Vợ hai tôi thua tôi 6 tuổi. Cái vẻ trẻ trung và cả trẻ con của cô ấy luôn nhắc nhở tôi phải chín chắn hơn, điềm đạm hơn, phải biết bảo vệ và chở che cho cô ấy. Và tất nhiên là để bảo vệ cho cả mình. Những lúc cô ấy bướng bỉnh thì tôi chiều, cô ấy quá quắt thì tôi cố nhịn. Thực ra vợ tôi cũng không có gì là ghê gớm, chỉ duy nhất một điều cô ấy hay ghen với vợ cũ của tôi.
Tôi luôn nghĩ tôi và vợ cũ đã đường ai nấy đi, chia tay trong hòa bình, tuyệt nhiên không hề có gì ràng buộc vướng víu. Tôi cũng không để lại bất cứ thứ gì của vợ cũ trong nhà để có thể gợi nhớ. Nói chung là đoạn tuyệt hẳn với quá khứ để xây đắp tương lai.
Thế nhưng chính vợ tôi lại là người luôn khiến cho hình bóng cũ của vợ tôi xuất hiện trong nhà mình. Cô ấy hỏi đi hỏi lại hàng chục lần không chán chuyện vì sao chúng tôi chia tay để “rút kinh nghiệm”.
Mỗi lần cô ấy nhắc về vợ cũ, nếu tôi không trả lời thì cô ấy nói tôi lảng tránh không dám đối diện với quá khứ. Nếu tôi bực mình thì cô ấy lại bảo tôi còn vương vấn hay sao mà khó chịu. Tôi mua nhầm loại hoa cô ấy dặn, cô ấy suy ra tôi nhớ nhầm sang sở thích của vợ cũ. Thỉnh thoảng tôi trầm tư một chút cô ấy lại hỏi “anh đang nhớ ai à?”.
Cô ấy còn tìm Facebook của vợ cũ tôi, cập nhật tình hình hàng ngày cho tôi biết để xem thái độ của tôi thế nào. Có lần còn dí ảnh vợ cũ chụp cùng một người đàn ông trên facebook trước mặt tôi để xem tôi có ghen không. Tôi bực mình thì cô ấy lại dỗi hờn: nếu đã không còn quan tâm thì việc gì anh phải tỏ ra bực mình khó chịu với em cơ chứ?
Đỉnh điểm một lần chúng tôi cãi nhau to là cô ấy lục tìm trong trang cá nhân của tôi và thấy một bức ảnh tôi và vợ cũ chụp chung hồi chưa ly hôn. Vậy là cô ấy bù lu bù loa hỏi tôi tại sao không xóa? Có phải giữ lại để thỉnh thoảng mở ra nhìn rồi tơ tưởng nhớ nhung?
Cô ấy còn bảo tôi hãy gọi điện cho vợ cũ, bảo cô ấy xóa hết những bức ảnh chúng tôi đã từng chụp chung đăng trên facebook cô ấy với lý do “giờ anh là chồng của em rồi”.
Nói thật, tôi có quyền gì mà bắt vợ cũ xóa ảnh của chúng tôi. Dù sao chúng tôi cũng từng là vợ chồng, cũng có những kỉ niệm. Nếu cô ấy muốn giữ thì đó là quyền của cô ấy, miễn là không làm phương hại đến gia đình tôi. Nhưng vợ tôi lại cho rằng chúng tôi mà cứ suốt ngày nhìn ngắm nhau thì rồi thể nào “tình cũ không rủ cũng tới”.
Cuộc hôn nhân thứ hai của tôi mới chưa đầy năm, nhưng tôi đã lại thấy quá mệt mỏi rồi. Cuộc hôn nhân đầu tiên thất bại vì cả hai còn trẻ chưa biết kiềm chế cái tôi của bản thân. Vậy nên tôi như chim sợ cành cong, rút kinh nghiệm cứ cố gắng chiều chuộng, cố gắng nhún nhường. Nhưng tôi càng nhún nhường thì vợ tôi càng kiếm cớ gây sự. Mà lý do thì toàn tự cô ấy nghĩ ra, rồi tự mình suy diễn thêu dệt nên.
Nhiều lúc tức quá tôi bảo “đúng ra em nên lấy một chàng trai không có quá khứ chứ không phải một thằng đã qua một đời vợ như anh”. Vậy là cô ấy lại khóc: “Em yêu anh, chấp nhận thiệt thòi mà lấy anh. Vậy mà anh chỉ vì chị ấy mà anh nặng lời như vậy”. Tôi thề, không có ngày nào vợ tôi không nhắc đến vợ cũ của tôi, lúc nào cũng “chị ấy, chị ấy” nghe chỉ muốn cáu.
Thật, không lẽ tôi lại ly hôn thêm lần nữa, chứ cứ tình trạng này thì tôi cũng phát điên lên mất thôi.
'Hại não' vì vợ đánh ghen với… nam đồng nghiệp
Vợ tôi đang khóc lóc sụt sùi, năn nỉ tôi tha thứ. Cô ấy phân trần, vì không thấy tôi cặp bồ với phụ nữ, đồng nghiệp nam lại ẻo lả, xinh trai…
" alt="Tâm sự: Mệt mỏi vì vợ mới suốt ngày hờn ghen với vợ cũ"/>
‘Người đẹp truyền thông’ Phùng Bảo Ngọc Vân duyên dáng với áo dài họa tiết
Xuất thân từ một cô gái làm khoa học, chưa từng làm quen với váy áo, sân khấu nhưng chỉ sau nửa năm, chính bản thân Phùng Bảo Ngọc Vân cũng ngạc nhiên với sự thay đổi của mình.
“Chính Vân bây giờ cũng ngạc nhiên vì sự nữ tính và mềm mại của mình. Trước đây, chỉ biết đến học thôi, khi đi thi Hoa hậu Việt Nam tóc Vân còn bạc nhiều đến nỗi phải đi nhuộm đen lại. Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016 quả thực đã mang lại cho Vân quá nhiều trải nghiệm đáng giá” - cô chia sẻ.
Nói về cuộc sống hiện tại của mình, Ngọc Vân cho biết: “Dù có tham gia cuộc thi Hoa hậu Việt Nam hay không thì Vân vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu khoa học bởi đó là đam mê của Vân từ nhỏ. Showbiz với Vân quả thực rất mới lạ và hấp dẫn nhưng Vân cảm thấy đó không phải là nơi mà mình thuộc về. Nếu dạo chơi để trải nghiệm thì sẽ rất tuyệt vời, nhưng có lẽ chỉ dừng lại ở đó mà thôi”.
Chính Phùng Bảo Ngọc Vân cũng ngạc nhiên với sự thay đổi của mình
Năm qua là một năm đáng nhớ với Phùng Bảo Ngọc Vân khi cô tham gia cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016 và để lại ấn tượng đẹp trong lòng công chúng về một cô gái xinh đẹp, trong sáng, học vấn ‘khủng’ nhất trong lịch sử sân chơi nhan sắc này. Chính vì vậy, để tri ân những khán giả đã yêu mến mình, Ngọc Vân đã thực hiện một bộ ảnh du xuân với áo dài như một món quà năm mới tặng mọi người.
Ngọc Vân cho biết, cô rất yêu mến cảnh vật yên bình của những làng quê Việt Nam nên cô muốn tới những ngôi làng cổ để du xuân và thả mình vào không khí an nhiên ở nơi đây, tránh xa những xô bồ của thành thị. Người đẹp lựa chọn những bộ áo dài hoạ tiết độc đáo để khoe sắc.
Với vẻ đẹp thanh lịch và trong sáng của mình, Ngọc Vân rất hợp với áo dài. Tuy nhiên những bộ áo dài cách tân với kiểu dáng và hoạ tiết độc đáo của NTK Thuỷ Nguyễn thực sự mang lại nét đẹp mới mẻ và yêu kiều cho cô.
Những hoạ tiết truyền thống, kết hợp với các màu sắc sặc sỡ và phụ kiện như mấn đội đầu biến Ngọc Vân thành một ‘nàng xuân’ xinh đẹp, khiến nhiều người ngẩn ngơ.
Với vẻ đẹp thanh lịch và trong sáng, Ngọc Vân rất hợp với áo dài.
Thăm làng cổ Đường Lâm, Ngọc Vân thú vị khi được thăm những gian nhà cổ rêu phong, ngồi uống trà chiều cùng bà cụ đẹp lão, thảnh thơi hít hà mùi khói bếp thơm nồng…
"Rất lâu rồi Vân mới có cảm giác gần gũi và gắn bó với những cảnh vật thanh bình, mộc mạc nơi làng quê thế này. Du xuân cùng tà áo dài luôn mang lại cảm xúc thật đặc biệt” - cô chia sẻ.
Thăm làng cổ Đường Lâm, Ngọc Vân thú vị khi được thăm những gian nhà cổ rêu phong, ngồi uống trà chiều cùng bà cụ đẹp lão.
Những ngày đầu năm mới, Ngọc Vân cũng dành thời gian để đi du lịch Hàn Quốc cùng gia đình để nghỉ ngơi và trải nghiệm những vùng đất mới.
Thu An
" alt="Phùng Bảo Ngọc Vân hóa 'nàng xuân' với áo dài họa tiết"/>
Như vậy, kể từ ngày hoàn thành đến nay, ngôi nhà đã trụ vững được 80 năm. Vậy mà, nhà thì có cũ, kiểu cách cổ xưa, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào để gọi là xuống cấp. Nhìn lên từng mảng tường, vẫn bền vững không một vết nứt.
Bà con hiện cư ngụ tại đây cho biết, tòa nhà xây dựng theo kiến trúc Pháp. Vì thời ấy chưa có xi măng nên vật liệu để xây dựng là một hợp chất gồm nhựa cây trộn với vôi, cát, nước đường. Tuy đơn giản như thế nhưng chắc chắn còn hơn cả xi măng. Toàn bộ vật liệu được mua từ Pháp đưa sang như gạch bông và các vật dụng trang bị trong nhà. Tuy chỉ có 2 tầng lầu nhưng trong tòa nhà vẫn có thang máy.
Tầng trên cùng của tòa nhà có một hồ bơi nhỏ. Ở tầng trệt, phía trước nhà, ông Hảo mở một cây xăng. Còn lại bên trong bán phụ tùng xe hơi. Phía sau là garage xe hơi. Dãy lầu trên garage có thêm 6 căn được cho thuê. Còn phía trên của dãy trước để toàn bộ đại gia đình ông ở.
Vào thời điểm ấy, xây dựng được một tòa nhà như thế không phải là người tầm thường. Ít ai biết được, chủ nhân tòa nhà cũng chỉ là một người lam lũ lao động, nhưng nhờ có chí tiến thủ, ông đã tạo dựng được cho mình một cơ ngơi mà đến nay có người mơ cũng chẳng được.
Phía trước, mặt tiền đường Trần Hưng Đạo là cây xăng. Trên tầng 2 và tầng 3 của tòa nhà vẫn còn logo NG.V.HAO (trong vòng tròn).
Hiện nay, tòa nhà vẫn còn nguyên vẹn. Logo NG.V.HAO tuy đã lu mờ nhưng cũng đánh dấu được một thời hoàng kim. Những người chủ mới, có thể không biết ông là ai nhưng không ai có thể phủ nhận, ngôi nhà này cũng đã giúp họ tạo nên cơ nghiệp.
Từ nhà nông thành nhà buôn
Xuất thân là con nhà nông, ông Nguyễn Văn Hảo chào đời tại Càng Long (Trà Vinh) vào năm 1890. Cha mẹ ông làm nông, có nhiều con. Khi ông lớn lên được người anh là chủ một cửa tiệm buôn bán phụ tùng xe hơi ở đường Nguyễn An Ninh, xin phép cha đưa ông lên Sài Gòn phụ kinh doanh.
Vốn rất thông minh, lanh lợi nên chẳng bao lâu ông học được nhiều điều từ người anh. Mặc dù không qua trường lớp cơ khí nào nhưng nhờ vào tìm tòi tự học, chẳng bao lâu ông trở thành thợ chính tại tiệm. Được một thời gian, ông đưa vợ lên cùng làm và sinh người con trai đầu. Ông Hảo xin phép anh ra lập nghiệp riêng.
Ông thuê căn nhà số 21 - 23 đường Trần Hưng Đạo để mở tiệm buôn bán phụ tùng. Căn nhà này là của gia đình chú Hỏa, người giàu có nhất nhì Sài Gòn. Ngoài buôn bán phụ tùng, ông Hảo còn mở thêm một cây xăng bơm tay để bán xăng và dầu nhớt.
Khởi nghiệp của ông Hảo là như thế. Thuở ấy, công nghiệp sản xuất xe hơi và phụ tùng ở Việt Nam chưa phát triển. Người Việt sử dụng xe hơi cũng không nhiều. Nhưng ông Hảo vẫn thắng, vẫn làm giàu được ở lĩnh vực này nhờ vào sự thông minh và óc sáng tạo của mình.
Có vốn liếng tiếng Pháp khá dồi dào, ông giao dịch với họ để mua phụ tùng về bán lại cho người Việt. Nguyên tắc kinh doanh của ông là làm sao vừa có lãi, vừa có thể giúp người dân được việc. Cửa hàng ông phục vụ không kể giờ giấc. Một tài xế hư xe nửa đêm có thể gọi cửa tiệm ông để mua phụ tùng. Ông vui vẻ phục vụ và không hề lợi dụng để lấy giá cao.
Được vài năm như thế, công việc kinh doanh của ông ngày càng phát đạt. Đến năm 1933, ông mua miếng đất với 4 mặt tiền - như đã nói ở phần trên - gây dựng cơ ngơi.
Từ đó, ông Hảo tiếp tục phát triển sự nghiệp bằng phương pháp làm ăn chân chính. Bài học thành công của ông sau này được nhiều người bắt chước áp dụng cũng đã thành công vượt bậc...
Tỷ phú Sài Gòn vung nghìn vàng nuôi mỹ nhân và cái kết bất ngờ
Từ lúc khởi nghiệp đến lúc trở thành tỉ phú, triết lý sống của Trần Thành là cần kiệm và tránh xa những chốn ăn chơi. Có 3 thứ mà ông luôn giữ mình không léo hánh tới là rượu chè, cờ bạc và phụ nữ. Thế nhưng...
" alt="Biệt thự 'huyền thoại' 4 mặt tiền của đại gia ô tô ở Sài Gòn"/>
Tuy nhiên, sau khi NĐ 67 ra đời và đi vào cuộc sống, bà con ngư dân không còn phải bỏ hoàn toàn số tiền của mình để mua bảo hiểm mà đã được hỗ trợ lớn từ Chính phủ. Với việc Nhà nước hỗ trợ tới 90% kinh phí mua bảo hiểm tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên cùng nhiều ưu đãi khác, cư dân đều thấy rõ hiệu quả của chính sách bảo hiểm mà ngư dân đang được hưởng lợi và hứng khởi tham gia khiến tỷ lệ ngư dân tham gia bảo hiểm được tăng lên rõ rệt.
Kết quả khả quan sau 2 năm thí điểm
Theo số liệu thống kế, sau 2 năm thực hiện NĐ 67 đã đạt được kết quả khả quan thu hút sự tham gia của bà con ngư dân tại 28 tỉnh, thành phố ven biển trên cả nước. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2016, cả nước đã có khoảng 14.977 tàu cá có công suất 90CV trở lên tham gia bảo hiểm, 145.960 thuyền viên được bảo hiểm, trong đó tổng mức trách nhiệm bồi thường trong trường hợp xảy ra tổn thất lên tới 12.452 tỷ đồng (gấp 97 lần mức đóng phí bảo hiểm).
Nếu tính riêng tại một số tỉnh thành Bắc Trung Bộ thì Nghệ An được coi là một trong những địa bàn có tỷ lệ ngư dân tham gia bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ khá cao, tính đến hết 6 tháng đầu năm tỷ lệ tàu cá tham gia bảo hiểm tại địa bàn tỉnh Nghệ An đạt trên 72%, số tiền bảo hiểm mà Pjico đã bồi thường cho bà con ngư dân khoảng 9.1 tỷ đồng, con số bồi thường này cũng không có dấu hiệu chững lại.
Ngoài chính sách ưu đãi về phí bảo hiểm như trên thì nhờ có số tiền bồi thường cùng sự khẩn trương trong công tác bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã giúp ngư dân tin tưởng do được đảm bảo phần nào cuộc sống khi không may ngư dân gặp rủi ro. Tổng số tiền nhận bồi thường từ 4 doanh nghiệp bảo hiểm tham gia chương trình này đến nay đã lên tới số tiền hàng trăm tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, năm 2016, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã thực hiện tốt chức năng bồi thường, là tấm lá chắn tài chính cho người tham gia bảo hiểm với số tiền ước bồi thường 12.571 tỷ đồng.
Với riêng bảo hiểm tàu cá, đơn cử tại Pjico, anh Thái Thuận Tốt (ngư dân Vũng Tàu) nhận tiền bồi thường 784 triệu đồng, anh Nguyễn Văn Lượng (ngư dân Thái Bình) cũng được doanh nghiệp này bồi thường hơn 402 triệu đồng, anh Quang Văn Toán (ngư dân Nghệ An) cũng được Pjico bồi thường hơn 172 triệu đồng.
Sau khi nhận tiền bồi thường, các ngư dân trên cùng phần đông ngư dân khác tại 28 tỉnh thành trong cả nước đều tỏ rõ sự tin tưởng và bày tỏ nguyện vọng mong muốn Chính phủ cùng các cơ quan bộ ngành tiếp tục triển khai chương trình này.
Và để công tác bồi thường, xác định nguyên nhân tổn thất được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn nữa, bà con ngư dân cùng doanh nghiệp bảo hiểm cũng mong sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền các cấp các ngành trong công tác hỗ trợ giám định, xác định nguyên nhân tổn thất để doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành bồi thường một cách khách quan thỏa đáng cho bà con ngư dân, giúp ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.
Lệ Thanh" alt="Nghị định 67: Động lực để ngư dân vươn khơi"/>