Các điện thoại Windows đã không thể tạo ra ảnh hưởng lớn trên thị trường như kỳ vọng của Microsoft. Ảnh: Bloomberg
Tập đoàn phần mềm Mỹ đã chi 7,2 tỉ USD để thâu tóm mảng kinh doanh điện thoại di động của Nokia vào năm 2014.Song, hãng đã không thể tạo nên thành công với các mẫu thiết bị mới. Hồi tháng 5, các smartphone chạy hệ điều hành Windows của hãng (Windows Phone) chỉ chiếm không đầy 1% tổng doanh số smartphone bán ra trên toàn cầu.
Eddie Murphy, chuyên gia phân tích về viễn thông tại công ty phân tích thị trường Priory Consulting, nhận định: "Họ (Microsoft) đã chi ra số tiền ấy vì nhận thấy thị trường smartphone rất quan trọng. Họ đã đúng, nhưng hành động quá muộn. Các thiết bị Android và iOS đã thống trị thị trường. Các smartphone Windows không còn tạo ra ảnh hưởng lớn".
Theo ông Murphy, một bất lợi lớn mà Microsoft phải đối mặt là "lỗ hổng ứng dụng" hay sự thiếu hụt các tựa ứng dụng ăn khách trên smartphone của hãng. Đây cũng chính là vấn đề khiến hệ điều hành BB10 của Blackberry gặp họa.
Việc sa thải lao động như trên được công bố lần đầu tiên vào tháng 5. Nó là một phần của kế hoạch cắt giảm 1.850 việc làm trong mảng kinh doanh điện thoại của Microsoft. Hệ điều hành gần đây nhất của hãng - Windows 10 - có thể vẫn được dùng để chạy các smartphone. Hồi tháng 2 năm nay, tập đoàn HP từng công bố phát triển một loại smartphone chạy Windows 10 và có thể biến đổi thành một máy tính để bàn.
"Tôi nghĩ họ (Microsoft) đã xem xét cách Google làm với hệ điều hành Android. Sự thống trị của Android bắt nguồn từ việc nền tảng này mở và các công ty khác có thể sử dụng nó. Một trong những việc Microsoft đã làm là giới thiệu nền tảng Windows 10 phổ thông, cho phép các ứng dụng hoạt động cả ở máy tính để bàn, máy tính bảng và điện thoại di động. Đây là một ý tưởng tốt và hy vọng rằng nó sẽ tạo ra thêm nhiều ứng dụng mới nữa cho hệ điều hành này.
Tôi hy vọng, chúng ta đang không phải chứng kiến những mẫu Windows Phones cuối cùng. Việc có nhiều hệ điều hành trên thị trường sẽ tối ưu hóa các lợi ích của người tiêu dùng", chuyên gia phân tích Murphy bình luận.
Tuấn Anh(Theo BBC)
" alt=""/>Microsoft đóng cửa cơ sở chuyên doanh điện thoại ở Phần LanTheo thông tin tiết lộ trên mạng xã hội Weibo, hai chiếc Redmi 4 và Redmi Note 4 sẽ có mặt trên thị trường vào cuối năm nay với cấu hình ấn tượng.
Cụ thể, máy được trang bị chip MediaTek Helio X20 10 lõi, xung nhịp trong khoảng 1.4GHz – 2.3GHz, pin 4,100mAh, màn hình Full HD 5,5-inch, RAM 4GB, bộ nhớ trong 128GB và sử dụng công nghệ sạc nhanh Pump Express của MediaTek.
Cả hai mẫu smartphone này đều có thiết kế kim loại nguyên khối, giống như chiếc P8 và Honor 8 của Huawei, với camera kép mặt sau cho chất lượng ảnh cực tốt, nhất là trong điều kiện ánh sáng yếu.
Máy sẽ chạy trên nền tảng Android 6.0 Marshmallow mới nhất và sử dụng bộ giao diện cá nhân hóa MIUI 7. Sản phẩm dự kiến sẽ có mặt vào cuối năm nay tại một số thị trường nhất định với giá chưa được công bố.
Tuy nhiên, nếu căn cứ trên mức giá các phiên bản cao cấp của Xiaomi (Mi 5 – 415USD, Mi Max – 296USD) vừa tung ra cách đây vài tháng thì có thể dự đoán rằng mức giá sẽ nằm trong tầm này hoặc thấp hơn.
Chiến lược của Xiaomi là bán sản phẩm giá thấp tại các thị trường mới nổi. Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường HIS Technology, Xiaomi đã bán được 14,8 triệu smartphone trong quý 1 năm nay. Đối thủ cạnh tranh hiện tại của Xiaomi là Huawei, Vivo, Oppo, ZTE và LeEco.
Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)
" alt=""/>Sắp có smartphone giá rẻ dùng chip 10 lõiTriển lãm quốc tế về Sản phẩm, Dịch vụ viễn thông - CNTT và Truyền thông Việt Nam (Vietnam ICT Comm 2016) do Bộ TT&TT cùng Bộ Công Thương đồng bảo trợ, sẽ diễn ra từ ngày 20-22/7 tại Hà Nội.
ICT Comm 2016 có gần 150 doanh nghiệp tham gia. |
Theo Ban tổ chức, đây là cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản phẩm và dịch vụ của ngành ICT Việt Nam; tạo môi trường cho các doanh nghiệp trình diễn công nghệ, dịch vụ. Triển lãm cũng là dịp để giới chuyên gia gặp gỡ, trao đổi, cập nhật giải pháp và công nghệ mới, tiên tiến trên thế giới; Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất giao lưu, chia sẻ thông tin, hỗ trợ nhau củng cố, phát triển sản xuất, mở rộng thị trường trong tương lai.
Về phần mình, các cơ quan hoạch định chiến lược, quản lý chuyên ngành cũng có thể cập nhật các thông tin và tài liệu thực tế để đưa ra các quyết sách đúng đắn, định hướng phát triển ngành thông tin và truyền thông phù hợp với xu thế thế giới. Các doanh nghiệp TT&TT lớn tham gia sự kiện gồm có: Ericsson, Frost and Sullivan, VNPT, FPT, Google, Microsoft...
Triển lãm được thiết kế theo chuyên đề, nội dung, thể hiện xu hướng phát triển các lĩnh vực: Dịch vụ cung cấp và khai thác trên Di động và Internet; Thiết bị Internet và Di động; Công nghệ không dây; Các dịch vụ Internet; Dịch vụ quản lý, Phát thanh - Truyền hình; Mạng - hạ tầng cơ sở và các dịch vụ điện tử như Chính phủ điện tử, Y tế điện tử, Ngân hàng-Tài chính điện tử, Thư viện điện tử…
Một hoạt động quan trọng trong Triển lãm là Diễn đàn cao cấp trao đổi về các xu hướng công nghệ tiên tiến nhất, cập nhật thông tin thị trường, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh và tạo cơ hội gặp gỡ trao đổi giữa các chuyên gia hàng đầu. Diễn giả trong các phiên hội thảo là Lãnh đạo Bộ, ngành, cơ quan quản lý; Lãnh đạo các tập đoàn – Tổng công ty trong lĩnh vực ICT; Đại diện các tổ chức; Chuyên gia các lĩnh vực VT- CNTT - TT trong nước và quốc tế.
T.C
" alt=""/>15 nước tham gia triển lãm Vietnam ICT Comm 2016