![]() |
Ảnh "tưởng tượng" về smartphone "tin đồn" của Amazon. Ảnh: Cnet |
![]() |
Ảnh "tưởng tượng" về smartphone "tin đồn" của Amazon. Ảnh: Cnet |
May mắn là, các chuyên gia đã tìm ra một phương pháp rất đơn giản, chỉ dùng phần mềm của bên thứ 3 để root máy Android mà không khiến người dùng có nguy cơ bị từ chối bảo hành. Cách thực hiện như dưới đây:
Trước tiên, download và cài đặt một phần mềm root Android có tên là iRoot về máy tính của bạn.
Khi khởi chạy iRoot trên máy tính, bạn sẽ thấy màn hình như dưới đây:
Lúc này, bạn cần kích hoạt chế độ USB Debugging trên điện thoại bằng cách vào Settings và chọn Developer option. Nếu lựa chọn Developer option chưa được kích hoạt trên thiết bị, bạn có thể khởi chạy nó bằng cách vào Settings, kéo xuống dưới cùng, chọn mục About Phone và chạm 7 - 10 lần vào mục Build number.
Bước tiếp theo, kết nối máy điện thoại Android của bạn với máy tính qua cáp nối USB và đợi iRoot dò nó.
Nút Root lúc này sẽ được kích hoạt trên phần mềm iRoot. Chỉ cần click vào đó để root máy điện thoại của bạn.
Đợi vài phút để quá trình root máy hoàn tất.
Trong quá trình này, thiết bị của bạn có thể được tái khởi động 2 - 3 lần.
Tuấn Anh(Theo Techviral)
" alt=""/>Cách root điện thoại Android mà không lo bị từ chối bảo hànhVới mục đích tạo điều kiện, cơ hội cho các em học sinh THPT tìm hiểu môi trường và phương pháp học tập, nghiên cứu ở bậc đại học cũng như cuộc sống sinh viên, trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa tổ chức chương trình “Một ngày là sinh viên Bách khoa” cho học sinh lớp 12 các trường THPT tại Hà Nội vào ngày 26/3 vừa qua và chương trình này cũng sẽ được trường tổ chức cho khoảng 450 học sinh các trường THPT của các tỉnh miền Bắc vào ngày 9/4/2017.
Tham gia chương trình này, các em học sinh được trải nghiệm lịch trình một ngày như một sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội, với các hoạt động như lên giảng đường, chia nhóm thảo luận về các ngành học và chương trình đào tạo dưới sự hỗ trợ của các giảng viên từ các khoa viện chuyên ngành, trải nghiệm hoạt động của các Câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu - sáng tạo tại Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp BKHUP, ăn trưa tại nhà ăn sinh viên, lên phòng thí nghiệm làm việc và trao đổi với giảng viên, tự do thăm quan trường và giao lưu thể thao với học sinh các trường THPT khác tại Sân vận động Bách khoa.
Theo Cổng thông tin trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trong chương trình “Một ngày là sinh viên Bách khoa” được tổ chức cho học sinh THPT tại Hà Nội vào ngày 26/3/2017, tại giảng đường lớn, các em học sinh đã được nghe bài giảng của PGS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội về xu hướng ngành nghề trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0).
Chia sẻ về những năng lực không thể thiếu giúp sinh viên thành công trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, PGS Hoàng Minh Sơn nhắn nhủ: “Thị trường việc làm có thể thay đổi rất nhanh, do đó mỗi người cần phải sẵn sàng để thay đổi và thích ứng với vị trí, ngành, nghề mới. Những năng lực cần phải trang bị là kiến thức nền tảng, chuyên môn vững vàng; khả năng tự học và khả năng sáng tạo; phương pháp, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp; ngoại ngữ và các kỹ năng mềm; hiểu biết văn hóa rộng, đạo đức và ứng xử trong môi trường quốc tế”.
Cổng thông tin trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho hay, trong bài giảng dành cho các học sinh THPT tại Hà Nội, PGS Hoàng Minh Sơn cũng đã lưu ý các học sinh rằng thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, việc học không chỉ ở trên giảng đường, lớp học mà phải học mọi nơi, mọi lúc; học thông qua trải nghiệm, nghiên cứu khoa học. “Quan niệm thế nào là người học giỏi cũng thay đổi. Các bạn có tài năng không nhất thiết phải là người học giỏi Toán, Lý, Hóa. Chưa chắc người học giỏi nhất trong trường là người sẽ thành công vì còn nhiều yêu cầu đòi hỏi khác như khả năng ngoại ngữ, những hiểu biết về văn hóa, xã hội, đặc biệt là tư duy sáng tạo…”, PGS Hoàng Minh Sơn chia sẻ.
Đề cập đến kỳ tuyển sinh đại học năm nay, Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội Hoàng Minh Sơn cũng lưu ý các em học sinh trong việc lựa chọn ngành học: “Khi chọn một ngành, một hướng đi, cần chọn chuẩn và đúng ngay từ đầu. Dù năm nay, thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng, nhưng chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất. Do vậy, các em hãy lựa chọn cẩn trọng, hãy tự thiết kế tương lai cho mình, chỉ như vậy mới có thể thành công”.
Ở góc độ của một người đã có hơn 15 năm làm trong ngành CNTT, chia sẻ tại sự kiện khai trương Trung tâm đào tạo lập trình cho trẻ em mới đây, bà Đào Lan Hương, người sáng lập đồng thời là Chủ tịch HĐQT Học viện sáng tạo công nghệ TEKY trực thuộc NextTech nhấn mạnh, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số, có tốc độ thay đổi nhanh chóng và điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách chúng ta sống và làm việc.
“Công nghệ mới ra đời cũng đã dẫn đến sự thay thế nhiều công việc đơn giản và thậm chí là cả những công việc phức tạp. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến thế hệ tương lai, các bạn trẻ sẽ phải chuẩn bị nhiều hơn những kỹ năng và kiến thức mới để có thể tồn tại và phát triển trong tương lai”, bà Đào Lan Hương nhận định.
" alt=""/>“Thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, việc học không chỉ trên giảng đường!”Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Cục Cảnh sát giao thông về thu nộp hộ tiền xử phạt và chuyển trả giấy tờ tạm giữ trong lĩnh vực giao thông đường bộ tới tay người nhận theo yêu cầu vừa diễn ra chiều ngày 15/6/2016 tại Hà Nội.
Thỏa thuận hợp tác mới ký kết giữa Vietnam Post và Cục Cảnh sát giao thông nhằm hiện thực hóa Nghị quyết số 10 năm 2016 của Chính phủ, góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính công về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đồng thời đem lại sự thuận tiện, lợi ích cho người dân trên cả nước.
Phát biểu tại lễ ký, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng nhận định, nội dung hợp tác hôm nay không chỉ mang lại lợi ích cho đôi bên mà quan trọng nhất là phục vụ cho người dân, cho xã hội. Thứ trưởng cũng cho biết: “Chủ trương hợp tác này đã và đang có những sở cứ pháp lý đầy đủ, rõ ràng từ phía Chính phủ. Bộ sẽ quan tâm, tạo điều kiện cho hoạt động của Vietnam Post, nhất là với thoả thuận hợp tác quan trọng này”.
Cụ thể, với dịch vụ nộp tiền phạt và nhận giấy tờ tạm giữ vi phạm giao thông qua Bưu điện do VietnamPost cung cấp, người vi phạm có nhu cầu nộp tiền xử phạt và chuyển phát giấy tờ tạm giữ qua Bưu điện sẽ đăng ký sử dụng dịch vụ trực tiếp với cơ quan Công an hoặc với Bưu điện.
Đại diện Vietnam Post cho biết, việc đăng ký với cơ quan Công an sẽ thực hiện thông qua hình thức ghi và ký vào mặt sau tờ Biên bản vi phạm (bản cơ quan Công an lưu) để chuyển tới Bưu điện. Nếu đăng ký với Bưu điện thì người vi phạm giao thông có thể gọi điện trực tiếp tới Bưu điện hoặc đến bưu cục gần nhất để cung cấp thông tin, biên bản vi phạm hành chính, nộp tiền (gồm tiền phạt và phí dịch vụ).
Sau khi tiếp nhận yêu cầu từ người vi phạm, Bưu điện sẽ khẩn trương đối chiếu lại thông tin với cơ quan Công an nhằm đảm bảo tính chính xác về mức phạt tiền, người vi phạm, giấy tờ tạm giữ... Đồng thời thực hiện thu đúng, thu đủ số tiền phạt mà người vi phạm nộp căn cứ trên quyết định xử phạt và thu tiền phí dịch vụ theo bảng cước phí đã được công bố công khai. Trên cơ sở danh sách do Bưu điện cung cấp, cơ quan Công an bàn giao giấy tờ tạm giữ cho Bưu điện để chuyển trả cho người vi phạm. Chậm nhất vào ngày làm việc liền kề sau ngày thu tiền, Bưu điện sẽ nộp đủ số tiền đã thu từ người vi phạm vào Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng theo chỉ định của cơ quan Công an trên địa bàn.
" alt=""/>Thu tiền phạt vi phạm giao thông qua Bưu điện trên toàn quốc từ ngày 15/6