Theo ET Telecom, Mobiistar dường như đã ngừng kinh doanh smartphone tại Ấn Độ sau khi đối tác sản xuất V-Sun Technologies chấm dứt sản xuất tại đây. Công ty mẹ của V-Sun nộp đơn xin phá sản tại Trung Quốc, dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng cho Mobiistar.
Nguồn tin của ET Telecom tiết lộ phần lớn các giám đốc đã rời công ty, kể cả CEO Group Carl Ngo. Ông Carl Ngo được cho là quay về Việt Nam mà không đưa ra bất kỳ cập nhật gì về hoạt động kinh doanh cho đối tác Ấn Độ.
Cựu Giám đốc tài chính Mobiistar, Ajay Dua, người nghỉ việc thời gian gần đây, xác nhận các vấn đề tại công ty và nói rằng ông Ngo đang đàm phán với các nhà đầu tư tại Ấn Độ và Việt Nam để huy động vốn, khôi phục kinh doanh tại Trung Quốc sau khi V-Sun ngừng hoạt động.
" alt=""/>Mobiistar rút khỏi thị trường di động Ấn Độ?Chiều ngày 16/2, bác sĩ Nguyễn Hữu Huyên – Trưởng phòng Kế hoạch – nghiệp vụ (Sở Y tế Đắk Lắk) cho biết, Sở này đã nhận được văn bản của Bộ Y tế yêu cầu báo cáo trường hợp bé sơ sinh bị nhiễm trùng uốn ván do đỡ đẻ tại nhà và cắt rốn bằng dao lam.
Cháu bé bị nhiễm trùng uốn ván nặng đang được Bệnh viện đa khoa Đắk Lắk tập trung cứu chữa |
Nhà báo Lê Xuân Trung - Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ chia sẻ những khó khăn của việc thu tiền người đọc báo online. Ảnh: Trọng Đạt |
Ở thời điểm đó, những tờ báo giấy có nguồn thu lớn từ bạn đọc, có lượng quảng cáo lớn không mặn mà cho sự ra đời của các phiên bản online. Do ít được đầu tư, phiên bản điện tử của các tờ báo này cũng không đem tới những nguồn thu như kỳ vọng.
Với những báo điện tử xuất phát điểm từ các công ty công nghệ hoặc hợp tác với đối tác công nghệ, họ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường báo mạng. Lượng độc giả và nguồn thu quảng cáo dồi dào ở thời kỳ đầu khiến các trang này cũng chưa tính tới giải pháp thu tiền người đọc báo online.
Tới khi mạng xã hội xuất hiện và hút phần lớn doanh thu quảng cáo tại Việt Nam, các trang báo điện tử mới bắt đầu nhận thấy sự thiếu hụt nguồn thu từ độc giả. Đến lúc này, người đọc đã hình thành thói quen thụ hưởng nội dung miễn phí từ các tờ báo. Cũng bởi vậy, người làm báo cứ mãi loay hoay tìm cách thu phí độc giả online.
Bản quyền nội dung: Điểm yếu chí tử của báo mạng
Ngoài thói quen tiếp nhận thông tin miễn phí của độc giả, cái khó của việc thu phí người đọc báo online còn nằm ở sự thiếu tôn trọng bản quyền lẫn nhau giữa các cơ quan báo chí.
Vấn nạn xào xáo, copy của các tờ báo mạng khiến nhiều bài viết có nội dung đều na ná. Điều này khiến việc bán sản phẩm của các tòa soạn gặp rất nhiều khó khăn.
Việc thu phí báo chí online đòi hỏi các tòa soạn phải có nội dung chất lượng cao và khác biệt. Ảnh: Trọng Đạt |
“Không thể có một tin bài hay khi bài viết vừa xuất hiện là ngay lập tức tràn ngập trên các trang báo điện tử và mạng xã hội. Các báo điện tử liệu có sẵn sàng cam kết bảo vệ bản quyền cho sản phẩm của nhau không?”, nhà báo Lê Xuân Trung đặt câu hỏi.
Để bán được báo online, công tác bản quyền là điều mà những người làm báo chân chính bắt buộc phải nghĩ đến.
Nhà mạng “ăn" 70% doanh thu tiền bán báo
Một thách thức khác khi tiến hành thu phí người đọc báo online nằm ở công cụ thanh toán. Việc thiếu vắng công cụ thu phí là rào cản khiến các tờ báo online không thể thu phí ngay từ đầu. Đáng buồn hơn khi điều này vẫn đúng ngay cả ở thời điểm hiện tại.
Theo ông Lê Quốc Minh - Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, khó khăn nhất khi bán báo online chính là khâu thanh toán.
Ông Lê Quốc Minh - lãnh đạo cơ quan báo chí đầu tiên tại Việt Nam triển khai giải pháp thu phí người đọc online. |
Là một trong những tờ báo tiên phong trong việc thu phí độc giả, trang Vietnamplus mà ông Minh từng làm Tổng biên tập đã bắt đầu cung cấp các nội dung thu phí từ tháng 6/2018.
Chia sẻ kinh nghiệm của mình, ông Lê Quốc Minh cho biết, người Việt không thích thanh toán bằng thẻ tín dụng. Họ cũng rất ngại sử dụng ví điện tử. Để tiện lợi cho độc giả, đơn vị này đã liên kết với nhà mạng và chọn tài khoản viễn thông làm công cụ thanh toán online.
Ở thời kỳ đầu, tỷ lệ ăn chia mà nhà mạng áp đặt cho tờ báo này là 70 - 30. Trong đó, 70% doanh thu từ người đọc báo thuộc về nhà mạng, 30% thuộc về chủ sở hữu nội dung. Sau nhiều tranh đấu, dù từng được điều chỉnh thành 35 - 65, tỷ lệ này không kéo dài được lâu và nhanh chóng bị đẩy về mức cũ.
Theo ông Lê Quốc Minh, dù chỉ hưởng 30% doanh thu từ việc bán báo mạng, tòa soạn tiếp tục phải chia sẻ khoản tiền này cho các công ty công nghệ, đơn vị kinh doanh. Với tỷ lệ ăn chia về phương thức thanh toán như hiện nay, các tòa soạn chắc chắn sẽ không thể trang trải được chi phí hoạt động.
Vẫn còn rất nhiều điều phải làm để có thể thu phí người đọc báo online. Tuy vậy, “Chúng ta không thể cứ mãi làm việc không công. Thu phí người đọc báo là xu thế tất yếu phải xảy ra.”, ông Lê Quốc Minh khẳng định.
(Đón xem kỳ 3: Mô hình kinh tế nào cho báo chí Việt Nam?)
Trọng Đạt
Nhiều cơ quan báo chí đã sụt giảm doanh thu đến 50%, thậm chí 60-70% do tác động của dịch Covid-19. Do vậy, nhiều mô hình kinh doanh đang được cân nhắc nhằm tìm ra lời giải cho báo chí Việt Nam.
" alt=""/>Vì sao khó thu tiền người đọc báo online?