Năm nay là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT tổ chức cho các thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng trực tuyến vào các trường trong cả nước. Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, có 3 đợt đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2016. Trong đó, thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển đợt 1 từ ngày 1/8 đến hết ngày 12/8/2016; đăng ký xét tuyển bổ sung đợt 1 từ ngày 21/8 đến hết ngày 31/8/2016; và đăng ký xét tuyển bổ sung đợt 2 từ ngày 11/9 đến hết ngày 21/9/2016.
Thí sinh lựa chọn hình thức đăng ký xét tuyển trực tuyến, cần truy cập trực tiếp vào địa chỉ trang thông tin điện tử http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn. Việc đăng ký xét tuyển trực tuyến sẽ kết thúc trước 1 ngày so với mốc thời gian quy định trong lịch xét tuyển. Như vậy, thí sinh chọn hình thức đăng ký xét tuyển trực tuyến, sẽ thực hiện đăng ký đến ngày 11/8 với đợt xét tuyển 1, đến 30/8 với đợt xét tuyển bổ sung 1 và đến 20/9 với đợt xét tuyển bổ sung 2.
Thông báo mới nhất của Bộ GD&ĐT cho hay, các điều kiện bắt buộc để thí sinh đăng ký tham gia xét tuyển trực tuyến là thí sinh phải có số điện thoại di động trong phiếu đăng ký dự thi, thí sinh có đăng ký tuyển sinh trong phiếu đăng ký dự thi, thí sinh đã tốt nghiệp THPT và trường đại học, cao đẳng đã nhập dữ liệu ngành, tổ hợp môn.
Ngày 6/8 vừa qua, Niantic Labs - nhà phát triển game thực tế ảo Pokemon Go đã đăng tải thông báo trên Facebook và Twitter cho biết có thêm người dùng tại 15 nước được tải về game này, trong đó có Việt Nam. Ngay lập tức, số lượng người chơi Pokemon Go tại Việt Nam đã gia tăng đột biến.
Tuy nhiên, việc các địa điểm nhận thưởng trong game (Pokestop) được bố trí theo đúng bản đồ thực và phân bố không đều khiến cho người chơi game “khát” Pokestop. Đánh trúng tâm lý đó, nhiều bài viết trên các diễn đàn, website và trang tin công nghệ sau khi phán đoán rằng nhà phát hành Niantic sử dụng Google Map để tạo các địa điểm trong game (Pokestop và GYM), đã có nhiều bài viết hướng dẫn người chơi Pokemon Go tạo Pokestop bằng cách… sửa bản đồ Google (Google Map) thông qua công cụ vẽ bản đồ Google Map Maker của Google.
Các bài hướng dẫn này đã tạo ra làn sóng hàng ngàn người chơi Pokemon Go đổ xô lên công cụ vẽ bản đồ Google Map Maker của Google để tạo ra những địa điểm giả các di tích lịch sử và địa điểm nổi tiếng, thậm chí di chuyển nhiều địa điểm về gần nhà mình… với hy vọng được đưa vào trong game.
Theo một thành viên cộng đồng Google Map Maker Việt Nam, nhiều người chơi game Pokemon Go trong nước không biết rằng hành vi spam Google Map của họ có thể phá nát bản đồ Google. Để không xảy ra điều này, các thành viên cộng đồng Google Map Maker Việt Nam đã cố gắng kiểm duyệt và từ chối các địa điểm giả được người chơi tạo ra bằng Google Map Maker. Tuy nhiên, do số lượng spam trên công cụ vẽ bản đồ Google Map Maker ngày càng tăng khiến cho việc kiểm duyệt bị quá tải.
Nhiều thành viên Google Map Maker Việt Nam cũng bày tỏ sự mệt mỏi và chán nản vì những câu hỏi và yêu cầu kiểm duyệt địa điểm tạo Pokestop. Thậm chí có thành viên còn “tuyên chiến” với doanh nghiệp đang lợi dụng sự quan tâm của người chơi Pokemon Go viết bài “câu view” và cảnh cáo doanh nghiệp nào cố tình hướng dẫn các game thủ đi spam địa điểm trên Google Map thì chính thông tin của doanh nghiệp trên Google Map sẽ bị từ chối.
Như ICTnews đã thông tin, hôm qua, ngày 10/8/2016, Cộng đồng Google Map Maker Việt Nam đã đăng tải trên trên trang Google Plus và Fanpage của nhóm thông điệp kêu gọi cơ quan truyền thông, người dùng hành động để bảo vệ nguồn dữ liệu bản đồ Việt Nam trên Google Maps, do những game thủ Pokemon chỉnh sửa, nhằm lập các điểm Pokestop để săn vật phẩm trong game Pokemon.
Trong thông điệp đăng tải trên Fanpage Googe Maps Maker, Lê Bách, một trong những trưởng khu vực Google Map Maker tại Việt Nam đã kêu gọi các cơ quan báo chí, các tổ chức và người dùng có hành động để bảo vệ nguồn dữ liệu bản đồ Việt Nam trên Google Map mà người dùng trong mấy ngày qua đã trực tiếp chỉnh sửa thông qua công cụ Map Maker của Google.
" alt=""/>Google lên tiếng vụ người chơi Pokemon Go VN bị tố phá hoại bản đồ GoogleTin phản ánh từ một độc giả tại Sân bay Nội Bài cho hay, hệ thống điều khiển tại Cảng hàng không quốc gia gần như mất kiểm soát. Sự cố xảy ra vào chiều nay 29/7. Sự cố thông tin xảy ra nghiêm trọng, thông tin sai trái hiển thị ở hầu hết các quầy thủ tục và lan sang hệ thống phát thanh.
Cũng theo một video được đưa lên trên group otofun, người này cho biết hệ thống loa và màn hình quảng cáo của sân bay cũng bị chiếm sóng. Người này cho hay: “Tại sảnh nội địa của Cảng hàng không, tiếng chửi và cười man dại phát ra từ hệ thống loa sân bay. Không chỉ hệ thống loa, hệ thống màn hình điều khiển tại sân bay cũng bị chiếm quyền. Sau khoảng vài phút thì nhân viên kĩ thuật đã tắt".
Cùng với trục trặc tại hệ thống điều khiển tại sân bay, chiều nay, website của hãng Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) tại địa chỉ www.vietnamairlines.com cũng gặp sự cố không truy cập được.
" alt=""/>Hacker chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin tại sân bay Nội Bài