu từ kiểu dáng, cơ khí, điện tử và phần mềm, Bkav Smart Feature Phone 4G là dòng máy riêng áp dụng phương thức sản xuất ODM, phương thức sản xuất đối với điện thoại giá rẻ. Để mang tới cho người dùng một mức giá vừa túi tiền, các hãng mua thiết kế chung, đặt sản xuất và kiểm soát chất lượng để tối ưu giá. Bkav-C85 chạy trên hệ điều hành KaiOS, một phiên bản kế thừa của hệ điều hành Firefox và được Bkav tối ưu cho người sử dụng Việt Nam.
Ông Nguyễn Bá Cơ, Giám đốc kinh doanh Bkav cho biết, với chủ trương cộng tác cùng nhà mạng, Bkav muốn mở rộng phương thức sản xuất, phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng.
“Nhiều khách hàng mong muốn chúng tôi có các sản phẩm ở phân khúc giá rẻ, nên chúng tôi mở rộng phương thức sản xuất, làm việc với nhiều đối tác trên toàn cầu để chuỗi sản phẩm của Bkav có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng phân khúc khách hàng”, ông Cơ nói.
Định hướng phổ cập điện thoại thông minh tới 100% dân số đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ trong phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2020 của ngành TT&TT.
Bộ trưởng cho rằng: “Tắt sóng 2G là thông điệp mạnh mẽ về việc muốn đi nhanh thì phải bỏ đi gánh nặng của quá khứ. Sau 30 năm, 2G đã hoàn thành sứ mạng của nó, mỗi người dân đã có một chiếc điện thoại để liên lạc. Việc tắt sóng 2G và hỗ trợ máy 4G cho người dân sẽ giúp đưa Việt Nam thành một trong số ít các nước với 100% là máy điện thoại thông minh, và sẵn sàng cho công dân điện tử”.
Trong phát biểu tại hội nghị giao ban quản lý nhà nước 4 tháng đầu năm 2020 của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ đẩy nhanh tiến độ chương trình mỗi người Việt Nam một máy điện thoại thông minh và mỗi hộ dân Việt Nam một đường truyền Internet tốc độ cao.
M.T
Cùng với yêu cầu đánh giá tác động việc tắt sóng mạng di động công nghệ cũ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng chỉ đạo Bộ TT&TT xác định rõ lộ trình phù hợp với phổ cập smartphone giá rẻ (tương thích 5G) bảo đảm thuận lợi cho người dân dùng các dịch vụ số.
" alt="Bkav sản xuất Smart Feature Phone 4G giá dưới 1 triệu đồng"/>Trong bài báo sáng 3/6, Tuttosport cho biết, Inter còn 12 ngày để có thể lấy Timo Werner.
![]() |
HLV Conte quyết mang Timo Werner về Inter |
Theo đó, hiệu lực điều khoản phá vỡ hợp đồng của Timo Werner với RB Leipzig - có giá 55 triệu euro - sẽ kết thúc sau ngày 15/6.
Sau thời điểm này, giá chuyển nhượng của Timo Werner chắc chắn tăng vọt, khi hợp đồng của anh có thời hạn đến 2023.
Inter cố gắng đàm phán chuyển nhượng với Leipzig, để tránh thủ tục rườm rà.
Trong trường hợp không thuyết phục được Leipzig, Inter sẽ gửi hồ sơ lên Bundesliga để chuộc hợp đồng Timo Werner.
Những ngày qua, nhiều thông tin cho rằng Liverpool về sơ bộ có được Timo Werner.
Nhiều nguồn tin từ Anh cũng cho biết, Timo Werner bị thuyết phục bởi Jurgen Klopp, đồng ý trở thành một phần dự án ở Liverpool.
Tuy nhiên, Liverpool chưa giải quyết được các thủ tục chuyển nhượng, nên Inter của Conte đua tranh quyết liệt.
"Chúng tôi luôn thích Timo Werner, và đã tiến hành đàm phán, nhưng chưa thành công", GĐTT Ausilio lên tiếng. Đây là lần thứ hai Inter đàm phán chính thức với ngôi sao người Đức, sau khi bị từ chối tháng trước.
HLV Conte rất cần Timo Werner, sau khi bán đứt Mauro Icardi cho PSG, và Lautaro Martinez cũng đang trên đường dọn sang Barcelona.
ĐP
" alt="Conte thắng Klopp, Inter ký Timo Werner"/>Nhận định, soi kèo Leicester City vs Liverpool, 22h30 ngày 20/4: Khó lường
Công nghệ hiện nay đúng là đang ngày 1 phát triển hơn, hiện đại hơn, nhưng có lẽ phải mất cả 1 thế kỷ nữa chúng ta mới có thể đến được Alpha Centauri. Ngay cả khi sử dụng năng lượng hạt nhân, thì tốc độ tối đa mà tên lửa của chúng ta có thể đạt được mới chỉ tương đương với khoảng 4,5% vận tốc ánh sáng mà thôi.
Thực tế là vậy, nhưng trong các bộ phim khoa học viễn tưởng thì hoàn toàn ngược lại. Dường như việc di chuyển từ hành tinh này đến hành tinh khác, từ hệ sao này sang hệ sao khác chỉ là chuyện nhỏ, đó là chưa kể đến công nghệ tàu vũ trụ cũng rất hoàn hảo, khi bay với tốc độ siêu nhanh mà cực kì êm ái, ít khi xảy ra sự cố. Tất nhiên, một số nhà làm phim đã phải bỏ công nghiên cứu rất kĩ một số lý thuyết vật lý thực tế và khéo léo áp dụng chúng vào trong các tác phẩm của mình. Thế nhưng, cũng không ít người đã tự bịa ra hàng loạt loại công nghệ hư cấu, đơn giản chỉ để phục vụ mục đích giải trí.
Dưới đây là 5 lý thuyết du hành vũ trụ FTL (faster than light - nhanh hơn cả ánh sáng) nổi tiếng nhất trong làng điện ảnh thế giới và mức độ thực tế của chúng.
Lỗ sâu vũ trụ (Wormhole) - Lối tắt du hành trong không gian.
Lỗ sâu vũ trụ (hay còn gọi là Einstein-Rosen bridge) có lẽ là giả thuyết du hành vũ trụ nổi tiếng nhất, và cũng nhiều khả năng có thật nhất mặc dù con người vẫn chưa tìm ra bất cứ bằng chứng nào về sự tồn tại của wormhole.
Hiểu 1 cách đơn giản nhất, lỗ sâu là lối tắt để đi từ vũ trụ này sang vũ trụ khác dựa trên nguyên tắc uốn cong thời gian và không gian. Trong bộ phim Interstellar của đạo diễn Christopher Nolan cũng từng lý giải trực quan về hiện tượng này: Hãy thử tưởng tượng 1 mẩu giấy bị gấp gọn lại và dùng 1 cây bút chì cắm xuyên qua nó. Nếu muốn di chuyển giữa 2 điểm trên 2 mặt của tờ giấy, bạn sẽ phải đi vòng quanh và mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu sử dụng lối tắt là chiếc bút chì kia, quãng đường của bạn sẽ rút ngắn đáng kể. Lúc này, chiếc bút chì đóng vai trò như 1 lỗ sâu vũ trụ vậy.
Trong nhiều tác phẩm điện ảnh, cổng vào lỗ sâu thường được thiết kế có dạng hình ống, khá là hợp lý với tên gọi của nó. Thế nhưng đó là tư duy hình học 2D. Interstellar là 1 trong những bộ phim hiếm hoi đã mô tả lỗ sâu có dạng hình cầu, có vẻ sẽ chính xác hơn khi xét trong không gian 3D.
Sở dĩ các nhà làm phim lại đặc biệt yêu thích lỗ sâu vì nó không yêu cầu họ phải tạo ra những con tàu có tốc độ cao hơn vận tốc ánh sáng. Vật lý đã chỉ ra rằng chưa có gì di chuyển nhanh hơn ánh sáng được cả. Nhưng với lỗ sâu - lối tắt trong vũ trụ, họ chẳng cần phải bay nhanh làm gì khi có thể đi qua những cung đường ngắn hơn.
Đây cũng là cách giải thích hợp lý nhất cho những cảnh phim bay từ điểm A đến điểm B trong vũ trụ chỉ trong nháy mắt. Nhà văn Douglas Adams từng mô tả rằng Trái Đất đã bị phá hủy bởi Vogons để nhường chỗ cho một vòng tròn siêu không gian - cũng là 1 dạng lỗ sâu, được cho là sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức di chuyển trong thiên hà.
Nói đâu xa, ngay cả những tác phẩm của Marvel Studios cũng đặc biêt yêu thích giả thuyết này. Cây cầu Bifrost giúp Thor bay từ Asgard đến Trái Đất chính là 1 dạng của lỗ sâu, được Jane Foster giải thích khá rõ ràng trong phần phim đầu tiên. Trong The Avengers, binh đoàn của Loki đổ bộ đến New York cũng thông qua hình thức này. Kể từ đó, chúng ta cũng bắt gặp lỗ sâu khá nhiều lần trong Guardians of the Galaxy hay Thor: Ragnarok.
Ngoài ra, lỗ sâu còn là chìa khóa cho việc di chuyển giữa các vũ trụ khác nhau, được thể hiện rất rõ trong series Rick and Morty. Theo đó, cây súng mở cổng không gian (porter gun) của nhà khoa học điên Rick Sanchez có thể tạo ra cánh cửa dẫn đến những không gian hoặc thực tại song song khác.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng lỗ sâu là sản phẩm của 1 loại hố đen siêu lớn, quá bất ổn để con người có thể đi qua. Một bài báo năm 1962 của John Archibald Wheeler và Robert W. Fuller lập luận rằng một cây cầu dạng như vậy sẽ rất dễ dàng sụp đổ. Mặt khác, các nhà vật lý như Stephen Hawking và Kip Thorne cho rằng nếu sử dụng 1 mức năng lượng vừa phải, lỗ sâu có thể sẽ trở nên ổn định về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ dừng lại ở chữ “nếu” mà thôi.
Đánh giá mức độ thực tế: 4/5 - tương đối cao, bởi rất nhiều học thuyết và dự đoán của Einstein đến nay đã được chứng minh là chính xác. Có thể các cổng wormhole vẫn đang tồn tại ngoài vũ trụ xa xôi kia mà chúng ta chưa thể phát hiện ra chúng.
Động cơ Warp - bẻ cong không gian và di chuyển với tốc độ nhanh hơn cả ánh sáng.
Nếu là 1 fan hâm mộ của series phim Star Trek, có lẽ bạn sẽ không còn xa lạ gì với công nghệ và động cơ Warp. Tương tự như lỗ sâu, loại động cơ này có thể tự mình bẻ cong không gian và giúp tên lửa lao về phía trước với tốc độ nhanh hơn cả ánh sáng. Nó sẽ nén không gian phía trước lại và mở rộng không gian ở phía sau ra, tạo ra 1 làn sóng kéo căng không - thời gian xung quanh. Mọi vật di chuyển bên trong làn sóng này đều có thể đạt vận tốc cao hơn ánh sáng.
Theo biên kịch của Star Trek - The Original Series cho biết, động cơ Warp cấp độ 1 sẽ vượt quá giới hạn ánh sáng, cấp độ 2 tương đương với 8 lần vận tốc ánh sáng, cấp độ 3 là 27 lần. Con tàu USS Enterprise NCC-1701 trong series này sử dụng cấp độ 6, bởi từ cấp độ 7 trở lên tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho động cơ Warp. Nếu không có công nghệ Warp như trong bộ phim Star Trek: First Contact, con người sẽ không bao giờ gặp các chủng tộc không gian như Vulcans, hoặc thành lập The United Federation of Planets.
Vào năm 1994, nhà vật lý lý thuyết Miguel Alcubierre từng đề xuất một phương tiện du hành vũ trụ FTL lấy cảm hứng từ chính công nghệ Warp trong Star Trek. Ông mô tả động cơ của mình có thể tạo ra 1 trường năng lượng với mật độ thấp hơn chân không cùng khả năng nén không gian phía trước, mở rộng không gian phía sau. Điều này sẽ giúp con tàu vũ trụ “lướt 1 cơn sóng” và lao về phía trước.
Tuy nhiên, đề xuất của Miguel cũng vướng phải khúc mắc tương tự như lỗ sâu: Cả 2 lý thuyết này đều đòi hỏi mức năng lượng khổng lồ, cùng vật chất để duy trì chúng. Trong Star Trek, đội ngũ biên kịch tự tạo ra dilithium, ở dạng tinh thể, để thực hiện điều này. Còn trong thực tế thì chúng ta chưa tìm ra nhiên liệu nào tương tự cả.
Đánh giá mức độ thực tế: 3/5 - một giả thuyết khá thú vị nhưng khả năng trở thành hiện thực là không cao, trừ khi chúng ta tìm ra 1 dạng nguyên liệu tương tự như dilithium.
Hyperdrive - Không gian đa chiều
Không gian đa chiều (hyperspace) là 1 khu vực tồn tại song song với vũ trụ của chúng ta, nhưng lại không tuân theo các định luật vật lý thông thường. Rất khó để giải thích làm thế nào để con người có thể đến được đó, ngay cả trong những bộ phim khoa học viễn tưởng, bởi nó không hề chứa lỗ sâu.
Trong series Star Wars, mọi loại tàu vũ trụ đều được trang bị động cơ hyperspace drive, từ những phi cơ chiến đấu cá nhân như X-wing của Peo Dameron đến cả những phương tiện siêu to khổng lồ như Millennium Falcon. Ngay cả trạm không gian có kích thước tương tự như mặt trăng, Death Star, cũng sở hữu hyperdrive. Tại sao lại như vậy? Chúng ta sẽ không bao giờ biết được, bởi George Lucas vốn dĩ chỉ muốn tạo ra những bộ phim viễn tưởng đơn thuần thay vì phải đau đầu với các lý thuyết khoa học.
Trong trường hợp này, hyperspace có thể xem là 1 cái tên khác của FTL. Han Solo từng khoe rằng con tàu của anh có thể chạy nhanh hơn cả ánh sáng. Điều này được lý giải rõ hơn trong bộ tiểu thuyết Star Wars: Các loại tàu được phân ra theo cấp độ (class), cấp độ càng thấp thì tốc độ lại càng nhanh.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là đội ngũ biên kịch muốn viết gì thì viết. Việc du hành vũ trụ siêu tốc trong Star Wars cũng phải tuân theo một số định luật vật lý cụ thể. Theo đó, chúng cần phải được trang bị hệ thống navicomputer để thiết kế lộ trình di chuyển hợp lý nhất, tránh va chạm với tàu hoặc các hành tinh khác. Như trong The Last Jedi đã chỉ rõ, 2 vật thể đang di chuyển với tốc độ ánh sáng mà va phải nhau sẽ sẽ tạo ra 1 thảm kịch khủng khiếp.
Ý tưởng về không gian đa chiều cũng xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm khoa học viễn tưởng, dưới những thuật ngữ khác nhau. Trong series game Halo, nó được gọi là “slipstream”; trong Warhammer 40,000 thì là “Immaterium”; “Z-Space” trong YA; “Exospace” trong truyện tranh Valerian; và “folding space” trong Dune của Frank Herbert.
Đánh giá mức độ thực tế: 2/5
Jump Drives - Dịch chuyển tức thời như 7 viên ngọc rồng
Hyperspace và Warp drive mô tả phương tiện di chuyển trong không gian và lấy mốc là vận tốc ánh sáng để so sánh. Tuy nhiên, dù nhanh đến mấy thì cả 2 khái niệm này vẫn tốn 1 khoảng thời gian để đưa con người từ điểm này đến điểm khác. Han Solo, Luke và Obi-Wan vẫn có thời gian để tán dóc về the Force trước khi họ đến được Alderaan. Và nếu muốn tốc biến như Son Goku trong 7 viên ngọc rồng, có lẽ chúng ta phải sử dụng phương pháp Jump Drives.
Jump Drives trong Battlestar Galactica có thể giúp dịch chuyển tức thời giữa các hành tinh mà không hề có độ trễ. Khi 1 con tàu thực hiện phương pháp này, nó sẽ bẻ cong không gian xung quanh và có thể làm hỏng những con tàu khác ở gần đó. Ngoài ra, nhiên liệu mà những con tàu này sử dụng là tylium tinh chế - được mô tả là 1 loại quặng siêu hiếm có năng lượng gấp 10 triệu lần xăng thông thường. Để thực hiện kĩ thuật này, mỗi con tàu cần phải trải qua 1 quy trình tính toán phức tạp trước và trong quá trình dịch chuyển, hạn chế nguy cơ tốc biến quá gần bầu khí quyển của hành tinh, hay tệ hơn là “bay nhầm” vào bên trong lòng hành tinh đó thay vì xuất hiện trên bề mặt.
Vậy cơ sở vật lý cho Jump Drives là gì?
Rối lượng tử là hiện tượng trạng thái lượng tử của hai hay nhiều vật thể có liên hệ với nhau, dù chúng cách xa tới mức nào. Einstein gọi đây là “hành động ma quái ở khoảng cách xa”. Nhà văn Ursula K. LeGuin cũng từng sử dụng lý thuyết này để tạo ra 1 thiết bị có tên ansible trong tiểu thuyết viễn tưởng của mình. Về cơ bản, ansible giống như 1 loại máy bộ đàm có thể dễ dàng liên hệ với nhau bất chấp chủ sở hữu đang ở đâu trong vũ trụ rộng lớn này đi nữa.
Về mặt lý thuyết, bạn hoàn toàn có thể “dịch chuyển tức thời” người khác hay 1 con tàu dựa trên rối lượng tử, dù quá trình thực hiện phức tạp hơn 1 chút. Bạn sẽ phải chuyển đổi thông tin lượng tử của các hạt từ đầu này sang đầu kia 1 cách chính xác. Điều này sẽ giúp đối tượng được dịch chuyển vẫn chỉ là 1, chứ không giống như ý tưởng điên rồ trong nhiều tiểu thuyết viễn tưởng: Giết chết bản thế chính và tạo ra 1 bản sao y hệt mỗi lần cần dịch chuyển.
Hiện tại, rối lượng tử vẫn là 1 vấn đề mà giới khoa học chưa có nhiều thông tin và kiến thức. Vì vậy, có lẽ phải rất rất lâu nữa, chúng ta mới có thể thoải mái dịch chuyển tức thời như trong Battlestar Galactica.
Đánh giá mức độ thực tế: 2/5 - bay nhảy bất cứ đâu trong vũ trụ chỉ trong nháy mắt ư? Chúng ta thậm chí còn chưa thể dịch chuyển siêu tốc tại Trái Đất nữa là.
TARDIS - Tốc biến đến bất cứ đâu trong dòng thời gian của bạn.
Hình thức du hành vũ trụ FTL cuối cùng mà chúng tôi muốn đề cập đến ở đây, cũng là hình thức ít có cơ sở khoa học nhất. Trong hơn nửa thế kỉ qua, series Doctor Who đã ghi lại những cuộc phiêu lưu xuyên thời gian và không gian của The Doctor và những người bạn của mình. Và họ đã di chuyển bằng cách nào? Chỉ cần 1 cái hộp màu xanh có tên TARDIS (Time and Relative Dimension in Space) là xong, muốn đến ngõ ngách nào của vũ trụ cũng được.
Được xây dựng, hay chính xác hơn là được trồng, bởi 1 tộc cổ xưa có tên Time Lords, TARDIS có thể coi là công nghệ đỉnh hơn cả Star Trek. Như chính The Doctor đã giải thích, cái hộp này có thể giúp con người dịch chuyển vào trong Time Vortex để đi đến những nơi cần đến trong nháy mắt, dù vẫn có 1 chút độ trễ.
Cũng giống như Jump Drives, TARDIS được xây dựng dựa trên lý thuyết vật lý có thật, dù nó hơi mơ hồ 1 chút.
Vào năm 2013, 2 nhà vật lý Benjamin K. Tippett và David Tsang đã xuất bản 1 báo cáo đề xuất lý thuyết để tạo ra 1 cỗ máy thời gian, có thể thực sự quay trở về quá khứ. Tiêu đề của báo cáo này là Traversable Achnronal Retrograde Domains in Spacetime - viết tắt cũng là TARDIS. Về cơ bản, con người có thể đi vào đường cong timeline khép kín (Closed Timelike Curve), và từ đó thoải mái lựa chọn điểm đến trên chính dòng thời gian của mình, có thể là hiện tại, tương lai và cả quá khứ.
Hai nhà vật lý này thậm chí còn đưa ra giả thuyết rằng các đường cong theo thời gian có thể tư do phân chia và kết nối, mở ra khả năng du hành không chỉ dọc theo dòng thời gian của riêng bạn - mà còn ở bất kỳ đâu trong thời gian và không gian chung. Điều đó đã giúp TARDIS gần như là nhà vô địch trong cuộc đưa giữa các phương thức du hành FTL.
Đánh giá mức độ thực tế: 1/5 - di chuyển siêu tốc trong không gian đã khó, di chuyển tự do trong dòng thời gian có lẽ sẽ phải mất rất nhiều thời gian nữa mới có thể trở thành hiện thực.
Theo GenK
" alt="Những phương pháp du hành không gian siêu tốc thường thấy trong phim sci"/>Những phương pháp du hành không gian siêu tốc thường thấy trong phim sci
Tencent gần đây đã rút đơn xin sáp nhập để xem xét chống độc quyền và hoàn chỉnh lại sau khi SAMR nói với công ty rằng họ không thể hoàn thành việc xem xét vụ sáp nhập trong vòng 180 ngày kể từ lần nộp đơn đầu tiên, một trong các nguồn tin cho biết.
Liên quan đến vấn đề này, hiện Tencent, Huya, DouYu và SAMR đều đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.
Một trong số các nguồn tin cũng cho biết, kế hoạch của Tencent trong việc tiếp quản công cụ tìm kiếm tư nhân Sogou sẽ được SAMR phê duyệt trong tháng này.
Tencent lần đầu tiên công bố kế hoạch hợp nhất Huya và DouYu vào năm ngoái theo một mối liên kết được thiết kế để hợp lý hóa cổ phần của mình trong các công ty, được hãng dữ liệu MobTech ước tính chiếm 80% thị trường, trị giá hơn 3 tỷ USD và đang phát triển nhanh chóng.
Huya và DouYu lần lượt được xếp ở vị trí số 1 và số 2, là trang web phát trực tuyến trò chơi điện tử phổ biến nhất ở Trung Quốc, nơi người dùng đổ xô đến xem các giải đấu thể thao điện tử và theo dõi các game thủ chuyên nghiệp.
Tencent là cổ đông lớn nhất của Huya với 36,9% và cũng sở hữu hơn 1/3 cổ phần của DouYu, cả hai công ty này đều được niêm yết trên sàn giao dịch tại Mỹ và có tổng giá trị thị trường là 6 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo thông tin của Reutersđưa ra vào tháng 3, trích dẫn những người có kiến thức về vấn đề này cho biết, Tencent đang phải nhượng bộ trong kế hoạch hợp nhất Huya và DouYu để giải quyết những lo ngại về chống độc quyền.
Phan Văn Hòa(theo Reuters)
Tencent tiếp tục 'nuốt chửng' các startup game; Trợ lý Google lén ghi âm người dùng; Trung Quốc đổ tiền vào bán dẫn;... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.
" alt="Trung Quốc ngăn chặn vụ sáp nhập của Tencent"/>Trước đó, vào tháng 1/2021, Thẩm phán quận Vanessa Baraitser đã từ chối yêu cầu của Mỹ về việc dẫn độ Assange sang Mỹ để đối mặt với cáo buộc gián điệp về việc WikiLeaks công bố các tài liệu bí mật quân sự một thập kỷ trước. Lý do ông đưa ra là vì lý do sức khỏe, ông nói rằng Assange có khả năng sẽ tự sát nếu bị giam giữ trong điều kiện nhà tù khắc nghiệt của Mỹ.
Thẩm phán ra lệnh rằng, Assange phải ở trong tù trong bất kỳ cuộc kháng cáo tiềm năng nào của Mỹ và cho rằng ông ta có “động cơ bỏ trốn” nếu được trả tự do.
Ông Julian Assange, 50 tuổi, đã ở trong nhà tù được bảo vệ nghiêm ngặt Belmarsh tại Luân-đôn kể từ khi ông ta bị bắt vào tháng 4 năm 2019 vì trốn bảo lãnh bảy năm trước đó trong một cuộc chiến pháp lý.
Assange đã dành bảy năm ẩn náu bên trong đại sứ quán của Ecuador ở Luân-đôn, nơi anh ta bỏ trốn vào năm 2012 để tránh bị dẫn độ sang Thụy Điển để đối mặt với cáo buộc hiếp dâm và tấn công tình dục. Tuy nhiên, Thụy Điển đã hủy bỏ các cuộc điều tra tội phạm tình dục vào tháng 11 năm 2019 vì thời gian đã trôi qua khá lâu.
Các công tố viên Mỹ đã truy tố Assange với 17 tội danh gián điệp và một tội danh lạm dụng máy tính trong việc công bố hàng nghìn tài liệu quân sự và ngoại giao bị rò rỉ của WikiLeaks. Các tội danh có mức án tối đa là 175 năm tù.
Các công tố viên cho rằng, Assange đã giúp đỡ nhà phân tích tình báo Chelsea Manning của Quân đội Mỹ một cách bất hợp pháp để đánh cắp các bức điện mật ngoại giao và hồ sơ quân sự mà WikiLeaks công bố sau đó. Các luật sư của Assange lập luận rằng anh ta đang hoạt động như một nhà báo và được hưởng quyền tự do ngôn luận của Tu chính án thứ nhất vì đã xuất bản các tài liệu vạch trần hành động sai trái của quân đội Mỹ ở Iraq và Afghanistan.
Liên quan đến vụ việc này, vào ngày 7/7, vị hôn thê của Assange, Stella Moris đã thúc giục Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy bỏ vụ truy tố được đưa ra dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump.
Thông tin từ bà Moris cho biết, người sáng lập WikiLeaks hiện tại “rất không khỏe” trong tù.
“Ông ấy đã thắng kiện vào tháng 1 vừa qua. Tại sao ông ta thậm chí còn ở trong tù? Tôi đang kêu gọi chính quyền của Tổng thống Biden làm điều đúng đắn. Lời kêu gọi này được đưa ra hai ngày trước khi chính quyền Trump rời nhiệm sở, và nếu chính quyền Biden nghiêm túc trong việc tôn trọng pháp quyền, Tu chính án thứ nhất và bảo vệ quyền tự do báo chí toàn cầu, thì điều duy nhất họ có thể làm là hủy bỏ vụ việc này”, bà Moris nói.
Phan Văn Hòa(theo AP)
Người sáng lập WikiLeaks bị buộc tội âm mưu đánh cắp thông tin bí mật và 18 tội danh khác tại Mỹ, nếu tất cả các tội danh đều bị kết tội, anh ta có thể phải ngồi tù suốt phần đời còn lại.
" alt="Ông trùm WikiLeaks có thể bị dẫn độ sang Mỹ"/>