
Vẻ ngoài xinh xắn cùng dòng trạng thái dễ thương của 9X Quảng Nam khiến nhiều dân mạng thích thú. Chia sẻ nhanh chóng nhận được gần 20.000 biểu tượng cảm xúc cùng hàng trăm bình luận.
 |
Bức ảnh được bạn gái Quang Hải đăng trên trang cá nhân. Ảnh: FBNV. |
Đáng chú ý, phía dưới bức hình xuất hiện bình luận của Quang Hải: "Cố gắng ăn hết chỗ đó thôi nhé Lu? Dạo này thấy gầy lắm đó".
Bình luận hài hước của tiền vệ CLB Hà Nội khiến nhiều dân mạng không khỏi bật cười. Bởi trong bức ảnh, Nhật Lê đang ngồi trước phần thức ăn khá lớn. Nhiều người cho rằng bình luận của chân sút sinh năm 1997 phần nào có thể hiểu là anh đang trêu đùa bạn gái.
 |
Chiều 1/6, Quang Hải hội quân cùng đồng đội tại Hà Nội. Ảnh: Kiệt Trần. |
Tại King's Cup 2019, Nguyễn Quang Hải được Thái Lan đánh giá cao.
Tiền vệ 22 tuổi được Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) khen ngợi là "một trong những cầu thủ giỏi nhất Đông Nam Á lúc này".
Chiều 1/6, các cầu thủ tuyển Việt Nam đã hội quân tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) và lên đường tới Thái Lan chuẩn bị cho King's Cup 2019.
Tối 5/6, Việt Nam sẽ gặp Thái Lan trên sân Chang Arena trong trận ra quân. Đội giành chiến thắng sẽ gặp Curacao hoặc Ấn Độ tại chung kết.
Nguyễn Thị Nhật Lê (20 tuổi, quê Quảng Nam) được nhiều người biết đến khi công khai chuyện tình cảm với Quả bóng vàng 2018. 9X từng theo học ngành Sư phạm Âm nhạc, ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Hà Nội.
Quang Hải - Nhật Lê là một trong những cặp cầu thủ - WAG được chú ý nhất hiện nay. Mọi "nhất cử nhất động" của đôi trẻ đều trở thành chủ đề quan tâm của cộng đồng mạng.

Quang Hải và và Nhật Lê mừng sinh nhật tuổi 20 của Văn Hậu
Tối 19/4, cặp đôi Quang Hải, Nhật Lê đã đến mừng sinh nhật cầu thủ Văn Hậu. Tiệc sinh nhật còn có sự góp mặt của Hoàng Anh - bạn gái chàng cầu thủ này.
" alt=""/>Quang Hải trêu bạn gái 'dạo này gầy lắm' nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi
Chia tay mối tình đầu nửa năm, chị mới quen và yêu rồi nhanh chóng kết hôn với người chồng hiện tại. Anh hiền lành, tốt tính và chân thành nên đã giúp chị tìm thấy hơi ấm trong lòng sau chuỗi ngày buồn nhớ thương người cũ. Trước khi đến với nhau, chị cũng từng kể anh nghe về mối tình đầu của mình. Tất nhiên, cuộc tình 10 năm chị không dại gì kể chi tiết về nó.Một cách sơ lược nhất có thể. Anh nghe xong chỉ bảo chị: "Anh yêu con người hiện tại của em, muốn cùng em bắt đầu từ hiện tại vì thế anh không quan tâm quá khứ ra sao, miễn là em đã dứt điểm hoàn toàn, sống cho hiện tại và trách nhiệm với tương lai!". Chị gục đầu vào vai anh, trong lòng hoàn toàn lãng quên quá khứ. Chị biết mình đã tìm được người đàn ông đủ tin tưởng để cùng nhau xây dựng tổ ấm.
 |
Tin nhắn nhận được đêm tân hôn đã trở khiến trái tim tôi lạc đường. Ảnh: D.B |
Ngày cưới diễn ra trong sự trang trọng và niềm vui của đôi bên. Vui nhất có lẽ là mẹ chị. Chính mẹ chị là người gán ghép cho con gái mình với người chồng hiện tại bởi mẹ chị hiểu đây là người đàn ông tốt, yên tâm để gửi gắm cuộc đời con gái mình. Ngày cưới, chị lộng lẫy kiêu kỳ như chị vốn có. Ai cũng chúc mừng cho hạnh phúc của cặp đôi.
Đêm ấy, cưới xong, chị và anh bay thẳng Nha Trang bắt đầu hưởng tuần trăng mật. Đám cưới rộn ràng và đêm hạnh phúc thăng hoa khiến anh mệt mỏi và sớm chìm vào giấc ngủ sâu. Nửa đêm chị trở dậy vào nhà vệ sinh thì bỗng nhiên thấy màn hình điện thoại sáng.
Ai cũng biết nay là đêm tân hôn của chị, sao lại nhắn tin vào giờ này? Chị mở điện thoại ra xem và bất ngờ với tin nhắn của mối tình đầu: "Anh không thể ngủ được. Anh còn yêu em, không thể quên được em!". Chị tim đập mạnh và vội vàng xóa tin nhắn của người cũ rồi trở lại giường bên cạnh người chồng mới cưới.
Nhưng chị không thể nào ngủ được. Chị cảm thấy sợ hãi khi dòng tin nhắn ấy vẫn còn khiến chị thổn thức, rưng rưng. Không thể dối lòng mình, chị vẫn còn yêu người cũ. Mối tình 10 năm sâu đậm khiến anh ấy cũng như chị sao? Anh ấy cũng không quên được chị như chị không quên được anh? Khi xưa vì hiểu lầm và kiêu hãnh, xốc nổi để mà xa nhau. Chị đã từng chờ tin nhắn như thế này của anh lâu rồi. Vậy mà! Giọt nước mắt lăn xuống, cái trở mình của người chồng hiện tại khiến chị giật mình. Nằm ôm lấy anh, chị hiểu rằng, đây mới là hiện tại của mình.
Trở về sau tuần trăng mật. Cuộc sống thường nhật dần dần đi vào ổn định. Chị mang bầu và sinh con. Đứa con ra đời, hạnh phúc trở nên tròn vẹn hơn. Từ khi cưới cho đến khi sinh con, anh chăm sóc mẹ con chị chu toàn. Hết cữ nghỉ sinh, anh bảo chị ở nhà thêm để dưỡng sức và chăm con, kinh tế không phải lo vì mình anh cáng đáng được. Nhưng chị không nghe vì chị cũng muốn sớm được trở lại với công việc. Chị vốn là người năng động nên không chịu ngồi yên bao giờ.
Ngay khi chị trở lại công việc, chị đã phải vào Sài Gòn chuẩn bị lễ ký kết với đối tác. Sinh con xong, nhưng dáng chị trở lại nhanh chóng và thậm chí còn đẹp hơn xưa khi các đường nét nở nang hơn và tròn vẹn hơn. Chị gửi con cho chồng và hăm hở cho công việc ký kết quan trọng này.
Chị không thể ngờ được, đối tác ký kết của công ty chị lại chính là người ấy - mối tình đầu đầy day dứt của chị. Anh vẫn lịch lãm, vẫn đẹp trai, phong độ như ngày nào. Trái tim chị chưa lần nào được sống trọn vẹn trong tình yêu ấy nên lần này vẫn còn thổn thức khi gặp lại. Người kia nhận ra chị. Vẫn ánh mắt trìu mến ấy khi nhìn chị. Chị không thể lảng đi được sau khi bắt gặp ánh mắt ấy.
Đêm đó về khách sạn, có tiếng gõ cửa. Chị biết đó là ai nên nhất định không ra mở cửa phòng. "Anh sẽ đứng đây cả đêm nếu em không cho phép anh vào!". Vẫn lãng mạn và không cho chị "lối thoát" như thế. Chị ra mở cửa vì lòng chị cũng muốn thế. Đêm đó họ thuộc về nhau với tất cả những khát khao chờ đợi. Khi biết chị đã có chồng, mối tình đầu của chị ôm chị vào lòng và không nói gì, còn chị cứ thổn thức như thế trong lồng ngực người tình.
Trở về nhà vào ngày hôm sau, chị vẫn còn như lơ lửng trên mây. Tối đó mệt mỏi vì nhiều suy nghĩ khiến chị sâu vào giâc ngủ. Bất ngờ ngay sáng hôm đó, khi chị tỉnh dậy đã thấy chồng ngồi chờ trước mặt. Linh cảm có chuyện chẳng lành chị hỏi, anh đáp luôn: "Cô ký vào tờ giấy ly hôn này ngay. Cô đi làm và đi công tác chỉ dể gặp anh ta. Tôi đã từng tin tưởng để rồi chính tôi bị lừa như vậy. Đêm qua tôi vô tình trở dậy và thấy điện thoại cô có tin nhắn. Thật may tôi đọc được để sớm biết được sự thật.
"Em có ngủ được không? Đêm hòa trộn vào nhau ngọt ngào ấy anh không thể quên được. Anh nhất định phải tìm cách đưa em trở lại với anh, mối tình đầu của anh!". Anh ta nhắn vậy đó. Bây giờ cô ký ngay vào tờ giấy này, quyền nuôi con sẽ thuộc về tôi. Tôi không cần vợ như cô và con tôi không có người mẹ như thế!"
Chị quỳ gối van xin nhưng không được với anh. Tính chồng chị là vậy, khi đã quá ngưỡng thì tất cả sẽ bị bỏ đi. Vì một cuộc điện thoại, vì một phút xao lòng không kiềm chế bản thân, chị đã mất đi tất cả. Hạnh phúc gia đình hiện tại, con cái của mình. Chưa bao giờ chị cảm thấy day dứt và ân hận đến thế. Giá như đừng có đêm đó...

Sốc khi chồng sắp cưới thú nhận sở thích tình dục quái đản
Trong men say lâng lâng, Hoàng thú nhận có sở thích quan hệ tình dục quái đản khiến tôi chết lặng.
" alt=""/>Vợ ngoại tình với người cũ, chồng đòi ly hôn
Những kỷ niệm thời bao cấp được ghi lại theo trí nhớ của nhà báo Nguyễn Lưu – con trai GS. Nguyễn Xiển. |
Cô mậu dịch viên thời bao cấp được cho là người có nhiều 'quyền lực'. Ảnh: Tư liệu |
'Mỗi lần đi mua thực phẩm là phải xếp từ hòn gạch, cái rổ, chiếc dép, mũ nón… thành hàng dài. Những hôm nào có thịt thậm chí người ta kéo nhau đi xếp hàng từ đêm. Chuyện xếp hàng thời bao cấp nhiều người đã kể. Riêng tôi, cũng từng chứng kiến nhiều lần người ta nhặt từng hạt gạo vương vãi rơi ra. Thương lắm!
Có những khi gạo mốc vẫn phải mang về, có ngày xếp hàng cả tiếng không có gạo lại phải đợi hôm sau.
Chính thế mà nhà ai có cô con dâu làm mậu dịch viên thì ‘vĩ đại lắm’. Thích ăn gì, mua gì không phải xếp hàng, được ăn những miếng thịt, cân gạo ngon nhất. Họ hàng, làng xóm tha hồ nhờ vả.
Có lẽ cũng vì nắm giữ quyền lực động đến miếng cơm, manh áo như thế nên các cô mậu dịch viên thường rất đanh đá, hay quát nạt. Nhà nào có người thân làm mậu dịch viên thì mang lại nhiều lợi lộc về cho gia đình.
Ngoài thực phẩm ăn uống hằng ngày, tiêu chuẩn được mua các loại hàng hóa đặc biệt cũng rất hạn chế. Tết đến, mỗi nhà có thể được mua một giỏ quà Tết gồm 1 bánh pháo, 2 lạng mỳ chính, 2 bao thuốc Tam Đảo hoặc Trường Sơn, 1 lạng bóng lợn, có thể có thêm 1 chai rượu cam hoặc chanh 25 độ.
Phải tiêu chuẩn cấp Bộ trưởng trở lên mới được mua bao thuốc lá Điện Biên bao bạc. Ngày Tết mà được uống một cốc chè thơm, hút điếu thuốc lá Điện Biên bao bạc là sang lắm.
Nhà nào có đám cưới cũng chỉ có mấy điếu thuốc lá, ấm chè, một ít kẹo rẻ tiền. Nhà nào sang trọng, đi Liên Xô về thì có cái đài bật lên.
Tôi còn nhớ trước đám cưới tôi, bố tôi là cán bộ cao cấp nên có tiêu chuẩn vào cửa hàng mậu dịch quốc tế dành cho đại sứ quán các nước mua một chiếc quần vải tec-gan. Chiếc quần ấy sau này tôi đi dạy ở trường ĐH Kinh tế quốc dân, mọi người vẫn khen mãi. Nó là mơ ước của các thanh niên thủ đô lúc bấy giờ.
Đám cưới tôi không có tiệc mặn, không loa đài, ca nhạc, mà chỉ có tiệc ngọt như các gia đình khác. Một số gia đình khác thì có thêm chương trình văn nghệ là mấy ca khúc cách mạng.
Thời sinh viên chúng tôi được nhà nước nuôi nhưng cũng phải ăn cơm độn thường xuyên. Bếp ăn trường Tổng hợp thường xuyên được tặng ‘lẵng hoa bác Tôn’, nghĩa là bếp ăn kiểu mẫu, vừa tiết kiệm vừa ngon. Bánh mỳ để ăn độn thời ấy rất khó ăn, không ngon như bây giờ, nhưng các chị làm bếp của trường tôi thì làm được bánh mỳ tương đối giống bây giờ. Ngoài ăn độn bánh mỳ, chúng tôi còn ăn độn cả sắn, bo bo.
Sau khi tốt nghiệp, tôi được phân công giảng dạy ở ĐH Kinh tế quốc dân. Thời kháng chiến, trường phải sơ tán lên Hà Bắc (Bắc Giang bây giờ). Ngày ấy buôn bán bị cấm đoán, chợ búa rất ít, nguồn tiền trong dân không nhiều.
Năm ấy, trước khi về Hà Nội ăn Tết, tôi tích cóp mấy tháng lương để mua 3 con gà làm quà. Từ Hà Bắc về Hà Nội phải qua mấy trạm kiểm soát. Gà thì mua rồi, bỗng dưng một ngày thằng bạn tôi về thông báo ở trạm này trạm kia chỉ cho mang 2 con gà thôi. Thế là tôi phải thịt mất 1 con.
Một tuần trước khi về, nó lại về báo tin ‘bây giờ nó chỉ cho mang 1 con thôi’. Thế là tôi lại nghiến răng thịt thêm 1 con nữa. Ai mang 2-3 con gà là bị cho là đầu cơ, trục lợi.
 |
Hàng hóa ngày Tết thời bao cấp cũng rất khan hiếm. Ảnh: Tư liệu |
Những tài sản quý nhất thời ấy được đúc kết trong câu vè ‘Một yêu anh có Sei-cô. Hai yêu anh có Pơ-giô cá vàng. Ba yêu anh có hộ khẩu đàng hoàng…’
Sei-cô là ý chỉ chiếc đồng hồ thương hiệu Seiko của Nhật Bản, thời ấy vô cùng quý. Sau đó là đến loại xe đạp ‘Pơ-giô’ sơn màu vàng.
Theo trí nhớ của tôi, ở Phố Huế ngày đó có duy nhất một cửa hàng tư nhân bán xe đạp. Chiếc xe đạp treo trên cao, lần nào đi qua tôi cũng nhìn thấy. Còn ở cửa hàng bách hóa mậu dịch, lâu lâu mới có thông báo bán xe đạp. Tức thì hôm ấy người ta sẽ xếp hàng từ tối hôm trước.
Săm, lốp xe đạp cũng hiếm hoi vô cùng. Hàng hóa ít nên phải bốc thăm xem ai được mua săm, ai được mua lốp.
Hồi mới ra trường đi làm, tôi được mẹ mua cho chiếc xe đạp, chứ lương giảng viên 64 đồng không mua nổi chiếc xe đạp 200-300 đồng.
Cũng vì xe đạp rất quý hiếm nên ngày ấy ở trên Hà Bắc có một dãy phố chuyên dịch vụ ‘xe đạp ôm’.
 |
Xe đạp là một tài sản giá trị thời bao cấp. Ảnh: Tư liệu |
Thời ấy khó khăn bộn bề từ người dân cho tới giới trí thức. Tôi còn nhớ một chuyện thế này.
Giáo sư Hóa học Hoàng Ngọc Cang chơi thân với bố tôi. Một lần, bác được mời đi dự hội nghị quốc tế ở Tiệp Khắc. Bộ Ngoại giao cấp cho bác một đôi giày nhưng bác đi không vừa, nên mới đến nhà tôi hỏi mượn. Bố tôi lấy đôi giày cũ của tôi cho bác mượn. Không may, lần đó Tiệp Khắc có vụ bạo động, dân chạy tán loạn. Bác làm mất đôi giày. Về sau, bác cứ đến nhà tôi xin lỗi mãi và bảo ‘làm sao bác đền cho cháu được bây giờ’.
Khó khăn là thế, nhưng thời ấy tiêu cực xã hội ít lắm. Chúng tôi tinh thần vẫn phơi phới. Ban ngày đi dạy, chiều tối chơi thể thao, tối đến sinh hoạt văn nghệ. Thậm chí, đầu phố đánh bom nhưng cuối phố mọi người vẫn đánh bóng với nhau ngoài sân.
Các loại báo chí ngày ấy đều có góc người tốt việc tốt, tranh biếm họa phê bình những thói hư tật xấu, lười lao động.
Trong gian nan, đời sống tinh thần của người dân vẫn rất phong phú. Chúng tôi luôn có những bài hát động viên nhau lao động, cống hiến, yêu đời, yêu đất nước'.

Căn phòng tân hôn đặc biệt trong khách sạn thời bao cấp
Thời bao cấp, muốn thuê 1 phòng tân hôn, các cặp vợ chồng trẻ ở Hà Nội phải trải qua quy trình kiểm tra chặt chẽ của khách sạn.
" alt=""/>Kỷ niệm thời bao cấp trong trí nhớ của con trai GS Nguyễn Xiển