Bà Trần Thị Thu Đông - Chủ tịch Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam cho biết, khi đề xuất đã xin ý kiến Ban chấp hành Hội, đối tượng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT phải là hội viên của Hội, có ít nhất 7 năm làm việc liên tục trong lĩnh vực này.
Bà Thu Đông cho rằng, đa số anh em nghệ sĩ nhiếp ảnh phấn khởi khi biết đề xuất này vì ít nhất họ đã được đối xử công bằng. Việc xét tặng danh hiệu là ghi nhận xứng đáng sau quá trình làm việc miệt mài.
Ông Lê Nguyên Hiều, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa TP.HCM cho biết, dự kiến bổ sung thêm đối tượng xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND trong Dự thảo mới là điều đáng hoan nghênh. Ông kỳ vọng điều này sẽ ghi nhận xứng đáng cống hiến của từng cá nhân, trong đó đảm bảo quyền lợi “người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật” là rất cần thiết.
Với lĩnh vực múa, nghệ sĩ múa trước nay vẫn được xét duyệt danh hiệu với vai trò nghệ sĩ biểu diễn. Do đó, ông Hiều và Hội mong muốn đề xuất thêm nhóm tác giả kịch bản múa vào Dự thảo Nghị định lần này.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa TP.HCM băn khoăn về khung xét duyệt cụ thể khi ban hành.
“Việc đổi mới rất đáng hoan nghênh nhưng bên cạnh đó là nỗi lo bất cập trong quá trình xét duyệt. Chúng tôi cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn đối với từng trường hợp. Quy chế phải rõ ràng, linh động với mục đích hỗ trợ nghệ sĩ, tránh làm tổn thương và gây ra dư luận trái chiều”, ông nói.
'Bội thực' danh hiệu NSND, NSƯT trong tương lai?
NSƯT Trần Ly Ly, Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn đồng tình về đối tượng được xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT là nhạc sĩ sáng tác và phối khí trong lĩnh vực âm nhạc. Nhưng với đối tượng tác giả kịch bản múa, NSƯT Trần Ly Ly đề nghị cân nhắc bởi có tác giả sáng tạo kịch bản múa nhưng không áp dụng được trên thực tế.
Với kinh nghiệm lâu năm, bà Ly Ly cho rằng: “đối tượng này cần được quy định vừa sáng tạo kịch bản, vừa đạo diễn trực tiếp trên sản phẩm nghệ thuật đó”.
NSƯT Trần Ly Ly cũng không đồng thuận quy định nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh là “đối tượng tác giả sáng tạo tác phẩm ở lĩnh vực nhiếp ảnh” vì đây không phải là nghệ sĩ sáng tác.
“Các hội diễn văn hóa hiện nay ở sân chơi nghệ thuật quần chúng rất nhiều, nếu lấy giải thưởng tại đây để xét tặng sẽ không phân biệt được giá trị giữa các giải thưởng của nghệ sĩ. Như thế sẽ có cả ngàn NSƯT, dần giảm mất giá trị danh hiệu”, NSƯT Trần Ly Ly nhấn mạnh.
Về nhóm đối tượng “người sáng tạo tác phẩm văn hoá nghệ thuật” để xét duyệt NSND, NSƯT, ông Hiều nhận định rằng, cần sự cân nhắc kỹ lưỡng của cơ quan quản lý, tránh yếu tố nhập nhằng giữa đặc trưng nghề nghiệp, khó phù hợp với danh hiệu được trao tặng.
“NSND, NSƯT trước nay được hiểu là nghệ sĩ biểu diễn, công chúng biết mặt gọi tên qua những tác phẩm và xuất hiện trên truyền thông. Việc gộp chung các nghề nghiệp với đặc thù khác nhau tất nhiên gây lấn cấn. Chẳng hạn, một nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh, giảng viên giảng dạy nhiếp ảnh lại gọi là NSND, NSƯT sẽ khá xa lạ với mọi người”, ông nói.
Ông Hiều mong cơ quan Nhà nước sẽ có một giải thưởng hay danh hiệu với tên gọi khác phù hợp hơn, thay vì cứ phải mặc định là NSND, NSƯT.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung - tác giả ca khúc nổi tiếng Nhật ký của mẹbày tỏ: "Tôi nghĩ khi thực sự trân trọng người sáng tạo nghệ thuật, sẽ luôn có cách ghi nhận. Như tôi quan trọng nhất vẫn là được làm nghề, có các tác phẩm sống trong lòng khán giả. Việc xét tặng danh hiệu rất cao quý, đáng trân trọng nhưng nếu phải xin hoặc nêu ý kiến thì tôi không phù hợp để làm việc đó".
Tổ soạn thảo đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định, tờ trình để đăng tải rộng rãi xin ý kiến bộ, ngành, địa phương và công chúng.
Độc giả có thể gửi ý kiến của mình liên quan đến việt xét duyệt NSND, NSƯT về địa chỉ: banvanhoa@vietnamnet.vn. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm bài viết đã đăng trên VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Thiếu ngủ
Hầu hết người lớn cần ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm hoặc có thể nhiều hơn tùy theo tình trạng sức khỏe hoặc mức hoạt động thể chất. Nhiều người, nhất là người trẻ, thường đi chơi, tổ chức tiệc tùng vào ban đêm, có thói quen thức khuya, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Thường xuyên ngủ không đủ giấc làm gián đoạn quá trình nghỉ ngơi của não, dễ dẫn đến tổn thương.
Hút thuốc
Hút thuốc và hít phải nicotin từ khói thuốc có thể gây hại cho các cơ quan trong cơ thể, kể cả não. Nó cũng khả năng làm suy giảm chức năng nhận thức và tăng nguy cơ mắc các bệnh như mất trí nhớ, đột quỵ.
Thường ở nhà một mình
Não bắt đầu phản ứng chậm khi một người dành quá nhiều thời gian ở một mình. Não là một trong những bộ phận cần hoạt động tích cực. Nếu quá trình này chậm lại thì có thể khiến não bị co lại, hay quên. Người ở một mình trong thời gian quá lâu cần giao tiếp xã hội nhiều hơn để giữ cho não hoạt động tối ưu.
Uống quá nhiều rượu
Uống quá nhiều rượu có khả năng gây hại cho não. Rượu giết chết và có nguy cơ làm hỏng mạng lưới tế bào trong não. Uống nhiều rượu làm thay đổi tế bào thần kinh, thu nhỏ kích thước của chúng, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến não.
Bật tai nghe quá to
Màng nhĩ là một trong những bộ phận rất nhạy cảm của cơ thể. Sử dụng tai nghe quá to có thể làm hỏng thính giác. Trường hợp tai nghe với mức âm lượng quá mức, liên tục trong hơn 30 phút không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nghe kém mà còn tác động tới các mô não. Điều này là do não phải làm việc nhiều hơn để hiểu những âm thanh được phát ra xung quanh, khiến các mô phải hoạt động quá mức.
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt
Sức khỏe đường ruột có mối liên hệ với não. Do đó, ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh khoai tây chiên, bánh mì kẹp thịt, pizza hoặc nước ngọt không tốt cho ruột, có thể khiến não hoạt động chậm hoặc suy giảm chức năng.
Ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
Nếu không có đủ ánh sáng tự nhiên, não không hoạt động tối ưu, làm tăng nguy cơ trầm cảm. Ánh sáng mặt trời giúp não thực hiện các chức năng tốt hơn. Người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên ra ngoài thường xuyên hơn, tối thiểu khoảng 30 phút mỗi ngày.
Bảo Bảo (Theo Times of India)
" alt=""/>Những thói quen có thể khiến não lão hóaDưới đây là chia sẻ của nhà báo Joe Seldner về kinh nghiệm hẹn hò ở tuổi 50 sau nhiều năm lăn lộn tình trường của ông.
Hẹn hò tưởng chừng là điều vui vẻ, hạnh phúc nhưng đôi lúc vẫn khiến bạn mệt mỏi. Hẹn hò ở tuổi ngoài 50 lại càng không chỉ có màu hồng. Đương nhiên ở tuổi 50 bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm tình trường hơn hồi 30 nhưng điều này lại khiến bạn khó đưa ra quyết định nên gắn bó với ai dù đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu đối phương.
Nhiều phụ nữ ngoài tuổi 50 không còn hứng thú với chuyện hẹn hò, đặc biệt là hẹn hò qua internet. (Tôi không biết nam giới thế nào vì chưa từng hẹn hò với họ bao giờ). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn khó tìm đối tượng hẹn hò khi ở tuổi ngoài 50, bạn vẫn có thể “truyền lửa” cho các cuộc hẹn của mình.
![]() |
Hãy luôn chu đáo và tinh tế khi tiếp xúc với phụ nữ. |
Tôi đã trải qua nhiều cuộc hẹn thú vị từ năm tôi 49 tuổi. Tính đến nay đã 13 năm trôi qua. Trong 13 năm, tôi đã có hơn 1000 cuộc hẹn với hơn 300 người phụ nữ khác nhau. Đó còn chưa kể đến những mối quan hệ “qua đường” khác.
Trong khi bạn bè đồng trang lứa tập trung vào các lĩnh vực cụ thể, phát triển sự nghiệp hoặc kiếm thật nhiều tiền thì tôi tập trung phát triển kỹ năng hẹn hò.
Tôi thích hẹn hò. Tôi thích đọc tiểu sử của mọi người trên internet. Tôi thích gặp gỡ những người mới. Tôi thích nghe câu chuyện cuộc đời của mọi người, đặc biệt là những phụ nữ ngoài tuổi 50 luôn có những câu chuyện thú vị.
“Sự nghiệp” hẹn hò của tôi có đến 95% là vui vẻ. Tôi luôn hứng thú với các cuộc hẹn, dù đó là cuộc hẹn thứ 2, thứ 10, tạo dựng được một mối quan hệ hay nói lời tạm biệt chỉ sau 2 tiếng bên nhau.
Lời khuyên cho cánh mày râu
Nhiều năm theo đuổi “sự nghiệp” hẹn hò, điều mà mọi người cho là lãng phí thời gian và tiền bạc, tôi đã rút ra được một số bài học quý giá. Dưới đây là một số gợi ý, được sắp xếp theo thứ tự đảo ngược tầm quan trọng (điều quan trọng nhất nhắc đến cuối cùng).
Có khiếu hài hước là tốt, suy nghĩ tích cực càng tốt hơn. Hoài nghi và cay cú chỉ phù hợp với những sinh viên vừa tốt nghiệp mà thôi. Nếu đã qua tuổi ấy, hãy luôn suy nghĩ lạc quan (đặc biệt trong 2 buổi hẹn đầu tiên).
Tập luyện để giữ thân hình cân đối. Ở tuổi ngoài 50 hầu hết mọi người đều trong tình trạng thừa cân, nếu bạn giữ được thân hình cân đối, bạn sẽ là người nổi bật trong đám đông này. Và ngoại hình ưa nhìn luôn khiến bạn ấn tượng trước người khác mà không cần nói bất cứ lời nào.
Hãy linh động và đừng ngại phiêu lưu mạo hiểm, dù ở ngoài đường hay trong phòng ngủ.
Luôn chu đáo và tinh tế khi tiếp xúc với phụ nữ, dù là đi chợ hay lúc nghỉ chân thì hãy luôn là bạn đồng hành thấu hiểu.
Và điều quan trọng nhất là hãy biết lắng nghe.
![]() |
Biết lắng nghe chính là chìa khóa để chinh phục mọi người phụ nữ. |
Lắng nghe chính là chìa khóa thành công cho các cuộc hẹn hò. Tiền quan trọng và vẻ ngoài có sức hút cũng rất quan trọng nhưng biết lắng nghe quyết định hơn tất thảy.
Tôi muốn nhấn mạnh vào việc lắng nghe thực sự. Thực sự chú tâm nghe họ chia sẻ về tiểu sử, thành công, thất bại, những chặng đường họ đã đi qua. Hầu hết mọi người đều không thích lắng nghe, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng mối quan hệ sẽ tiến xa hơn chỉ bằng cách đơn giản là lắng nghe nhau.
Hầu hết phụ nữ ở tuổi ngoài 50 đều đã từng ở bên một người đàn ông, người mà đã không dành nhiều sự quan tâm đến tâm tư tình cảm của phụ nữ. Trải qua 10, 20, 30 năm cuộc đời, đàn ông đã ba hoa quá nhiều về cuộc sống của họ nên họ không biết lắng nghe.
Tôi thì lại thấy thích thú khi nghe chuyện người khác. Có lẽ trong tiềm thức tôi có kỹ năng của một nhà báo, thích phỏng vấn và nghe người được phỏng vấn. Tôi luôn chú tâm vào các câu chuyện.
Tôi đặt thêm các câu hỏi để hiểu rõ câu chuyện và muốn nghe họ kể nhiều hơn. Tôi dõi theo câu chuyện từ đầu đến cuối chứ không tìm cách chuyển chủ đề.
Ngay cả khi bạn không thích lắng nghe thì hãy tập lắng nghe. Dưới đây là một số lý do bạn nên làm điều này.
Thứ nhất, bạn không hấp dẫn, thú vị như bạn tưởng. Tôi không quan tâm bạn là doanh nhân thành đạt hay nhà chính trị tài ba. Đơn giản là bạn không có gì thú vị. Tin tôi đi, nói về bản thân thành đạt ra sao, kiếm được bao nhiêu tiền không có gì hấp dẫn người khác cả.
Thứ hai, tôi đã hiểu quá rõ về bản thân, biết quá rõ câu chuyện của chính mình, tôi không muốn nghe lại nữa. Tôi muốn nghe chuyện của cô ấy cơ.
Thứ ba, cô ấy dường như có gì đó rất thú vị. Ngay cả cô ấy không phải người thú vị thì cô ấy vẫn có điều gì đó để kể, điều gì đó để bạn lắng nghe.
Thứ tư, lắng nghe cũng là một tài năng, một năng khiếu. Bạn sẽ được đánh giá cao nếu biết lắng nghe. Nghe ai đó kể, hiểu tưởng tận về câu chuyện của họ là những gì tôi luôn lưu tâm và luôn cố gắng để lắng nghe người khác tốt hơn.
Kim Minh (Theo Huffingtonpost)
" alt=""/>Tư vấn hẹn hò: Quý ông yêu 300 phụ nữ kể chuyện 'cua gái' ở tuổi 50