BSCKII. Bùi Tiến Hùng chia sẻ kinh nghiệm phẫu thuật lão thị trong hội thảo Schwinday.
Vì thị lực mỗi mắt khác nhau, việc phẫu thuật lão thị cũng điều chỉnh riêng biệt cho từng mắt, nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất, mang đến tầm nhìn rõ (từ gần đến xa). PresbyMAX có 3 phương pháp phẫu thuật, phù hợp với từng tình trạng mắt và nhu cầu của bệnh nhân như PresbyMax μ-Monovision, PresbyMax Hybrid, PresbyMax Monocular.
PresbyMAX Hybrid - Thế hệ mới nhất:Tạo ra độ sâu tiêu cự khác nhau ở mắt chủ đạo và mắt không chủ đạo. Lợi ích của phương pháp này là hồi phục nhanh, chất lượng thị giác cao ở mọi khoảng cách, đặc biệt là nhìn xa tốt.
PresbyMAX μ-Monovision:Điều chỉnh tạo độ sâu tiêu cự giống nhau ở mọi mắt. Tuy nhiên, mắt chủ đạo tập trung nhìn xa và mắt không chủ đạo tập trung nhìn gần. Lợi ích của phương pháp này là thời gian hồi phục nhanh, thị lực nhìn xa và trung gian tốt, tầm nhìn không gian tốt.
PresbyMAX Monocular:Chỉ tạo độ sâu tiêu cự ở mắt không chủ đạo. Mắt chủ đạo tập trung cho thị lực nhìn xa. Phương pháp này mang lại tầm nhìn xa đặc biệt tốt.
Phẫu thuật PresbyMAX được thực hiện trên hệ thống máy laser Schwind Amaris của Đức do Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Việt Can phân phối tại thị trường Việt Nam.
Ưu điểm của công nghệ phẫu thuật lão thị PresbyMAX
Công nghệ phẫu thuật PresbyMAX có nhiều ưu điểm nổi bật như: xâm lấn tối thiểu, tùy chỉnh theo từng bệnh nhân, đảo ngược dễ dàng, giảm thiểu quang sai và độ khúc xạ, hồi phục nhanh chóng… PresbyMAX sử dụng tia laser Excimer với độ chính xác cao, an toàn, không chạm.
Kết quả sau sáu tháng phẫu thuật cho thấy, hiệu suất thị lực cao ở cả khoảng cách xa và gần. Trước khi phẫu thuật, nhiều bệnh nhân đạt thị lực xa tốt với kính là 20/20 hoặc tốt hơn. Sau sáu tháng phẫu thuật, 79% bệnh nhân đạt thị lực xa 20/20 hoặc tốt hơn mà không cần kính. Sự an toàn và tính hiệu quả cao của PresbyMAX đã được kiểm nghiệm lâm sàng và trở thành lựa chọn hàng đầu cho những người đang gặp vấn đề với lão thị.
Tại hội thảo Schwinday, ThS.BSCKI. Lê Nguyễn Huy Cường chia sẻ về kinh nghiệm phẫu thuật PresbyMAX trên hệ thống máy phẫu thuật khúc xạ Schwind Amaris.
Theo ThS.BSCKI. Lê Nguyễn Huy Cường - Phó Giám đốc Chuyên môn - Mắt Sài Gòn Ngô Gia Tự, tính chất đa tiêu cự giác mạc của PresbyMAX ổn định theo thời gian cho cả vùng nhìn xa và gần, đáp ứng được kỳ vọng của bệnh nhân. Thời gian hồi phục, lành mép vạt sau phẫu thuật chỉ khoảng 1 ngày.
Đã có hơn 11.000 ca trên toàn thế giới thực hiện thành công bằng công nghệ phẫu thuật PresbyMAX. Đến nay, PresbyMAX vẫn là công nghệ tiên phong hàng đầu trong phẫu thuật lão thị được nhiều bác sĩ lựa chọn tư vấn cho bệnh nhân như một giải pháp tối ưu.
" alt=""/>PresbyMAXTư thế cây cầu giúp giảm đau lưng dưới hiệu quả (Ảnh: Adobestock).
Tư thế cây cầu tác động đến những cơ nào?
Đối với tư thế cây cầu, các cơ được sử dụng chủ yếu ở lưng. Tư thế này giúp tăng cường cơ lưng, mông và gân kheo, đồng thời cũng có thể làm giảm căng thẳng và mệt mỏi ở lưng của bạn.
Trong khi tư thế này giúp tăng cường sức mạnh cho lưng, nó cũng kéo căng ngực, cổ và cột sống. Việc cong người lên giúp mở ngực và làm dịu não của bạn. Động tác yoga thiết yếu này có lợi cho nhiều bộ phận trên cơ thể bạn.
Cách thực hiện tư thế cây cầu
Để thực hiện tư thế cây cầu:
- Bắt đầu bằng cách nằm ngửa.
- Đặt hai bàn chân phẳng trên sàn, rộng bằng vai và giữ đầu gối cong.
- Đặt hai tay xuôi hai bên người, lòng bàn tay úp xuống sàn.
- Hít vào, ấn gót chân xuống sàn và nâng hông lên khỏi sàn cao nhất có thể hoặc cho đến khi chúng thẳng hàng với vai và đầu gối, siết chặt cơ bụng và mông, đảm bảo đầu, cổ và vai của bạn nằm thẳng trên sàn.
Hít thở sâu và giữ nguyên trong năm giây, sau đó trở lại vị trí bắt đầu, thở ra trong khi hạ hông xuống đất.
- Thực hiện động tác này từ 8 đến 12 lần, nghỉ 30 đến 90 giây và lặp lại toàn bộ động tác.
Trong khi giữ tư thế, có một số lựa chọn cho tay của bạn. Bạn có thể giữ lòng bàn tay úp trên mặt đất. Để thử thách hơn, bạn có thể đan các ngón tay vào nhau và đẩy tay xuống sàn để nâng thân mình lên cao hơn một chút.
Các biến thể của tư thế cây cầu
Tư thế cây cầu là một động tác cơ bản. Tuy nhiên, các biến thể của tư thế cây cầu có thể được điều chỉnh để trở nên khó hơn hoặc ít vất vả hơn.
Các tư thế giúp bạn chuẩn bị cho tư thế cây cầu bao gồm tư thế rắn hổ mang, tư thế đứng uốn cong về phía sau, tư thế con mèo - con bò. Tư thế tiếp theo của tư thế cây cầu và tận dụng tối đa các động tác này bao gồm tư thế bánh xe hoàn chỉnh, tư thế đứng bằng vai.
Để hỗ trợ phần lưng dưới tốt hơn, bạn có thể dùng tay để đỡ phần lưng dưới, giữ khủyu tay trên mặt đất. Bạn vẫn sẽ nhận được sự kích thích và giảm đau từ động tác này. Động tác này có thể giúp bạn tăng cường cơ bắp và cải thiện khả năng giữ thăng bằng.
Lợi ích của tư thế cây cầu trong yoga
Có rất nhiều lợi ích khi tập yoga như giúp bạn có tư thế tốt hơn, cải thiện khả năng giữ thăng bằng và phối hợp. Bạn cũng sẽ có phạm vi chuyển động tốt hơn, tăng sức mạnh và giảm mức độ lo lắng.
Lợi ích của tư thế cây cầu nói riêng bao gồm cải thiện sức khỏe tim mạch và lợi ích về mặt cảm xúc.
- Trẻ em: Yoga có nhiều lợi ích cho trẻ em. Hoạt động này giúp cải thiện khả năng tập trung, hiểu biết và trí nhớ của trẻ em. Hoạt động chánh niệm này mang đến cho trẻ em không gian để suy ngẫm và hiểu về quá trình học tập theo cảm xúc.
Tư thế cây cầu là một động tác dễ thực hành cho trẻ em ở nhà hoặc trong môi trường tập thể dục.
- Loãng xương: Tư thế cây cầu có thể giúp cải thiện tư thế của bạn, giảm đau do loãng xương. Cơ lõi khỏe và sự cân bằng được cải thiện cũng giúp giảm nguy cơ té ngã, đây là nguyên nhân chính gây ra gãy xương do loãng xương.
- Đau lưng dưới: Tư thế này có thể giúp giảm đau lưng dưới, đau thần kinh tọa và cứng lưng, đùi, hông và mắt cá chân. Giữ tư thế này trong vài nhịp và lặp lại từ 8 đến 10 lần có thể giúp ích trong thời kỳ kinh nguyệt và mang thai.
- Độ dẻo dai của hông: Yoga đã được chứng minh là cải thiện độ dẻo dai ở các nhóm cơ chính xung quanh hông.
Các cơ mà bạn đang tăng cường với tư thế này bao gồm cơ bụng, lưng và cơ tứ đầu đùi. Các cơ này giúp duy trì phạm vi chuyển động của hông, giúp bạn dễ dàng thực hiện các hoạt động như đi bộ, đứng và leo cầu thang hơn.
Những điều cần tránh khi thực hiện tư thế cây cầu
Mặc dù tư thế cây cầu là tư thế tương đối đơn giản và dễ thực hiện, nhưng có những lý do khiến bạn không nên đưa tư thế này vào chuỗi động tác yoga của mình. Nếu bạn đang phải đối mặt với bất kỳ loại chấn thương cổ hoặc lưng nào, bạn nên tránh uốn cong cơ thể thành tư thế cây cầu.
Chuyển động của tư thế này sẽ làm căng cổ và lưng của bạn và có thể gây thêm tổn thương hoặc khiến vết thương của bạn không lành lại. Bạn hãy tránh bất kỳ tư thế yoga nào gây căng thẳng cho các vùng này cho đến khi bạn hoàn toàn bình phục và được bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu cho phép.
" alt=""/>Trường Y Harvard: Thực hiện tư thế đơn giản này cực tốt cho người đau lưngNguyên nhân xuất hiện bệnh động mạch vành
Bệnh mạch vành xuất hiện khi động mạch vành bị hẹp khiến cho máu khó lưu thông và cơ tim không nhận được đủ lượng oxy và máu cần thiết. Theo các chuyên gia, bất kỳ lượng mảng bám nào tích tụ (bao gồm chất béo, cholesterol hoặc các chất khác bám vào bên trong động mạch) sẽ làm hẹp động mạch, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu, oxy cùng các chất dinh dưỡng đến tim.
Nếu không được kiểm soát, mảng bám có thể tích tụ trong đường ống này đến mức máu chảy rất ít hoặc bị ngắt hoàn toàn. Điều này có thể gây đau thắt ngực và đôi khi dẫn đến đau tim. Tuy nhiên, cơ thể bạn sẽ làm một điều gì đó để ngăn điều này xảy ra càng lâu càng tốt: Tái tạo khả năng tự nhiên của mạch máu.
Trong giai đoạn đầu của bệnh động mạch vành, khi các mảng bám bắt đầu tích tụ trên thành động mạch, nó thích nghi bằng cách dần mở rộng theo mức nhất định. Theo đó, nếu mảng bám tiếp tục hình thành, động mạch của bạn sẽ tiếp tục mở rộng để duy trì lưu lượng máu tốt như cũ và trì hoãn các cơn đau ngực, đau tim. Tuy nhiên, một khi bệnh động mạch vành đã tiến triển và các mảng bám gây tắc nghẽn đường ống đáng kể, nó sẽ không thể mở rộng thêm nữa. Từ đó, khả năng tái tạo tự nhiên của mạch máu bị suy giảm.
Những thay đổi trong lưu lượng máu và sự hiện diện của một số chất hóa học mà cơ thể sản xuất gây ảnh hưởng đến mức độ tái tạo của động mạch. Bệnh động mạch vành có thể xảy ra với những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, thận mạn tính, tăng mỡ máu hoặc thường xuyên hút thuốc, ít hoạt động thể chất, thừa cân. Những trường hợp này cần được kiểm tra định kỳ để hạn chế hoặc làm chậm tiến triển của bệnh.
Stent tương thích sinh học - Triển vọng mới trong điều trị động mạch vành
Hiện nay, có một số phương pháp để điều trị bệnh động mạch vành. Đặt stent là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, một vết mổ nhỏ và đưa stent qua một ống thông. Bởi vì nó là phương pháp xâm lấn tối thiểu, quá trình phục hồi của bạn thường dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên có tới một nửa số bệnh nhân đặt stent phủ thuốc thông thường gặp các biến chứng nặng cần nhập viện điều trị, bao gồm cả tái can thiệp, các cơn đau tim và thậm chí tử vong.
Tại Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 18 (2022), Giáo sư Lim Soo Teik (chuyên gia tư vấn cấp cao, Trung tâm Tim mạch Quốc gia Singapore) cho biết, stent tương thích sinh học là công nghệ mới dành cho các bệnh nhân hẹp mạch vành, kết hợp được lợi ích của cả hai loại stent phủ thuốc và stent tự tiêu. Theo đó, thiết bị này thường được dùng trong can thiệp xâm lấn tối thiểu, cho phép mạch máu co giãn tự nhiên trong hơn 6 tháng can thiệp.
Stent tương thích sinh học được phát minh và sản xuất bởi Elixir Medical (tập đoàn nghiên cứu công nghệ y khoa có trụ sở chính Tại Milpitas, bang California, Mỹ). Hiện nay, stent tương thích sinh học đã được cấp phép lưu hành tại châu Âu và các nước trên thế giới.
Muốn tham khảo về stent tương thích sinh học, người nhà cùng bệnh nhân cần tham vấn với các bác sĩ để được tư vấn phù hợp. Hiểu đúng về bệnh động mạch vành, đưa ra biện pháp phòng tránh cùng phương pháp chữa trị khi cần sẽ giúp trái tim tăng khả năng khỏe mạnh. Tìm hiểu thêm thông tin tại: https://machvanhkhoe.com.vn/kien-thuc-ve-benh-mach-vanh/
" alt=""/>Stent tương thích sinh học giúp phục hồi khả năng của mạch máu