Công nghệ

Nhận định, soi kèo Colmenares vs Zamora, 7h30 ngày 27/9

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-03-29 18:51:27 我要评论(0)

ậnđịnhsoikèoColmenaresvsZamorahngàlịch thi đấu bóng đá bundesliga Hoàng Ngọc - lịch thi đấu bóng đá bundesligalịch thi đấu bóng đá bundesliga、、

ậnđịnhsoikèoColmenaresvsZamorahngàlịch thi đấu bóng đá bundesliga   Hoàng Ngọc - 26/09/2021 15:41  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Kelly bắt đầu ho khi đang trong ca làm việc ở bệnh viện.

Cuộc chiến với virus corona của nữ y tá Brave Kelly Ward, 35 tuổi (Anh) được cô ghi lại trong cuốn nhật ký đẫm lệ của mình.

Brave bắt đầu bị ho trong ca làm việc tại bệnh viện. Cô trở về nhà sau đó, nhưng chỉ 24 giờ sau, cô nhanh chóng được đưa trở lại bệnh viện trên một chiếc xe cứu thương trong tình trạng khó thở.

Bà mẹ 2 con, một y tá có thâm niên 12 năm này hiện vẫn đang phải sử dụng máy thở CPAP tại Bệnh xá Bradford Royal, West Yorks.

Tính đến nay, hơn 140 nhân viên y tế tại Anh đã chết trong cuộc chiến chống lại Covid-19.

Trong cuốn nhật ký có tên ‘Cuộc hành trình với Covid của tôi’, Kelly kể, cô bắt đầu cảm thấy không khoẻ vào ngày 19/4 sau khi làm tăng ca vào cuối tuần.

‘Khi lái xe về nhà, tôi đột nhiên thấy yếu đi, cảm giác nóng rát xuất hiện, thực sự rất khác lạ. Sau đó, tôi ngủ suốt cả ngày lẫn đêm’, cô viết trong nhật ký. ‘Tôi đổ mồ hôi, run cầm cập, sốt và cảm thấy khó thở.’

Ngày hôm sau, cô nhờ chồng đưa tới bệnh viện để xét nghiệm virus corona. Cô viết: ‘Chúng tôi về nhà lúc 11 giờ 15 phút và tôi phải bò lên lầu để đi ngủ.’

‘Tôi vào trang web NHS 111 online (một trang web hỗ trợ các bệnh nhân có triệu chứng nhiễm Covid-19), nói chuyện với các tư vấn viên và giải thích rằng tôi cần phải gọi xe cứu thương. Và họ cũng khuyên tôi nên làm điều đó.’

‘Tôi định thần trong nửa tiếng để xem điều gì thực sự đang diễn ra với mình. Tôi thấy mình không thể thở được, chính xác là đang hổn hển. Tôi biết mình phải đối diện với sự thật và Ryan, chồng tôi đã gọi xe cứu thương.’

{keywords}
Bà mẹ hai con trong tình trạng nguy kịch khi phải dùng máy thở CPAP

Các bác sĩ đã cho Kelly thở oxy trước khi chuyển cô đến khu điều trị phụ thuộc cao (HDU) để kiểm tra tim, sau đó đưa cô vào phòng bệnh.

‘Tôi bắt đầu cảm thấy tệ hơn vào ban đêm, thực sự khủng khiếp. Tôi mất tất cả vị giác và sự thèm ăn, cảm thấy rất khô khi thở oxy và không biết liệu mình có thể di chuyển hay không. Tôi  cũng không thể nói nhiều hơn một từ’.

‘Cuối cùng, tôi ngủ thiếp đi nhưng không được bao lâu, tôi tỉnh dậy, ướt đẫm mồ hôi và hoảng loạn, thực sự hoảng loạn.’

‘Tôi trượt xuống giường và không thể gượng dậy nổi. May mắn là người phụ nữ ở giường đối diện đã thấy và gọi y tá.’

‘Tôi mất nhiều thời gian để nằm lại như cũ.’

Vào ngày thứ 3 sau khi vào viện, cô được chụp CT trước khi một chuyên gia ở phòng chăm sóc đặc biệt hỏi cô liệu có muốn tham gia một thử nghiệm lâm sàng cho các loại thuốc giúp điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19.

‘Vào lúc tối muộn, các bác sĩ tỏ ra lo lắng về tình trạng của tôi, họ muốn tôi sử dụng máy thở CPAP ngay lập tức. Đó là khi tôi bắt đầu hoảng loạn và thực sự hoang mang’.

‘Tôi đã không thấy tụi nhỏ, Ryan, gia đình hay bạn bè tôi. Điều gì sẽ xảy ra nếu bệnh tình của tôi trở lên nặng hơn và các phương pháp điều trị không có tác dụng’.

‘Họ đưa cho tôi một chiếc mặt nạ oxy, sử dụng nó giống như việc bị ai đó ấn thẳng vào mặt và đẩy ra khỏi cửa sổ máy bay. Thật khủng khiếp’.

‘Tôi không nghĩ mình có thể chịu đựng được chiếc mặt nạ. Tôi hoảng loạn khi hét lên với các y tá rằng hãy tháo nó ra. Tôi biết một trong số họ, chúng tôi làm việc cùng nhau trước đây và tôi nói với cô ấy: ‘Đừng để tôi phải chết.’

Kelly bắt đầu phục hồi vào ngày thứ tư. Cô ăn trở lại sau 3 ngày. Nhưng 4 ngày sau đó, cô lại phải sử dụng máy thở CPAP.

‘Những ngày qua đã trôi đi trong mờ ảo và theo nhiều cách, tôi đã trở nên yếu hơn.’

‘Tôi không thể ra khỏi giường 3 ngày nay bởi vì sức khoẻ không ổn định.’

{keywords}
Sức khoẻ của Brave đang phục hồi tốt hơn.

Vào ngày Chủ nhật, cô gặp lại chuyên gia trong phòng chăm sóc đặc biệt. Cô viết: ‘Chúng tôi đã có một cuộc trao đổi thẳng thắn. Ở tuổi 35, thật tệ khi mắc bệnh. Tôi nói với ông ấy rằng, đừng để tôi phải chết. Tôi đang sợ hãi. Gia đình cũng biết tôi đang sợ hãi nhưng tôi phải tiếp tục chiến đấu.’

‘Ông ấy hứa rằng sẽ yêu cầu mọi thứ tốt nhất cho tôi và tôi phải tin tưởng vào ông. Đó sẽ là một con đường rất dài, nhưng tôi sẽ chiến thắng trong trận chiến này.’

Kelly, trong bài viết mới nhất trên trang cá nhân, đã chia sẻ: ‘9 ngày kể từ khi các triệu chứng bắt đầu. Bác sĩ tới vào buổi sáng và nói, chúng tôi cảm thấy mọi thứ đang tốt dần lên so với tuần trước.’

‘Ông ấy nói rằng, mọi thứ sẽ tốt dần lên, ông tin chắc rằng bây giờ tôi đã vượt qua điều tồi tệ nhất.’

‘Giờ này tuần trước, tôi đã chuẩn bị những lời tạm biệt với gia đình, các con và bạn bè ở tuổi 35.’

‘Tôi là một bệnh nhân, nhưng tôi cũng là một bà mẹ và tôi phải tiếp tục chiến đấu với điều này. Tôi không muốn một sự thương cảm nào cả. Tôi chỉ muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng rằng, căn bệnh ghê gớm này có thể tấn công bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào. Vì vậy, làm ơn, làm ơn, làm ơn hãy ở nhà.’

Cặp đôi tổ chức đám cưới qua điện thoại, xúc động nói lời hẹn ước

Cặp đôi tổ chức đám cưới qua điện thoại, xúc động nói lời hẹn ước

Không có gia đình và bạn bè, không có tiệc hoa và không có nhẫn kim cương rực rỡ nhưng đây là đám cưới đáng nhớ của nữ y tá.

" alt="Lời nhắn nhủ tha thiết của nữ y tá mắc Covid" width="90" height="59"/>

Lời nhắn nhủ tha thiết của nữ y tá mắc Covid

{keywords}Từ sở thích cá nhân, Lê Nguyễn Khánh Trình (sinh năm 1984) quyết định khởi nghiệp bằng xà đơn. 

Bỏ công việc nhân viên ngân hàng ngày làm 8 tiếng với mức thu nhập ổn định, Lê Nguyễn Khánh Trình (sinh năm 1984) dấn thân vào khởi nghiệp và đang có những bước tiến đáng kể trong việc đưa sản phẩm của mình ra thế giới.

Cậu bé 1m53 lấy nhánh cây làm xà đơn     

Cách đây 20 năm, khi cùng gia đình chuyển từ Nha Trang ra Hà Nội, Lê Nguyễn Khánh Trình bước vào năm học lớp 10. Ở môi trường mới, Trình tự ti về chiều cao 1m53 của mình nên quyết định tập xà đơn.

Không dám xin tiền mẹ để làm xà đơn, anh tập xà bằng nhánh cây mọc ngang trong vườn. Vỏ cây sần sùi, thô ráp khiến đôi tay anh đau rát.

Đến năm 24 tuổi, anh đạt chiều cao 1m67. Sau đó, dù không cao thêm được nữa, nhưng việc tập xà khiến anh hết đau mỏi lưng khi tính chất công việc của anh thường ngồi một chỗ.

Nhưng rồi một ngày, cơn bão lớn khiến nhánh cây xà đơn của anh bị gãy. Thời điểm ấy, để tìm được một bộ xà đơn trên thị trường phù hợp với nhu cầu sử dụng là rất khó khăn. Hầu như những chiếc xà mua về đều rung lắc rất mạnh với những người tập nhiều. Đó là lúc anh nảy ra ý tưởng tự thiết kế xà đơn, trước tiên là cho mình sử dụng.

Đến cuối năm 2008, anh bắt đầu thấy chán công việc ở ngân hàng đang mang lại cho anh thu nhập rất ổn định. Có những buổi sáng, khi dắt xe máy vào hầm để xe, anh đã tự hỏi mình: ‘Chẳng lẽ suốt đời mình sẽ như thế này sao?’.

Thời điểm đó, báo chí viết nhiều về những tấm gương khởi nghiệp thành công. Càng đọc, anh càng hừng hực khí thế phải làm một cái gì đó cho riêng mình. Câu hỏi ‘làm gì’, ‘bán gì’ khiến anh trăn trở suốt ngày đêm.

Ý tưởng thiết kế và sản xuất xà đơn quay trở lại với anh vào lúc này. Không có gì trong tay ngoài khát khao khởi nghiệp, anh phải học lại mọi thứ từ đầu, từ Vật lý phổ thông cho đến Cơ khí, Sức bền vật liệu…

Anh tham khảo các mẫu xà đơn trong nước và quốc tế để cải thiện những điểm hạn chế của các sản phẩm đã có trên thị trường như: không thể gấp gọn, chiều cao hạn chế, rung lắc...

Sau gần 2 tháng bắt tay vào nghiên cứu, sản phẩm đầu tay của anh đã ra đời. Anh vẫn còn nhớ, bố nói ‘thị trường khắc nghiệt lắm, chẳng dễ ăn đâu’. ‘Bố còn bảo, 'chắc 10 năm, mày không bán nổi 100 bộ'’ - anh cười khi nhớ lại.

Đưa sản phẩm ra thị trường nhưng không biết gì về marketing, anh chỉ biết đăng sản phẩm của mình lên các trang rao vặt. Sau khoảng 1-2 tuần thì anh bán được bộ xà đơn đầu tiên.

Nhưng như bố anh từng cảnh báo, khởi nghiệp không hề dễ dàng. Sản phẩm của anh bị các nhãn hàng khác ‘đe doạ’ vì giá rẻ hơn nhiều. Anh nghĩ tới việc đưa sản phẩm sang thị trường Mỹ. Việc đầu tiên anh cần phải làm là xin được bằng sáng chế để được bảo vệ độc quyền.

Hành trình bảo vệ bản quyền

{keywords}
Xà đơn của Khánh Trình đang có doanh số tốt trên Amazon.

Công cuộc lấy được bằng sáng chế tại Mỹ của anh gian nan không kém gì việc ‘thai nghén’ đứa con tinh thần.

Tự tin với sự khác biệt của sản phẩm, anh dốc tiền thuê luật sư người nước ngoài tư vấn và nộp đơn đăng ký. Sau vài năm thẩm định hồ sơ, Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO) từ chối cấp bằng sáng chế cho sản phẩm của anh. Họ cung cấp bằng chứng và hình ảnh của 14 sản phẩm mà họ cho là tương tự ở Mỹ và Thuỵ Sĩ, trong đó có cả sản phẩm được công bố từ năm 1902. Cảm xúc đầu tiên của anh là thấy ‘choáng’.

Sau lần thứ 2 tiếp tục bị từ chối, anh đổ hết hi vọng vào việc làm đơn phúc khảo. Khi chỉ còn đúng 1 tuần nữa là hết hạn nộp đơn, anh quyết định sẽ tự mình ‘cãi nhau’ với USPTO. ‘Tôi quyết định sẽ chứng minh một luận điểm bằng vật lý (phân tích lực) để họ thấy sản phẩm của chúng tôi là hoàn toàn khác’.

Một thời gian sau, anh nhận được thư trả lời của USPTO. Anh hồi hộp đến mức không muốn mở thư để đọc. Cuối cùng, bao nỗ lực của anh đã được đáp trả bằng lời chấp nhận.

Anh hầu như không bao giờ khoe thành công của mình lên mạng xã hội. Nhưng hôm ấy, anh đã không kìm nén được niềm vui sướng và chụp ảnh tấm bằng để đăng lên Facebook. Bạn bè, người thân vào chúc mừng anh nhưng ít ai biết được anh đã mất ăn, mất ngủ vì nó như thế nào.

Tính đến thời điểm hiện tại, anh đã nhận được bằng sáng chế của 5 quốc gia: Mỹ, Việt Nam, Úc, Nigeria và Nam Phi.

Mặc kệ những lời cười nhạo

{keywords}
Anh đã rất vất vả để lấy được bằng sáng chế của Mỹ cho sản phẩm của mình.

Nhớ lại những ngày đầu, khi anh bảo mình khởi nghiệp bằng việc bán xà đơn, bạn bè ai cũng cười nhạo. Thậm chí, khi đã có những thành công nhất định, tham gia chương trình Shark Tank để gọi vốn, ‘tôi vẫn bị mọi người chế giễu’.

‘Mọi người nghĩ sản phẩm của mình quá đơn giản để gọi mức vốn đầu tư 5 triệu đô. Các ‘shark’ dùng từ ‘điên rồ’ và cho rằng mình đang đẩy giá’ - anh chia sẻ.

Nhưng bỏ qua những lời chỉ trích, ‘ném đá’ của cộng đồng mạng, anh vẫn quả quyết tin vào giá trị sản phẩm của mình. ‘Tôi không trách họ vì họ không trải qua quá trình làm ra nó’.

Hiện tại, xà đơn Khánh Trình đã được bán trên Amazon, tới tay khách hàng ở 45 quốc gia nhưng phần lớn vẫn là ở Mỹ. Doanh số mà thị trường Mỹ mang lại hiện là khoảng 1 tỷ đồng/tháng trong tổng doanh số 1,3-1,4 tỷ đồng. Các đại lý bán hàng của anh nằm rải rác từ Bắc vào Nam, cộng thêm 1 đại lý ở Colorado, Mỹ.

Giá của một bộ xà đơn ở trong nước dao động từ 1,5 tới gần 2 triệu đồng, trong khi sản phẩm bán trên Amazon có giá 6,7 triệu đồng do chi phí vận chuyển, quảng cáo cao hơn trong nước rất nhiều.

Mục tiêu trong thời gian tới của anh là nhắm tới thị trường Nga, Nhật Bản và tiếp tục kêu gọi vốn đầu tư để có những bước phát triển vượt bậc hơn nữa.

Đúc kết những kinh nghiệm của mình tới thời điểm này, anh cho rằng làm khởi nghiệp cần sự nỗ lực và ‘cháy’ hết mình với sản phẩm.

Anh khuyên các bạn trẻ yêu thích kinh doanh và khởi nghiệp nên xem một bộ phim của Mỹ mang tên ‘Người phụ nữ mang tên niềm vui’ - một bộ phim mà anh rất tâm đắc và đồng cảm. Bộ phim kể về một người phụ nữ tạo nên cơ nghiệp tỷ USD từ hai bàn tay trắng nhờ lòng quyết tâm và tư duy ‘làm cái đơn giản nhưng nhiều người cần’.

Chàng trai khởi nghiệp kiếm tiền tỷ năm nào cũng đi thi đại học

Chàng trai khởi nghiệp kiếm tiền tỷ năm nào cũng đi thi đại học

 SN 1987, Nguyễn Văn Mão có sự nhạy bén với kinh doanh, chất lãng mạn của một nghệ sĩ thổi sáo và nhiều nét mơ mộng của một chàng sinh viên.  

" alt="Chàng trai Việt đưa xà đơn ra thế giới" width="90" height="59"/>

Chàng trai Việt đưa xà đơn ra thế giới

Vậy là chỉ còn ít ngày nữa sẽ có kết quả chính thức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2022-2023. Cảm xúc lo âu, căng thẳng là điều không thể tránh khỏi. Năm nay là một năm vô cùng đặc biệt với con tôi và các bạn. Trải qua mấy năm học online do dịch bệnh, các con đã rất khó khăn và thiệt thòi. Tôi thương con, thương cho cả lứa học trò sinh năm 2007.

Kể từ năm lớp 9, con tôi hầu như không còn thời gian để nghỉ ngơi. Ngoài môn chuyên, con còn phải đi học thêm cả Văn lẫn Toán. Giai đoạn gần thi, con chỉ ngủ có năm tiếng một ngày. Có những hôm, con thức đến 2h sáng để ôn tập, vậy mà 6h sáng đã thức giấc, vội vàng ăn sáng rồi lại đến trường. Ngày nào con cũng đi học thêm vào buổi chiều tối.

Tôi biết, con đường này gập ghềnh hơn bình thường, nhưng vì đó là lựa chọn của con nên tôi luôn cố gắng hết sức để đồng hành, hỗ trợ con trên con đường thực hiện ước mơ. Tôi biết mình không thể học hộ cho con nên chỉ mong kỳ thi sớm kết thúc để con bớt mệt mỏi.

Nếu như đến ngày có kết quả thi, con không đỗ được vào trường chuyên hay công lập top đầu mà mình mơ ước, tôi sẽ không trách con mà chỉ nói: "Không sao, con đã cố gắng hết sức rồi, dù con có đạt kết quả như thế nào thì mẹ cũng luôn ở bên con". Tôi không ân hận điều gì vì hai mẹ con đều đã cố gắng hết sức suốt những năm học qua.

Nếu con không thi đỗ vào được ngôi trường như con mơ ước, tôi chỉ mong con đừng lo bị mẹ trách móc hay buồn phiền. Bởi tôi sẽ vui nếu con biết đứng dậy sau vấp ngã, trân trọng những thất bại vì không có nó con không thể lớn lên. Ngay từ khi con nộp hồ sơ thi lớp 10, tôi đã chuẩn bị sẵn phương án con thi trượt hết các nguyện vọng trường chuyên của Bộ, Sở và công lập, nên đã nộp hồ sơ vào hai trường tư làm phương án dự phòng để cho con thật thoải mái tâm lý khi thi. Nên dù con có thi trượt hết, cũng vẫn có trường để học.

Nếu con không thi đỗ vào được ngôi trường như con mơ ước, tôi chỉ mong sao con đừng nghĩ rằng mọi ước mơ, hoài bão đã chấm dứt. Bởi kết quả một kỳ thi không quyết định số phận của một con người, sẽ có nhiều con đường khác để thực hiện ước mơ nếu con đủ niềm tin, ý chí và bản lĩnh theo đuổi đam mê của mình.

>> Thư gửi con thi trượt đại học

Tôi đã đi qua 40 năm cuộc đời, nên thấm thía rằng học giỏi chưa chắc đã thành đạt. Học chỉ là một phần, sau này ra đời còn cần rất nhiều kỹ năng khác mới có thể thành công trong cuộc sống. Vì thế, tôi không cần con phải học quá giỏi như con nhà người ta, chỉ mong con cố gắng học hết khả năng của mình, học nhiều kỹ năng mềm và học cách làm người tử tế. Sau này, tôi chỉ mong trở thành người có ích cho xã hội, có thể sống tự lập, không phụ thuộc vào bất kỳ ai.

Dù con không hoàn hảo, thì tôi vẫn yêu con rất nhiều. Có ai đi trọn vẹn cuộc đời này mà có thể khẳng định mình chưa từng thất bại? Có thể họ nói dối hoặc họ đã chưa sống một cách thực sự. Nếu có chưa đạt được mơ ước thì cũng đừng bi quan và tuyệt vọng. Khi cánh cửa này khép lại sẽ là một cánh cửa khác mở ra.

Tôi chỉ cần con cố gắng hết sức mình, lấy đó làm hành trang để vững bước trong những hành trình tiếp theo. Hãy biến khó khăn thành cơ hội. Hãy biến những điều không thể thành có thể. Để rồi dù kết quả có như thế nào đi chăng nữa, con cũng không bao giờ phải ân hận hay nuối tiếc.

Tôi rất tâm đắc câu nói này: "Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận những năm tháng đã sống hoài sống phí" (Nikolai A. Ostrovsky - "Thép đã tôi thế đấy").

Lời cuối cùng, xin dành tặng cho cho: "Hãy chuẩn bị tâm lý thật vững vàng khi đón nhận kết quả kỳ thi sắp tới. Con hãy nhớ rằng, dù kết quả có như thế nào thì cũng không sao cả, vì đã có mẹ ở đây rồi".

" alt="Nếu con thi trượt" width="90" height="59"/>

Nếu con thi trượt