当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Naft Al Basra vs Al Minaa, 21h00 ngày 22/4: Khó tin chủ nhà 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Baniyas Club vs Al Ain, 23h45 ngày 22/4: Khó cho khách
Chỉ sau một thời gian ngắn, chính phủ Australia nhận ra ngân sách hỗ trợ không đủ và việc điều động điện mặt trời mái nhà đòi hỏi vận hành phức tạp, nên giá khuyến khích này không được tiếp tục.
Hiện nay, người dân Australia lắp điện mặt trời mái nhà phải bán lại cho các nhà phân phối điện với giá rẻ hơn rất nhiều, theo biểu giá của từng nhà phân phối. Điều này khiến lợi ích đạt được chủ yếu đến từ việc hạn chế mua điện (truyền thống) thay vì bán điện (mặt trời). Mặc dù các hãng lắp đặt ra sức quảng cáo về việc thu hồi vốn nhanh, quá trình thu hồi vốn thực tế thường kéo dài tới hơn mười năm, phụ thuộc vào số lượng điện tiêu thụ trung bình của hộ gia đình. Đây là đã tính nguồn hàng giá rẻ được cung cấp từ cơn khủng hoảng thừa tấm năng lượng mặt trời từ Trung Quốc, và không có hỏng hóc nào trong thời gian vận hành. Ngoài ra các nhà phân phối còn hạn chế sản lượng điện mua vào, ví dụ Ergon - nhà phân phối cho toàn bộ phía bắc bang Queensland - chỉ mua tối đa 5kW mỗi giờ từ một địa chỉ nhà, dù các hộ có thể sản xuất tới hơn 30 kWh do Australia chủ yếu là nhà rộng thấp tầng.
Về cơ bản, có năm khó khăn chính trong việc điều động điện mặt trời mái nhà là: dao động hiệu điện thế, sự thiếu cân bằng nguồn-tải, quá tải đường dây, an toàn thiết bị và đồng bộ pha. Trong đó ba khó khăn đầu là trực tiếp và liên tục. Trung bình, 56-73% Trái đất được che phủ bởi mây ở các mức độ khác nhau, và các đám mây này luôn di động. Kích thước của các đám mây lớn trên dưới một km2, thậm chí lên tới hơn 100 km2nếu có mưa lớn. Diện tích này đủ che phủ nhiều cụm dân cư với các trạm biến áp riêng. Việc di chuyển của các đám mây làm điện thế dao động mạnh theo từng vùng, đòi hỏi phải có một hệ thống điều độ điện tiên tiến cho phản ứng kịp thời, bởi thay đổi có thể diễn ra trong từng phút. Do các thiết bị điện 220V chỉ hoạt động tốt trong dải 200-240V, hiệu điện thế không nên dao động quá 10%. Điều này yêu cầu hạn chế số lượng hộ và công suất bán ngược lại cho điện lưới dưới 10%, nếu không được điều động.
Ngoài ra, điện mặt trời mái nhà cũng không hoàn toàn lợi như tưởng tượng. Ví dụ, hầu hết thiết bị biến đổi dòng (inverter) đều được thiết kế để hoạt động đồng bộ pha với điện lưới. Nên khi mất điện lưới, điện mặt trời cũng không được biến đổi, và nhà bạn vẫn mất điện như thường.
Khi các chương trình khuyến khích giảm dần, người dân không còn hào hứng lắp mới nữa, quy luật cung cầu của thị trường tự nhiên được thiết lập lại.
Nên tôi có thể hiểu, đề nghị mua điện giá 0 đồng của EVN là nhằm hạn chế lắp đặt quá nhiều, khiến điện thế trồi sụt thiếu kiểm soát. Tuy nhiên, nếu thấy phiền phức thì không nên mua. Còn đã mua, sao lại trả 0 đồng? Các nước vẫn mua với giá thấp vừa phải, vì điện lưới vẫn tận dụng được những lợi ích không thể chối bỏ từ việc người dân lắp đặt điện mặt trời mái nhà.
Lợi ích thứ nhất là giảm áp lực sản xuất điện. Các hộ lắp đặt điện mặt trời mái nhà sẽ giảm tiêu thụ điện lưới, từ đó giảm yêu cầu truyền tải điện. Năm 2022, điện mặt trời mái nhà chiếm tới 25,8% sản lượng điện toàn Australia. Mặc dù chiếm tỷ lệ lớn, điện mặt trời mái nhà vẫn được điều động tốt ở Australia nhờ hệ thống điều động điện tiên tiến, phản ứng tự động và nhanh theo chuỗi sự kiện. Thêm vào đó, các hộ có thể ký tham gia một số chương trình nhà thông minh, cho phép hệ thống điều khiển thiết bị trong từng gia đình theo trạng thái điện lưới. Ví dụ, khi sụt điện do mưa, điều hòa nếu đang bật sẽ được tự động chỉnh xuống mức thấp. Điều này không gây khó chịu cho người dân, mà giảm áp lực sụt điện.
Lợi ích thứ hai là giảm áp lực điều động điện trong điều kiện khắc nghiệt. Ví dụ, trong những đợt nắng nóng kéo dài, thủy điện lâm vào trạng thái khô hạn và hoạt động cầm chừng. Ngay cả khi có nước, thì việc các cụm dân cư bật quạt và điều hòa hết cỡ cũng làm đường dây bị quá tải, dẫn tới cháy nổ hoặc cắt điện luân phiên. Lúc này, điện mặt trời mái nhà lại đạt công suất tốt nhất, làm giảm áp lực lên hệ thống điện lưới.
Do vậy, tôi tin rằng giải pháp tốt nhất về lâu dài là EVN cần nâng cấp hệ thống điều động điện của mình để phù hợp với tình hình sản xuất năng lượng mới, theo kịp xu hướng thế giới. Một giải pháp hiện bắt đầu được sự quan tâm trên thế giới là cho thuê hạ tầng. Nhà phân phối điện sẽ xây một số trạm pin để dự trữ năng lượng trong dân. Như vậy, năng lượng điện mặt trời mái nhà không bán vào lưới tổng mà được dự trữ cục bộ ở các trạm này. Người dân muốn bán điện thì trả tiền thuê hạ tầng theo tháng. Thực tế thì chi phí này không rẻ hơn lắp pin tại nhà, nhưng người dân không phải trả tiền ngay, không phải bảo trì và vẫn có lợi nếu bán điện đủ nhiều.
Mua điện mặt trời mái nhà với giá nào rõ ràng không phải là bài toán đơn giản với Bộ Công Thương. Nhưng mua với giá 0 đồng sẽ gây rất nhiều hoài nghi về việc lạm dụng nguồn điện của dân, nhất là khi hầu hết các nước không làm vậy.
Trong khi các nước vẫn khuyến khích mua điện mái nhà của người dân, Việt Nam lại áp dụng chính sách mua 0 đồng, không khác gì hạn chế, thì là ngược đời.
Tô Thức
" alt="Điện mặt trời lên xuống"/>Dũng hiểu nguyên nhân thua lỗ phần nhiều do bản thân anh không đủ thời gian, hiểu biết về thị trường để theo dõi và có những biện pháp điều chỉnh phù hợp trước biến động. Do đó, anh tìm đến chứng chỉ quỹ mở. Tuy nhiên, nhiều bạn bè của anh thậm chí chưa từng nghe về khái niệm chứng chỉ quỹ, một số lại mặc định đó là hình thức đầu tư của những người có tài sản lớn.
Theo thống kê của Vụ Quản lý quỹ thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), tính đến cuối năm 2023, số nhà đầu tư tham gia chứng chỉ quỹ khoảng 300.000 người. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và rất khiêm tốn so với 7,23 triệu tài khoản chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân ở cùng thời điểm.
Các quỹ đầu tư chứng khoán đang quản lý tổng giá trị tài sản ròng (NAV) gần 68.000 tỷ đồng. Con số trên tương đương hơn 0,66% GDP năm 2023 và thấp hơn hàng chục lần so với các nước trong khu vực như Malaysia hay Thái Lan (lần lượt đạt khoảng 11% và 28% GDP).
" alt="Vì sao quỹ mở chưa thu hút nhà đầu tư?"/>Sau thông tin trên, giá đồng won Hàn Quốc lao dốc so với đôla Mỹ. Hiện tại, giá won giảm 2,5% về 1.442 KRW một USD. Đây là mức thấp nhất 8 năm qua.
"Sự bất ổn đang chi phối thị trường. Khi thông tin còn chưa rõ ràng, bất ổn có thể tiếp tục gây sức ép lên đồng won", Christopher Wong, chiến lược gia ngoại hối tại ngân hàng OCBC (Singapore) nhận định.
Giá won lao dốc khi Tổng thống Hàn Quốc ban bố thiết quân luật
Nhận định, soi kèo Al Jazira vs Ittihad Kalba, 20h55 ngày 23/4: Tìm lại niềm vui
Cây đa có tuổi đời trên 300 năm. Theo các vị cao niên sống quanh khu di tích, cây đa này là “mộc tinh” (tức cây mọc lâu năm đã thành tinh). Bộ rễ của cây chằng chịt, ôm trọn trong lòng nó một cây thị già đã chết khô gắn với huyền thoại một chuyện tình lãng mạn - “chuyện tình đa và thị”.
Sở dĩ cây đa này có tên là “đa - thị”, bởi nó một gốc 2 cây: cây đa và cây thị. Các vị cao niên kể, chẳng biết cây đa này có từ bao giờ, chỉ biết rằng khi lớn lên họ đã được nghe kể vị trí chỗ cây đa bây giờ trước kia là một cây thị.
Tương truyền, cây thị này xưa kia rất to, tán rộng và nhiều quả. Vào mùa hè, khi quả chín thơm ngát một vùng, chim chóc kéo nhau về ăn quả, làm tổ. Quá trình chim đến ăn quả thị, loài chim đã vô tình thả vào lòng cây thị mầm sống của một cây đa.
Và như một mối lương duyên, hạt đa đã nảy mầm, phát triển trên thân cây thị. Quá trình cây đa sinh trưởng, bộ rễ phát triển mạnh, dần ôm trọn lấy cây thị như “đôi uyên ương”, từ đó có tên cây “đa - thị”.
Những năm trước kia, mỗi khi về Lam Kinh, du khách rất thích thú khi được tận mắt chứng kiến một gốc phát triển hai cây (cây đa và cây thị). Điều ngạc nhiên hơn là vào mùa đông cây có quả đa, mùa hè có quả thị.
Theo người dân địa phương, chuyện tình “đa - thị” tồn tại hàng trăm năm nay. Thời còn sung sức, thân cây đa và cây thị phát triển song song, tươi tốt. Tuy nhiên, theo quy luật của tự nhiên, bộ rễ của cây đa phát triển mạnh hơn dần dần bao trùm và hút hết chất dinh dưỡng của cây thị. Tán lá đa cũng khỏe hơn, vươn cao hơn khiến cây thị dần lụi tàn. Cho đến năm 2007, cây thị chết hẳn chỉ còn lại cây đa đơn độc đứng ở góc sân Rồng từ đó đến giờ.
Một điều ngạc nhiên, khi cây thị đã chết, cây đa ôm trọn gốc cây thị trong lòng. Sau 15 năm cây thị lại tái sinh trên thân cây đa như một mối tình tri kỷ.
Cây đa di sản hiện cao khoảng gần 30 mét, cành tán tỏa rộng, bộ rễ gân guốc, vằn vện với những hình thù kì dị, gốc đa to đến 6 -7 người ôm không hết.
Theo Ban Quản lý Khu di tích Lam Kinh, hiện ở thân cây đa có một nhánh của cây thị phát triển. Mối tình “đa - thị” lại được hồi sinh một cách kỳ diệu.
Chuyện tình cây đa – thị 300 năm tuổi ‘hồi sinh’ ở vùng đất thiêng
Ngày đầu làm dâu, chị Loan dậy từ 5h sáng để quét nhà, pha trà. “Nhưng mẹ nói nhà mình không ai uống trà, nên về sau, 6h-6h30 em mới dậy đi làm”. Chiều về, chị nhận phần nấu cơm.
Khoảng 1 tuần đầu, bà Lợi để cho chị nấu theo khẩu vị của mình. Sau đó, bà mới góp ý và chia sẻ với chị về sở thích ăn uống của từng người trong nhà. Chị lắng nghe và làm theo, không tỏ ra khó chịu. Chị còn khen mẹ chồng: “Sao mẹ chiều được hết cả nhà hay vậy!”.
Đôi khi thấy con dâu dậy muộn buổi sáng, bà Lợi cũng thẳng thắn nhắc nhở, nhưng không la mắng hay nói bóng gió. Bà thừa nhận chị Loan có ưu điểm là không bao giờ cãi mẹ, mẹ nhắc nhở là thay đổi ngay.
Cuộc sống của chị Loan và gia đình chồng cứ thế trôi qua yên bình, nếu như không có chuyện vợ chồng chị hiếm muộn con cái. Suốt 7-8 năm, chị bị sảy thai vài lần. Mặc dù đã chạy chữa khắp nơi, làm cả thụ tinh trong ống nghiệm nhưng cặp đôi vẫn chưa sinh được em bé.
Chị gần như lâm vào tuyệt vọng, khóc ròng suốt quãng thời gian đó.
Dù gia đình chồng không hề gây áp lực gì, nhưng bản thân chị là người muốn có con và cảm thấy day dứt vì không làm tròn bổn phận người vợ. “Chồng em nói 2 đứa cứ yêu thương nhau vậy là được rồi. Anh cũng không muốn có con đâu.
Nhưng em ra đường, nhiều người bảo sao lấy chồng mấy năm mà không chịu đẻ đi, thôi để chồng lấy vợ 2 còn sinh con chứ ở đây làm gì... Nghe những lời đó, em về nhà chỉ khóc ròng, không muốn ra khỏi nhà, gặp ai cũng không muốn tiếp xúc”.
Từ đó, chị đi đến quyết định sẽ ly hôn và chị chia sẻ quyết định đó với bà Lợi.
“Tôi hỏi tại sao ly hôn. Loan bảo ‘mấy năm rồi, chạy chữa cũng nhiều, tiền bạc bỏ ra nhiều mà vẫn không có con. Con ly dị để anh cưới vợ khác, để mẹ có cháu’” – bà Lợi kể.
“Tôi ngạc nhiên nói ‘ủa, chuyện đó mẹ đâu có chấp nhận. Mẹ có 3 thằng con. Nếu tụi con chưa có thì còn thằng 2, thằng 3. Tụi con hạnh phúc thì đó cũng là hạnh phúc của mẹ rồi, chứ đâu phải có cháu mới là điều hạnh phúc nhất cuộc đời mẹ đâu.
Vì thế, mẹ không chấp nhận chuyện ly hôn. Giả sử con nói bọn con không còn yêu thương nhau thì mẹ xem xét, chứ mẹ không chấp nhận chuyện ly hôn vì không có con’”.
Gia đình động viên anh chị tiếp tục đi thụ tinh nhân tạo nhưng nghĩ đến những lần thất bại trước, chị không muốn làm nữa. Chị quyết định buông bỏ nỗ lực này.
Nhưng thật bất ngờ, khi để mọi chuyện thuận tự nhiên thì chị lại phát hiện có bầu. “Lúc em mới có thai, ai cũng mừng nhưng em không dám mừng ra mặt, muốn từ từ đợi bé ra đời an toàn mới dám vui. Bởi vì những lần trước em bị sảy rồi. Lần này chỉ dám mừng trong bụng chứ không dám cười”.
Khi thai đến tháng thứ 3 thì chị bị động thai. Bác sĩ nói chị phải nằm một chỗ đến khi sinh. Lúc này chị đã về nhà ngoại để dưỡng thai. “Mẹ khóc quá trời, ngày nào cũng gọi cho bà ngoại, dặn dò bà ráng chăm giùm”.
Đến khi chị về lại nhà chồng, bà Lợi chăm sóc chị tận tụy từng li từng tí. “Đó cũng là quãng thời gian em vô cùng biết ơn mẹ”.
“Vì bếp ở trên tầng 2, em không lên được. Mẹ nói em cứ nằm, mẹ bê đồ ăn lên tận nơi, ăn xong mẹ lại bê bát đĩa đi rửa. Mẹ cũng nấu nướng, dọn dẹp, giặt quần áo cho em luôn”.
Cứ cách 2-3 ngày, bà Lợi lại gội đầu cho con dâu, thậm chí còn hỏi “có cần mẹ tắm giùm không”. “Nghĩ lại khoảng thời gian đó, em rất thương và biết ơn mẹ” – chị Loan tâm sự.
Hiện tại, sau 17 năm làm dâu, chị Loan không những có con mà còn sinh tới 3 em bé. Cuộc sống của cả nhà hạnh phúc tròn đầy.
Khi được hỏi có muốn mẹ chồng thay đổi gì không, chị Loan thẳng thắn góp ý: “Mẹ đã quá tuyệt vời. Mẹ chỉ cần thay đổi một tí xíu nữa thôi là mẹ đừng nói nhiều, nói dài quá. Mỗi lần mẹ nói, phải chờ thật lâu mới đến câu chốt hạ”.
Bà Lợi cười và thừa nhận con dâu góp ý đúng và bà hứa sẽ cố gắng thay đổi.
Con dâu muốn ly hôn sau gần 10 năm hiếm muộn, mẹ chồng nói mấy câu bất ngờ
Trong một lần về Cùa để nhờ bố mẹ chăm con cho vợ chồng đi làm ăn xa, anh Bắc được bố vợ mời ăn miếng thịt gà đặc sản nơi đây. Quá ấn tượng với hương vị thơm ngon, anh quyết định về Cùa lập nghiệp. Cũng may vợ anh đồng ý, nên cả hai khăn gói về quê.
“Tôi đã thưởng thức món thịt gà ở rất nhiều nơi, nhưng không đâu ngon bằng gà Cùa. Ăn một lần nhớ mãi không quên”. Anh nói và chia sẻ, miếng thịt gà luộc chín rất thơm, có da vàng ươm lại giòn, ăn ngọt, độ dai vừa phải, béo nhưng không ngấy như các loại gà khác.
Ngắm khu trang trại nuôi hàng nghìn con gà, anh Bắc nhớ lại thời gian đầu về quê, khu đất này vẫn để hoang. Vợ chồng anh được xã cho mượn đất để làm trang trại chăn nuôi.
Lúc bấy giờ vốn liếng của vợ chồng anh dồn hết vào nuôi vịt. Còn gà Cùa chỉ có hơn 100 con, anh nuôi để ăn là chính vì chưa có kinh nghiệm. Kết quả, giá vịt bấp bênh, thường xuyên thua lỗ nên cuộc sống của vợ chồng anh tương đối vất vả. Trong khi đó, đàn gà cứ ăn và lớn khỏe mạnh, giá bán lại đắt đỏ.
“Đến giờ ngẫm lại, chắc tôi có duyên với con gà Cùa”, anh cười nói.
Lứa gà đầu tiên nuôi gần 5 tháng, gia đình đã có gà thịt ăn và đem bán với giá 120.000 đồng/kg. Cứ thế, anh tăng dần quy mô đàn, từ 100 con lên 300 rồi 1.000 con.
Đến năm 2017, sau 5 năm về Cùa lập nghiệp, vợ chồng anh sở hữu trang trại gà đặc sản quy mô vài ngàn con. Gà được nuôi gối đầu nên mỗi tháng đều đặn xuất bán khoảng gần 2.000 con cho các nhà hàng, quán ăn, khách sạn ở Quảng Trị và khu vực miền Trung.
“Hồi đầu tôi cũng muốn nuôi quy mô lớn, nhưng có tiền đâu. Gia đình khi mới về đây thuộc diện hộ nghèo của xã, tiền có đến đâu tăng đàn đến đó thôi”, anh tâm sự. Cũng may, từ đó đến giờ, lứa gà nào vợ chồng anh nuôi cũng có lãi, không lỗ bao giờ.
Thu tiền tỷ từ gà
Anh cho biết, gà Cùa được nuôi theo kiểu chăn thả tự nhiên, đặc điểm “ngày ăn mối, tối ngủ cây”. Nuôi 5 - 5,5 tháng gà sẽ được xuất bán. Con mái bắt đầu bói trứng, lông bóng mượt, trọng lượng 1,2 - 1,5kg. Con trống mào đỏ, đã nhú cựa, lông mượt, chân thon dài màu vàng, trọng lượng từ 1,4 - 1,8kg. Gà có đủ những đặc điểm này cũng là lúc thịt cho hương vị thơm ngon nhất.
“Mùa hè, gà ngủ trên cây trong vườn. Thế nên, cứ 4h sáng hằng ngày vợ chồng tôi phải dậy bắt gà, đưa lên ô tô đem đi bán”, anh nói.
Vài năm nay, gia đình anh tham gia Tổ hợp tác chăn nuôi gà Cùa Cam Lộ theo phương thức an toàn sinh học. Anh Bắc làm tổ trưởng, phụ trách vấn đề kỹ thuật chăn nuôi, vấn đề đầu vào sản xuất và đầu ra sản phẩm để đảm bảo con gà xuất chuồng có chất lượng tốt, đồng đều.
Riêng đàn gà của nhà được ăn thức ăn thảo dược vi sinh do anh trộn từ ngô, lúa, cây dược liệu… Ngoài ra, gà còn được tăng sức đề kháng bằng dung dịch kháng sinh tổng hợp lên men được anh ủ từ gừng, tỏi và một số thành phần khác. Ăn và uống những thứ này, gà có sức đề kháng cao, không bị dịch bệnh, thịt do đó cũng thơm ngon và siêu sạch.
“Nhiều khách từ Hà Nội, TPHCM tìm về tận đây để thưởng thức miếng thịt gà Cùa đặc sản chấm với muối tiêu chanh”, anh nói. Đến nay, gà Cùa đã được chứng nhận sản phẩm gà thịt VietGAP, trở thành sản phẩm OCOP 3 sao và đang trong giai đoạn được đề xuất nâng hạng lên sản phẩm 4 sao của tỉnh Quảng Trị.
Anh Bắc khoe, gà Cùa đắt hàng quanh năm. Ngày thường giá gà khoảng 120.000 đồng/kg, thời điểm lễ Tết có thể vọt lên 140.000 đồng/kg. Tính trung bình mỗi con gà xuất bán thu về 170.000 đồng. Một năm, anh bán 2 vạn con gà, doanh thu đạt khoảng 3,4 tỷ đồng.
“Chưa giàu đâu, song nhờ con gà, gia đình tôi đã có cuộc sống sung túc rồi”, anh chia sẻ. Vợ chồng anh Bắc dự tính tới đây sẽ đầu tư thêm vài trăm triệu để xây thêm hệ thống chuồng trại, mở rộng quy mô đàn gà Cùa lên 25.000 con mỗi năm, bởi hiện nay cung vẫn không đủ cầu.
Được bố vợ mời ăn miếng thịt gà, chàng rể Quảng Trị dựng cơ ngơi tiền tỷ