Chảy máu bất thường
Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung là chảy máu âm đạo bất thường - điều mà rất nhiều phụ nữ thường bỏ qua. Chảy máu bất thường có thể xảy ra ở giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục.
Nó có thể chỉ là những đốm hay vết máu nhỏ. Kỳ kinh cũng trở nên nặng nề và kéo dài hơn bình thường. Dấu hiệu chủ yếu của ung thư cổ tử cung hoặc các vấn đề khác là cháy máu âm đạo với phụ nữ đã mãn kinh.
Dịch tiết bất thường
Có một số loại dịch tiết âm đạo có thể được coi là dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung. Ví dụ, dịch tiết nhiều bất thường, màu nâu, có mùi hôi, nhuốm máu.
Đau vùng chậu
Bạn phải chịu đựng cơn đau khi giao hợp hoặc một lúc nào đó. Đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung.
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn cần tìm ngay tới bác sĩ bởi đó có thể là dấu hiệu cho thấy căn bệnh đã trở nên nặng hơn:
- Vùng chậu thường xuyên đau
- Khó đi vệ sinh
- Sưng ở một hoặc cả hai chân
- Mệt mỏi
- Sút cân
Nguyên nhân mắc bệnh
Biết rõ các dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư cổ tử cung là cách để ngăn chặn bệnh lây lan và trở nên nguy hiểm hơn. Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này khi:
- Có nhiều bạn tình
- Quan hệ tình dục lần đầu tiên khi tuổi còn trẻ
- Quan hệ tình dục với đàn ông có bạn tình bị ung thư cổ tử cung
- Hút thuốc
- Hệ thống miễn dịch bị tổn thương
- Mẹ dùng thuốc Diethylstilbestrol (DES) khi mang thai. Loại thuốc này được dùng để ngăn ngừa sẩy thai, sinh non, chảy máu và các vấn đề khác.
Hiệp hội Ung thư Mỹ cảnh báo rằng, các dấu hiệu và triệu chứng nói trên có thể do mắc những vấn đề khác mà không phải ung thư cổ tử cung, chẳng hạn như nhiễm trùng.
Tuy nhiên, nếu có triệu chứng này, bạn hãy tới ngay bác sĩ vì ngay cả khi chỉ là một bệnh nhiễm trùng cũng cần điều trị nhanh chóng.
Xem thêm: Các bệnh phụ nữ dễ mắc phải
Thái An(Theo Davidwolfe)
" alt=""/>Ung thư cổ tử cung, 3 dấu hiệu hay bị bỏ quaBác sĩ chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng cho thấy nhu mô gan hạ phân thùy 8 sát vòm hoành có khối kích thước 37x37x42mm. Bác sĩ chẩn đoán ông B. mắc ung thư biểu mô tế bào gan và được chỉ định nút mạch hóa chất.
Ung thư gan hiện nay vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều người vì tiên lượng khó hơn các bệnh ung thư khác và đặc biệt đây là căn bệnh đang gia tăng ở Việt Nam.
Thạc sĩ, bác sĩ Lại Phú Thái Sơn - Phó Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở Tân Triều, Bệnh viện K cho biết, tại Việt Nam, ung thư gan là loại ung thư đứng đầu. Theo số liệu của Globocan năm 2020, Việt Nam có hơn 26.418 ca nhiễm/năm, chiếm 14,5% số ca mắc ung thư. Trong đó, 77% người mắc là nam giới. Số ca tử vong 25.275 ca, chiếm 21% tổng số tử vong do ung thư, gấp 3,8 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông năm 2020.
Theo bác sĩ Sơn, 90% ung thư gan là ung thư biểu mô. Người bệnh đến khám đều ở giai đoạn muộn, gây khó khăn về điều trị và tốn kém.
Điều trị ung thư gan là điều trị đa mô thức, do vậy việc lựa chọn phác đồ điều trị ung thư gan thích hợp phải phụ thuộc vào tổn thương và tình trạng xơ của gan. Các phương pháp điều trị ung thư gan phổ biến bao gồm: phẫu thuật, ghép gan, phá hủy u tại chỗ, nút hóa chất động mạch gan, xạ trị, hóa trị hay điều trị nhắm trúng đích...
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Ngô Lê Lâm, Phụ trách Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện K, ung thư gan là vấn đề trầm trọng trên thế giới cũng như Việt Nam. Nếu phát hiện sớm, bệnh nhân ung thư gan có thể sống 10 - 15 năm hoặc lâu hơn nữa. Ở giai đoạn sớm, BHYT gần như chi trả hoàn toàn, được gọi là điều trị “0 đồng”.
Tầm soát ung thư gan chỉ cần siêu âm định kỳ, xét nghiệm máu, đặc biệt xét nghiệm chỉ số AFP có thể tìm được bất thường ở gan sớm. Bác sĩ Lâm cho rằng đây là xét nghiệm giá rẻ nhưng phát hiện sớm được bệnh. Nếu chỉ số này quá cao, bác sĩ cho các xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm, MRI gan để phát hiện sớm bệnh.
Những người cần thường xuyên kiểm tra gan gồm người bị viêm gan mạn tính, viêm gan B, C, sử dụng rượu, có người thân mắc ung thư gan.
Theo khảo sát, trình độ ứng dụng CNTT của doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn ở mức thấp, nhất là trong lĩnh vực vận tải đường bộ - hiện chiếm 80% thị phần vận tải nội địa. Ðây là một trong những yếu tố khiến cho doanh nghiệp Việt khó có thể vận hành hiệu quả và cải thiện chất lượng dịch vụ. Phải ứng dụng công nghệ làm nền tảng cho dịch vụ logistics thì các doanh nghiệp trong nước mới có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp logistics lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam.
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam cần ý thức việc ứng dụng CNTT vào hoạt động logistics là một xu thế tất yếu, phải ứng dụng trong tất cả các khâu, chuỗi cung ứng dịch vụ, ngay cả với những công nghệ mới như blockchain. Bản thân các doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tiếp cận, đầu tư ứng dụng công nghệ mới để nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ, từ đó tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường được dự báo sẽ ngày càng gay gắt.
Nhằm tạo sức bật sau khủng hoảng do đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp logistics có thể hướng đến sự hợp tác với các công ty phần mềm để đặt hàng những ứng dụng chuyên biệt, qua đó có thể tận dụng tối đa hiệu quả của từng ứng dụng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần sẵn sàng chấp nhận rủi ro thử nghiệm công nghệ mới như ứng dụng robot, tự động hoá để cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng.
Đông Phong
Theo dự luật chống độc quyền của bang Seattle, Amazon có thể bị ép bán bộ phận logistics giá trị, bao gồm mạng lưới nhà kho, trung tâm vận chuyển trên toàn quốc.
" alt=""/>Doanh nghiệp vận tải và logistics cần ứng dụng công nghệ để cải thiện hoạt động kinh doanh