Do đó, Quốc hội khóa XV mới đây đã thông qua quy định quản lý hoạt động xe đưa đón học sinh tại hai dự thảo: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có hiệu lực từ 1/1/2025. Cụ thể trong chương III: “Quy định xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe”.
Hy vọng khi đã có chế tài siết chặt quản lý hoạt động này, những câu chuyện đau lòng vì trẻ bị bỏ quên trên xe sẽ không còn xảy ra.
Giải pháp hỗ trợ mỗi chuyến xe đưa đón an toàn
Tại nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản sau khi những sự việc đáng tiếc xảy ra chính quyền đã bổ sung và thông qua những điều luật bắt buộc nhằm đem đến một giải pháp để chống bỏ quên trẻ trên xe.
Trong số các giải pháp được nhiều nước áp dụng thì cho đến nay, hệ thống chống bỏ quên trẻ trên xe "Sleeping Child Check" là một giải pháp tối ưu và được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Với cơ chế hoạt động đơn giản, hệ thống tự động kích hoạt khi nổ máy và khi kết thúc hành trình tài xế phải đi về cuối xe để tắt hệ thống báo động. Trường hợp tài xế quên không kiểm tra và không bấm nút xác nhận ở cuối xe, khi rời khỏi xe, hệ thống cảnh báo sẽ hú còi báo động.
Theo Ecall, thiết bị cảnh báo chống bỏ quên trẻ trên xe Ecall SCC-34 là một sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn Luật An toàn Xe buýt Trường học của Mỹ, lắp đặt trên 10.000 xe buýt tại Mỹ, sản phẩm đã xuất khẩu tới hơn 50 quốc gia, đạt chứng chỉ chất lượng kép ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015.
Thiết bị Ecall hứa hẹn hỗ trợ mỗi chuyến xe chở trẻ em trở nên an toàn hơn, việc lắp đặt đơn giản, triển khai đồng bộ nhanh chóng, độ bền cao, dễ sử dụng, dễ thao tác cho cả tài xế lẫn người phụ trách đưa đón trẻ.
Giải pháp hiện đã có mặt tại Việt Nam và Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ Ecall là đơn vị đại diện phân phối, lắp đặt và bảo hành sản phẩm trên toàn Việt Nam.
Nguyên lý hoạt động đơn giản của “thiết bị cảnh báo chống bỏ quên trẻ trên xe Ecall” là một giải pháp hữu hiệu, đã được áp dụng tại nhiều quốc gia. Đây cũng là một giải pháp tham khảo dành cho các nhà trường cũng như đơn vị kinh doanh vận tải, nhất là trong thời điểm “Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15” chuẩn bị có hiệu lực.
Tại Việt Nam, Ecall được biết đến là một đơn vị hàng đầu trong việc triển khai cung cấp các sản phẩm, giải pháp công nghệ thông minh ứng dụng trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp. Công ty với đội ngũ kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo trực tiếp từ các hãng uy tín, cam kết cung cấp những tư vấn về giải pháp, lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống. Luôn đồng hành và đem đến cho khách hàng những giải pháp hiệu quả.
Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ Ecall Trụ sở chính Hà Nội: 58 LK6C, Làng Việt kiều Châu Âu, Mỗ Lao, Hà Đông Hotline: 0988 325 358 Website: www.chongboquentre.com |
Quốc Tuấn
" alt=""/>Giải pháp công nghệ hỗ trợ xe buýt đưa đón học sinh an toànThạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hà, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, cho biết vết thương của bệnh nhi phức tạp, sâu, vùng vòm miệng nhiều mạch máu nên trẻ chảy rất nhiều máu. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây mất máu, nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói, phát âm của bệnh nhi sau này.
Bác sĩ Hà cho biết thêm mô vùng vòm miệng rất mềm, trẻ có thể bị thương, đau khi ăn uống nên để vết thương mau liền, hàng ngày cha mẹ nên vệ sinh miệng cho trẻ bằng nước muối Natri clorid 0,9%, cho trẻ ăn thức ăn mềm, nguội, theo dõi, điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Bác sĩ Hà cũng cảnh báo những tai nạn sinh hoạt thường gặp nhất ở trẻ là thương tích do ngã, tai nạn cắt, đâm do vật cứng, sắc nhọn (dao, kéo, đũa, que…). Do đó, các gia đình cần chú ý, đặc biệt không để trẻ vừa nô đùa vừa cầm đồ vật cứng, sắc nhọn để tránh gây thương tích đáng tiếc cho trẻ.
Công tác Dân số-KHHGĐ tỉnh Cao Bằng hiện dần chuyển trọng tâm từ Dân số - KHHGĐ sang dân số và phát triển. Mức sinh của tỉnh đông đồng bào dân tộc thiểu số này gần đây có dấu hiệu gia tăng trở lại. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2015 - 2019, Cao Bằng là 1 trong 33 tỉnh, thành phố có mức sinh cao, số con trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,45 con/phụ nữ (cao hơn mức sinh thay thế là 2,1 con).
Kết quả giảm sinh của tỉnh được đánh giá là chưa bền vững, có sự chênh lệch mức sinh giữa các địa phương trong tỉnh, ảnh hưởng đến chất lượng dân số, tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội, vì vậy rất cần giải pháp đồng bộ, hiệu quả để điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng.
Chương trình tập huấn là hoạt động thiết thực, bổ ích cho hoạt động chuyên môn thực tiễn của cán bộ y tế - dân số ở cơ sở.
Nâng cao năng lực quản lý dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong các hoạt động chủ yếu được nêu trong hướng dẫn của Bộ Y tế thực hiện Nội dung 2 Dự án 7- Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Trong hướng dẫn của Bộ Y tế, việc nâng cao năng lực quản lý dân số này gồm: Triển khai đồng bộ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong công tác dân số theo công văn của Tổng cục Dân số và Chương trình, kế hoạch của địa phương đã được phê duyệt.
Dự án 7 tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:
- Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho cán bộ y tế, dân số, cộng tác viên dân số về chuyên môn kỹ thuật; nghiệp vụ quản lý dân số.
- Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá, quản lý.