您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Nhận định, soi kèo Zrinjski Mostar vs Sloboda Tuzla, 22h30 ngày 28/3: Khó có cách biệt
Bóng đá9人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 28/03/2025 10:57 Nhận định bóng ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Wellington Phoenix vs Western Sydney Wanderers, 11h00 ngày 29/3: Tiếp tục bay cao
Bóng đáHồng Quân - 28/03/2025 13:51 Úc ...
【Bóng đá】
阅读更多Bài học xử lý rác thải của Singapore
Bóng đáẢnh: earth.org Tại Singapore, dân số ngày càng tăng cùng sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế đã góp phần làm tăng gấp 7 lần lượng chất thải rắn cần được xử lý, từ 1.260 tấn/ngày vào năm 1970 lên mức cao nhất là 8.741 tấn/ngày vào năm 2021. Chỉ tính riêng năm 2019, hơn 7,2 triệu tấn chất thải rắn được tạo ra, trong đó 2,95 triệu tấn không thể tái chế. Khoảng 930 triệu kg chất thải nhựa cần được loại bỏ mỗi năm, với 96% là không thể tái chế.
Trong những năm qua, nhà chức trách tại đảo quốc có diện tích chỉ 772km2 này đã tìm ra cách để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Cơ quan Môi trường quốc gia (NEA) đảm trách công việc quản lý và giám sát các hoạt động xử lý chất thải ở Singapore, cả với rác thông thường và các loại rác gây nguy hại.
Cho đến nay, có khoảng 500 công ty, sử dụng khoảng 12.000 nhân công tham gia cung cấp các dịch vụ từ thu gom, phân loại, tái chế, giải pháp biến rác thành năng lượng đến tư vấn dự án và nghiên cứu - phát triển. Ngoài ra còn có khoảng 320 tổng công ty thu gom chất thải tổng hợp được cấp phép.
Phân loại rác tại nguồn, chú trọng vai trò của người dân
Với mục tiêu phát triển kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp, chính phủ Singapore đã sớm triển khai chiến lược quản lý và xử lý chất thải rắn (CTR) bền vững theo tiêu chí giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế. Tất cả các loại chất thải đều được phân loại và thu gom (TGR) ngay tại nguồn, bắt đầu từ các hộ gia đình.
Các thùng rác màu xanh, có 4 khoang phân loại chất thải ở Singapore. Ảnh: CNA Ngay từ nhỏ, người dân ở đảo quốc sư tử đã được tuyên truyền, hướng dẫn cách phân loại rác thải sinh hoạt thành các loại chất thải hữu cơ, loại tái chế được, đốt cháy được hoặc độc hại, không thể tái chế và họ đều có ý thức thực hiện nghiêm túc. Hàng ngày, người dân phân loại rác theo cách để giấy và bìa cứng vào một túi; rác tái chế, không đốt được như chai lọ thủy tinh, pin vào một túi; thực phẩm vào một túi. Điều này giúp các nhân viên vệ sinh môi trường nhanh chóng thu gom chất thải ở các khu dân cư trước khi đưa ra xe vận chuyển đến nơi xử lý rác.
Để người dân hiểu rõ quy trình phân loại, TGR và tái chế rác (TCR), các thông tin hướng dẫn thường xuyên được gửi đến họ thông qua các tổ chức quần chúng và hội đồng đô thị do các nghị sĩ đứng đầu. Tại những nơi công cộng như ga tàu điện ngầm, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí hay ngoài đường phố Singapore đều có lắp đặt các thùng rác 4 khoang màu xanh đặc trưng để phân loại chất thải theo từng nhóm một cách khoa học.
Công nhân vệ sinh đến thu gom chất thải từ thùng đựng rác tái chế chuyên dụng. Ảnh: Strait Times Chính phủ Singapore cũng đưa ra nhiều sáng kiến nhằm giảm thiểu lượng chất thải phát sinh, đặc biệt là chính sách thúc đẩy TCR. Theo NEA, từ năm 2001, chính quyền đã cho triển khai Chương trình Tái chế quốc gia. Trong đó, những đơn vị thu gom chất thải công cộng được cơ quan này cấp phép phải làm việc với các công ty tái chế để thực hiện việc thu gom vật liệu tái chế đến tận cửa từng hộ gia đình. Cư dân được cấp phát miễn phí túi tái chế và thùng rác chuyên đựng chất thải tái chế để các công ty TCR thu gom vào một ngày nhất định.
Đặc biệt, ở các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thu gom rác tái chế, nơi tập kết rác của khu dân cư, người dân có thể đổi rác đã được phân loại cẩn thận để lấy tiền mặt, phiếu mua hàng giảm giá, thẻ tập thể dục, vé thăm quan miễn phí...
Tận dụng đốt rác để phát điện, xây bãi chôn rác ngoài khơi đầu tiên thế giới
Do sở hữu diện tích nhỏ hẹp nên Singapore không có nhiều đất để xây dựng các bãi chôn lấp rác, trong bối cảnh lượng rác thải sinh hoạt đô thị phát sinh quá lớn cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số nhanh chóng của đất nước. Ngay từ năm 1990, hai bãi chôn lấp có diện tích lớn nhất Singapore là bãi rác Lim Chu Kang và Lorong Halus đều bị quá tải và buộc phải đóng cửa.
Nhà máy đốt rác phát điện Tuas South của Singapore. Ảnh: iStock Để tiết kiệm diện tích và giảm lượng rác phải chôn lấp, ngoài nâng cao ý thức của người dân, tăng cường phân loại rác tại nguồn, đẩy mạnh tái chế và phạt nặng các hành vi gây ô nhiễm môi trường, nhà chức trách đầu tư mạnh vào công nghệ đốt rác để thu năng lượng. Singapore xây nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên tại Ulu Pandan từ năm 1979 và sau đó xây thêm 4 cơ sở tương tự.
NEA thống kê, 41% lượng chất thải mỗi ngày được chuyển đến các nhà máy đốt rác phát điện, giúp Singapore giảm đến 90% lượng CTR phải chôn lấp, đáp ứng gần 3% nhu cầu điện năng toàn quốc. Tro xỉ từ quá trình đốt rác được gửi đến Trạm trung chuyển hàng hải Tuas và cùng với các chất thải không thể đốt được chuyển đến Semakau, bãi chôn lấp rác duy nhất hiện nay của Singapore để xử lý.
Semakau là bãi chôn lấp rác đầu tiên trên thế giới nằm hoàn toàn giữa biển khơi, với diện tích 350 héc-ta và công suất khoảng 63,2 triệu m3. Bãi chôn lấp này được khởi công xây dựng trên 2 hòn đảo gần nhau Pulau Semakau và Pulau Seking vào năm 1995 và chính thức đi vào hoạt động đầu tháng 4/1999. Với tổng vốn đầu tư giai đoạn một là 610 triệu đôla Singapore, "đảo rác" này dự kiến sẽ đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn của cả nước đến năm 2035. Chính phủ Singapore đã quyết định đầu tư thêm hàng triệu đô cho giai đoạn 2 của dự án để bãi Semakau có thể hoạt động đến năm 2045.
Bãi chôn lấp rác ngoài khơi Semakau. Ảnh: Pinterest Theo Tech Talkers, các biện pháp bảo vệ môi trường biển hiện đại và nghiêm ngặt, được áp dụng trong quá trình xây dựng Semakau đã đảm bảo rằng phần lớn các rạn san hô dọc theo bờ biển phía tây Pulau Semakau còn nguyên vẹn. Hai ô rừng ngập mặn được trồng lại để thay thế rừng đước tự nhiên bị ảnh hưởng cũng đang phát triển mạnh.
Do đó, bãi chôn lấp Semakau không những an toàn, sạch đẹp mà còn là nơi có hệ sinh thái tự nhiên đa dạng và phong phú với khoảng 700 loài động, thực vật sinh sống, bao gồm cả một số loài có nguy cơ tuyệt chủng như cá heo trắng Trung Quốc và loài chim lớn nhất Singapore (diệc Sumatra cao 1,2 mét). Từ năm 2005, nhà chức trách đã cho phép các du khách đến thăm “đảo rác” và tham gia các hoạt động giải trí, câu cá, thể thao và ngắm sao.
Tuấn Anh
Cận cảnh quy trình xử lý triệu tấn rác ra điện và kim loại để ráp ô tô ở Mỹ
Hàng nghìn công nhân, xe tải, sà lan, tàu hỏa... đã phối hợp nhịp nhàng như một bản khiêu vũ, để biến hàng triệu tấn rác thải thành điện năng và kim loại.
">...
【Bóng đá】
阅读更多Mua Ivan Toney, Arsenal sẽ như 'hổ mọc thêm cánh'
Bóng đáArsenal muốn chiêu mộ Ivan Toney Ivan Toney đáp ứng đủ mọi tiêu chí mà Arteta cần. Tiền đạo người Anh sở hữu nền tảng thể chất tốt, đánh đầu hay ghi bàn bằng chân đều ổn.
Trong 66 lần ra sân cho Brentford tại Ngoại hạng Anh, Toney ghi 32 bàn thắng và được giới chuyên môn đánh giá cao.
Do vi phạm những nguyên tắc cá cược nên hiện Ivan Toney đang bị FA cấm thi đấu 8 tháng, chỉ trở lại sân cỏ vào đầu năm 2024.
Nguồn tin độc quyền từ Mirror cho hay, Arsenal sẵn sàng chiêu mộ Ivan Toney khi thị trường chuyển nhượng mùa đông mở cửa.
Brentford sẽ yêu cầu mức phí trên 60 triệu bảng. Bản thân tay săn bàn 27 tuổi này cũng bày tỏ tham vọng khoác áo một đội bóng lớn như Arsenal trong giai đoạn bước vào độ chín sự nghiệp.
Hồi tháng 8 vừa qua, tâm sự trên Podcast The Diary Of A CEO, Ivan Toney nói: "Mọi cầu thủ đều muốn chơi bóng ở cấp độ cao nhất.
Khoảng thời gian của tôi ở Brentford rất tuyệt vời và điểm đến tiếp theo sẽ là một đội bóng mạnh, phù hợp với tham vọng bản thân."
Arsenal đánh bại Man City: Chiến thắng của Mikel Artea
Arsenal xuất sắc đánh bại Man City 1-0 trong trận đấu quan trọng bậc nhất ở Premier League, mang lại rất nhiều giá trị cho thầy trò Mikel Arteta.">...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Kuruvchi Kokand vs Shortan Guzar, 21h30 ngày 27/3:
- Nguyễn Filip hy vọng HLV Kim Sang Sik vực dậy tuyển Việt Nam
- Đề thi môn Toán vào lớp 10 chuyên Tin tại Hà Nội 2023
- Xe điên đâm vào đám đông, nhiều người nằm bất động trên đường
- Nhận định, soi kèo Beylerbeyi Nữ vs Trabzonspor Nữ, 19h00 ngày 27/3: Trận chiến cân não
- Ông Trump chọn Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ mới sau khi ứng viên gây tranh cãi rút lui
最新文章
-
Soi kèo góc Strasbourg vs Lyon, 2h45 ngày 29/3
-
Lính Mỹ- Hàn ở Pusan. Ảnh: Wikipedia Đúng vào lúc này, lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu đổ bộ lên Pusan, qua đó, giúp đảo ngược thế trận đang gây bất lợi cho quân Hàn Quốc.
Sau khi xem xét tình hình, tướng MacActhur quyết định xây dựng vành đai phòng thủ dài 225km quanh Pusan nhằm ngăn chặn bước tiến của đối phương. Vành đai Pusan kéo dài từ eo biển Triều Tiên đến biển Nhật Bản (Hàn Quốc gọi là Biển Đông), bao quanh thành phố cảng Pusan và một vài đô thị khác; phần lớn độ dài của nó trùng với dòng chảy của con sông Nakdong. Xung quanh vành đai có nhiều ngọn núi hiểm trở rất khó vượt qua, có thể biến thành tuyến phòng thủ tự nhiên.
Tham gia trận đánh có 140.000 binh lính liên quân nòng cốt là các đơn vị Mỹ và Hàn Quốc, đối đầu với khoảng 98.000 lính Triều Tiên.
Vị trí tự nhiên thuận lợi của vành đai Pusan khiến quân Triều Tiên với lực lượng chủ yếu là lục quân không thực hiện được lối đánh trực diện kết hợp vu hồi mà họ đã áp dụng rất thành công trước đó. Trong tháng 8/1950, họ liên tiếp mở các cuộc tấn công dữ dội theo 4 mũi khác nhau đều hướng về phía cảng Pusan: Mũi thứ nhất đi qua Masan ở phía nam nơi hai con sông Nam và sông Nakdong nhập vào nhau; Mũi thứ hai đánh qua khu "vòng cung Nakdong" đến các trục giao thông ở khu vực Mirang; Mũi thứ ba qua Kyonggju xuống hành lang duyên hải phía đông; mũi thứ tư qua Taegu. Tuy nhiên, quân Triều Tiên không phá vỡ được phòng tuyến được xây dựng rất kiên cố này.
Về phía liên quân, sau thời gian đầu cầm cự, với ưu thế về không quân và hải quân, họ cũng bắt đầu tổ chức trận phản công đầu tiên. Tuy nhiên, đà phản công bị chững lại ngay sau đó. Sau ba ngày giao tranh ác liệt ở khu vực gần Chindong-ni, lực lượng liên quân buộc phải rút lui. Trên đường rút lui, một sư đoàn bộ binh Mỹ bị mắc kẹt trong bùn lầy và bất ngờ bị quân Triều Tiên tập kích. Binh sĩ Triều Tiên ở địa hình cao hơn chiếm lợi thế toàn diện, khiến hai tiểu đoàn Mỹ bị xóa sổ và mất sạch trang thiết bị. Dù được tăng cường tiếp viện, quân Mỹ không thể giành lại khu vực này.
Tuy nhiên, sau nhiều vụ đụng độ như vậy, lực lượng quân đội Triều Tiên suy mòn đáng kể.
Nhận thấy không thể đánh thọc sườn vì các vùng biển đều bị hải quân Mỹ kiểm soát, phía Triều Tiên quyết định tung đòn đánh trực diện nhằm chiếm được Pusan. Đầu tháng 9/1950, mặc dù lực lượng bị hao mòn và gặp khó khăn về hậu cần, Triều Tiên vẫn dốc toàn lực mở cuộc tấn công đồng loạt, đại quy mô vào phòng tuyến Pusan. Binh lính Triều Tiên gây bất ngờ lớn cho đối phương, nhưng một lần nữa đã không dứt điểm được các mục tiêu. Hơn thế, sau nhiều đợt giao tranh, quân Triều Tiên bị tiêu hao sinh lực đáng kể, rơi vào tình trạng thiếu thốn hậu cần và lực lượng.
Trong khi đó, lợi thế nghiêng dần về liên quân do họ có ưu thế hải quân, không quân và được tiếp tế, tăng viện không ngừng qua cảng Pusan. Đến lúc này, liên quân áp đảo về số lượng so với Triều Tiên trên chiến trường. Phía Triều Tiên chỉ còn chưa đến 100 xe tăng, trong khi riêng quân Mỹ có hơn 600 xe tăng.
Đúng vào thời gian này, ngày 15/9/1950, liên quân bất ngờ mở cuộc đổ bộ đường biển thành công lên thành phố Incheon nằm ở cực tây bắc của lãnh thổ Hàn Quốc - thành phố này khi ấy gần như không được phòng thủ do Triều Tiên đang dồn lực công kích khu vực Pusan.
Cuộc đổ bộ đã góp phần kéo lực lượng Triều Tiên ngược về phía bắc, qua đó giảm áp lực lên quân Hàn Quốc ở Pusan, tạo điều kiện cho liên quân phản công. Vài ngày sau, thế vây hãm bị phá vỡ, liên quân lật ngược thế cờ và bắt đầu đẩy quân Triều Tiên ngược trở lại đến vĩ tuyến 38.
Trong trận đánh kéo dài 6 tuần này, hơn 44.000 lính liên quân thiệt mạng, trong đó chủ yếu là binh sĩ Hàn Quốc. Triều Tiên mất hơn 60.000 người.
Nguyên Phong
" alt="Trận đánh đảo ngược thế cờ trong chiến tranh Triều Tiên">Trận đánh đảo ngược thế cờ trong chiến tranh Triều Tiên
-
Soi kèo phạt góc AC Oulu vs FC Haka, 21h00 ngày 1/7
-
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: THX Ông Nye cho rằng, có thể nói mối quan hệ giữa Nga-Trung Quốc là mối quan hệ “cộng sinh”. Từ năm 2017, ông và các cộng sự đã bắt đầu theo dõi, phân tích cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc đối với hai nước Nga và Trung Quốc.
Ông nhận thấy, trước cuộc xung đột, Nga – Trung Quốc đã dần trở nên thân thiết. Tuy nhiên, khi chiến sự nổ ra, phương Tây dường như đã “hồi sinh trở lại’ và khối NATO cũng không còn giống bị “chết não” như lời nhận định trước đây của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Trên thực tế, không chỉ Nga và Trung Quốc, chiến lược cạnh tranh của các cường quốc đã xuất hiện một số vấn đề lớn về chiến lược. Đầu tiên là sự bắt tay giữa hai cường quốc. Tiếp đó là sự cạnh tranh của mỗi cường quốc nhưng bỏ qua những mối đe dọa lớn bên ngoài.
Việc giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD, trong khi đại dịch Covid-19 đã lấy đi sinh mạng của một triệu công dân nước Mỹ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề nhân khẩu học của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Mặt khác, nhiều chính trị gia Mỹ đang có những động thái ủng hộ việc lập nên một chính sách cô lập và ngăn chặn. Điều này khá giống thời kỳ Chiến tranh Lạnh trước đây, khi mà cả Mỹ và Liên Xô đều có rất ít quan hệ thương mại song phương và cũng như đàm phán.
Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn của nhiều quốc gia, nếu so với Mỹ. Chính vì thế, việc cố gắng cắt giảm mọi hoạt động thương mại với Trung Quốc và cả cái giá phải trả cho các biện pháp trừng phạt với Nga là quá lớn đối với nước Mỹ.
Theo GS Joseph Nye, ngay cả khi muốn phá vỡ chuỗi toàn cầu hoá kinh tế dựa vào các biện pháp trừng phạt thì chúng vẫn không thể tách rời nhau về mặt sinh thái. Sự thật không thể thay đổi, kể cả chiến sự ở Ukraine có diễn ra hay không.
Chính vì thế, Mỹ buộc phải ngồi lại đàm phán, làm việc với Trung Quốc nếu muốn cạnh tranh công bằng như những đối thủ về chiến lược. Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Một số nhà phân tích tin rằng, GPD của nước này có thể vượt qua Mỹ trong những năm 2030.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại phải đối mặt với một số vấn đề về kinh tế, nhân khẩu học. Tăng trưởng của nước này đang chậm lại. Trong khi Nga chỉ đại diện cho 1/5 kinh tế thế giới. Do đó, ngay cả khi chiến sự ở Ukraine giúp Nga xích lại gần Trung Quốc hơn, song phương Tây vẫn có khả năng tái lập trật tự quốc tế.
Có thể nói, theo ông Joseph Nye, trọng tâm của một chiến lược đúng đắn thời kì hậu chiến sự ở Ukraine vẫn là việc duy trì các liên minh được nhắc đến ở trên.
Như Quỳnh
" alt="Lỗ hổng chiến lược của các nước lớn nhìn từ chiến sự Nga">Lỗ hổng chiến lược của các nước lớn nhìn từ chiến sự Nga
-
Nhận định, soi kèo Independiente Rivadavia vs Racing Club, 07h00 ngày 28/3: Khô hạn bàn thắng
-
Trương Hiểu Dũng là cử nhân ĐH Thanh Hoa chuyên ngành Công nghệ Sinh học. Ảnh: Sohu. Tin tức Trương Hiểu Dũng đỗ ĐH Thanh Hoa nhanh chóng được lan truyền khắp tỉnh. Vào những năm 80 ở Trung Quốc, nếu ai đỗ ĐH hàng đầu sẽ được xếp vào tầng lớp trí thức cao, được mọi người nể trọng. Thời điểm đó, bố mẹ anh tự hào về con trai, hàng xóm và bạn bè đã đến chúc mừng gia đình vì đã nuôi dạy một người con giỏi giang.
Lựa chọn chuyên ngành Công nghệ Sinh học, anh dự định sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc trong một cơ sở nghiên cứu khoa học quốc gia. Đây là chuyên ngành phổ biến trong những năm 90 ở Trung Quốc. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể học lên cao hoặc gia nhập các công ty nước ngoài làm trong bộ phận nghiên cứu. Hơn nữa, thời điểm đó Trung Quốc đang trong thời kỳ cải cách và mở cửa, nên Công nghệ Sinh học là chuyên ngành đào tạo mũi nhọn.
Bước chân vào ĐH Thanh Hoa, ngôi trường có nhiều sinh viên giỏi, để chứng tỏ bản thân ngay từ năm nhất Trương Hiểu Dũng luôn nỗ lực học tập.
Trong suốt 4 năm, anh tập trung học và duy trì điểm số ở mức cao. Thậm chí, với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trương Hiểu Dũng còn thành lập một nhóm nghiên cứu sinh và dẫn dắt các thành viên đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
Vỡ mộng vì hiện thực phũ phàng
Năm 1995, anh tốt nghiệp ĐH Thanh Hoa chuyên ngành Công nghệ Sinh học. Tưởng chừng với thành tích học tập tốt, Trương Hiểu Dũng sẽ thuận lợi tìm việc theo đúng dự định ban đầu.
Sinh viên tốt nghiệp ĐH Thanh Hoa thường có 2 lựa chọn: Làm nhà nước hoặc làm trong công ty nước ngoài. Đối với trường hợp của Trương Hiểu Dũng được bổ nhiệm vào công ty liên doanh, nhưng không liên quan đến nghiên cứu.
Anh được phân vào bộ phận chăm sóc khách hàng, là sinh viên tốt nghiệp ĐH Thanh Hoa, Trương Hiểu Dũng bất mãn với công việc. Mức lương của anh chỉ đủ chi trả cho cuộc sống cá nhân ở thành phố lớn.
"Sau khi tốt nghiệp, tôi và một số sinh viên khác được phân vào công ty liên doanh. Ban đầu, tôi nghĩ sẽ được vào phòng R&D (phòng Nghiên cứu và Phát triển) phù hợp với chuyên môn, nhưng cuối cùng tôi chỉ được làm tại bộ phận chăm sóc khách hàng", anh cho biết.
Mặc dù không hài lòng với công việc, nhưng Trương Hiểu Dũng vẫn cố gắng duy trì 4 năm với mong muốn ổn định kinh tế và hy vọng được chuyển sang phòng khác phù hợp với chuyên ngành học.
Bi kịch ập đến khi Trương Hiểu Dũng nhận được cuộc điện thoại của gia đình báo tin bố mắc bệnh hiểm nghèo. Để tiện chăm sóc bố, anh nộp đơn xin chuyển về Hồ Nam làm việc. Tuy nhiên, công ty đã từ chối đề xuất của Trương Hiểu Dũng. Bất mãn với công việc và tình thế gia đình đang cấp bách, anh quyết định nghỉ việc.
Thời điểm đó, anh nghĩ rằng nghỉ việc, về quê sẽ dễ dàng tìm việc khác vì tốt nghiệp từ ĐH Thanh Hoa. Thế nhưng, sau khi về quê, anh không thể tìm được việc làm phù hợp.
Dù có thành tích học tập tốt, nhưng Trương Hiểu Dũng vẫn bị nhiều nhà tuyển dụng từ chối. Cảm thấy cơ hội tìm việc ngày càng mỏng manh, nên anh từ bỏ ước mơ làm việc trong vị trí nghiên cứu.
Sau nhiều lần ứng tuyển không thành công, anh quyết định làm trong lĩnh vực bất động sản trở thành nhân viên kinh doanh. Công việc này khiến Trương Hiểu Dũng phải đối mặt với cường độ làm cao, nhưng thu nhập không ổn định. Sau đó, anh quyết định xin nghỉ việc và tìm một công việc tay chân.
Từ thủ khoa ĐH đến tốt nghiệp ở Thanh Hoa, Trương Hiểu Dũng hiện làm nhân viên bảo vệ tại chợ gốm sứ với mức lương là 2000 NDT/tháng (6,6 triệu đồng). Công việc này khiến anh luôn giấu việc từng học tại ĐH Thanh Hoa. Sau khi thông tin này bị lộ, nhiều người cảm thấy tiếc nuối cho anh.
Trương Hiểu Dũng là bảo vệ tại chợ gốm sứ lương 6,6 triệu/tháng. Ảnh: Sohu. Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi có cảm nhận gì với cuộc sống thực tại, Trương Hiểu Dũng cho biết: “Cuộc sống khó khăn nhưng tôi đã làm tròn chữ hiếu với bố, được nhìn thấy ông lần cuối cùng. Tôi không hối hận với quyết định của mình”.
Trước câu hỏi có cảm thấy công việc hiện tại lãng phí việc học, anh bộc bạch: "Một số người nói rằng sinh viên tốt nghiệp ĐH Thanh Hoa làm bảo vệ là lãng phí. Nhưng tôi không nghĩ như vậy, giá trị và sự cống hiến của một người không nên đo bằng chức vị, mà được tính bằng sự đóng góp của họ cho xã hội".
Sau khi câu chuyện này được lan truyền, nhiều người bạn đã ngỏ ý mời Trương Hiểu Dũng về công ty họ làm việc. Tuy nhiên, anh đã từ chối lời mời này và tiếp tục với công việc bảo vệ ở thời điểm hiện tại.
Theo Sohu
Thủ khoa ĐH không thể tốt nghiệp, nhiều năm sống trong cảnh nợ nần
Trung Quốc - Dương Nhân Vinh là thủ khoa ĐH năm 2003. Trượt nhiều môn, anh không thể tốt nghiệp, chỉ làm việc chân tay qua ngày. Sống trong cảnh nợ nần, không có sự nghiệp, anh quyết định cắt đứt liên lạc với gia đình suốt 9 năm." alt="Bi kịch thủ khoa ĐH sau 32 năm sống chật vật, làm bảo vệ lương 6,6 triệu/tháng">Bi kịch thủ khoa ĐH sau 32 năm sống chật vật, làm bảo vệ lương 6,6 triệu/tháng