|
Tướng Qasem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds, Vệ binh Cách mạng Iran được đánh giá là người có quyền lực thứ 2 ở nước này. Ảnh: AP. |
"Tấn công mạng là một lựa chọn hợp lý, dễ đoán với Iran", Ariane Tabatabai tại trung tâm nghiên cứu RAND chia sẻ. Bà Tabatabai cho rằng trong khi quân đội và vũ khí của Iran không mạnh, tấn công mạng là lĩnh vực hiếm hoi mà Iran có thể đối đầu với Mỹ.
Nhiều quốc gia Trung Đông đã dính đòn
Theo Wired, năng lực của lực lượng tấn công mạng Iran đã được cải thiện rất nhiều kể từ vụ tấn công với malware Stuxnet của Mỹ và Israel vào các cơ sở kiểm soát hạt nhân năm 2007, phá hoại các máy ly tâm và kéo lùi nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của nước này. Từ đó, Iran đã đầu tư rất nhiều vào các kỹ thuật tấn công mạng và sử dụng cho những vụ tấn công lấy dữ liệu.
"Sau vụ Stuxnet, họ đã bổ sung nhiều đơn vị quân đội khắp các cơ quan chính phủ, bao gồm cả các đơn vị trong lực lượng Quds của ông Soleimani. Những đơn vị đó chưa thể so với lính Mỹ, nhưng họ vẫn có thể gây ra thiệt hại lớn, nhất là khi không lo ngại bị đổ tội", nhà phân tích Peter Singer tại New America Foundation nhận xét.
|
Năm 2014, hacker Iran tấn công vào hệ thống của công ty Las Vegas Sands vì phát ngôn của ông chủ Sheldon Adelson. Ảnh: AP. |
Nhiều khả năng Iran sẽ sử dụng chiến thuật mà họ đã áp dụng với các nước láng giềng nhiều năm nay: dùng malware để xóa dữ liệu hoặc phá hủy càng nhiều máy tính lây nhiễm càng tốt.
Iran đã sử dụng chiến thuật này từ năm 2012, khi họ phá hủy 30.000 máy tính của công ty dầu khí Ả Rập Saudi Aramco. Năm 2014, họ tiếp tục dùng chiến thuật này để tấn công công ty Las Vegas Sands, sau khi chủ công ty là ông Sheldon Adelson cho rằng nên tấn công Iran.
Gần đây, các công ty ở vùng vịnh thuộc UAE, Qatar, Kuwait hay các đối tác của Saudi Aramco vẫn bị tấn công thường xuyên.
Ngoại trừ vụ tấn công Las Vegas Sands, Iran không sử dụng chiến thuật này với các mục tiêu ở Mỹ. Tuy nhiên, vụ ám sát tướng Soleimani có thể thay đổi cách làm của họ.
"Iran không muốn tấn công Mỹ hay các nước đồng minh trong quá khứ. Với quy mô của vụ tấn công vừa qua, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu họ thay đổi", bà Tabatabai của RAND cho biết.
Những nguy cơ khác từ Iran
Bên cạnh tấn công phá hoại, những nhóm hacker của Iran như APT33 gần đây cũng tìm cách xâm nhập, lấy cắp dữ liệu từ các cơ quan, cơ sở hạ tầng của Mỹ. Những vụ tấn công này đã được các công ty bảo mật như FireEye hay CrowdStrike ghi nhận.
|
Tấn công mạng được cho là biện pháp đáp trả nhanh nhất, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng Iran sẽ không dừng lại ở hình thức tấn công này. Ảnh: Getty. |
Nhiều nhà nghiên cứu cảnh báo Iran có thể tăng cường năng lực của đội ngũ tấn công mạng, và nhắm tới các hệ thống điều khiển trong công nghiệp nhằm đem lại những thiệt hại tương tự vụ tấn công Stuxnet. Vào tháng 11, Microsoft cho biết APT33 đã chuyển đổi chiến lược tấn công và nhắm vào các hệ thống quan trọng trong công nghiệp.
Một số tài liệu bị rò rỉ gần đây cho thấy Iran đang cố gắng tạo ra một malware để nhắm tới các hệ thống lưới điện và cung cấp nước. Tuy nhiên, năng lực của họ có thể chưa đủ để xâm nhập các hệ thống được bảo vệ nghiêm ngặt như vậy.
"Để làm được điều đó sẽ cần sự kiên trì, năng lực và kế hoạch rất lâu dài", Joe Slowik, nhà nghiên cứu tại công ty bảo mật Dragos nhận xét.
Tấn công mạng có lẽ không phải biện pháp trả đũa duy nhất của Iran. Những nhà quan sát lâu năm cho rằng Iran có thể tìm cách giết một quan chức cấp cao của Mỹ, như một cách đáp trả tương xứng vụ ám sát tướng Soleimani.
"Giết một lãnh đạo như Soleimani là một hành động đáng lo ngại, gần như chắc chắn sẽ có sự trả đũa. Tấn công mạng là biện pháp tức thời, cho thấy họ sẽ không chịu trận. Tuy nhiên tôi không nghĩ đây là biện pháp trả đũa duy nhất của Iran", Chris Meserole, nhà nghiên cứu tại học viện Brookings nhận xét.
" alt=""/>Hacker Iran có tấn công được Mỹ?
Các vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra liên tiếp gần đây cho thấy, du khách chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng thoát hiểm khi sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ và đường thủy.Tai nạn giao thông kinh hoàng vào rạng sáng ngày 22/5 đã cướp đi mạng sống của 13 người và làm bị thương 40 người, vừa xảy ra tại huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Gần đây nhất là vụ lật tàu có 48 khách du lịch trên sông Hàn ở Đà Nẵng được đưa tin tối hôm 4/6 với 3 người chết và hàng chục người khác bị thương.
Đây không phải là những tai nạn tai nạn đầu tiên cho khách du lịch liên quan tới vận chuyển đường bộ và đường thủy. Nhiều lý do được đưa ra như đường hẹp, không có dải phân cách, tài xế chạy ẩu, tàu chở khách quá tải, phương tiện cũ không đảm bảo…
Trong vụ tai nạn ô tô ở Bình Thuận, điều ít được nhắc tới nhưng lại là nguyên nhân quan trọng gây tai nạn chính là thời điểm xảy ra tai nạn. Theo đồng hồ sinh học của con người, thì thời điểm tài xế mệt mỏi nhất, nếu chạy ban ngày là 12.30 – 13.30, nếu chạy đêm là 3.30 – 5.00. Đây là thời điểm mà hành khách thường ngủ sâu, ít ai thức cùng tài xế, kể cả phụ xế lẫn hướng dẫn viên (kể cả những người có kinh nghiệm) nếu có.
|
Tài xế thường dễ ngủ gật và lạc tay lái vào những thời điểm cố định trong ngày nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ - ảnh minh họa. |
Là một hướng dẫn viên, tôi cảm nhận rất rõ điều này. Khi mọi người ngủ say (ngủ cũng lây rất nhanh), chỉ cần tài xế, “gật gù” bất chợt là lạc tay lái. Do vậy phụ xế cùng với hướng dẫn viên phải luôn thức cùng tài xế trên mọi chặng đường. Buổi sáng và trưa, tài xế chỉ ăn lót dạ vì sợ “Căng da bụng thì chùng da mắt”.
Do vậy, tại các điểm dừng, tài xế phải được ưu tiên ăn và nghỉ trước, tranh thủ xả hơi hoặc chợp mắt để phục hồi sức khỏe, tiếp tục lái xe phục vụ khách. Trong các tour du lịch, do phải ở chung với hướng dẫn viên nên tài xế cũng thường là người phải ăn, nghỉ sau cùng. Bất cập này, cần phải được xóa bỏ.
Thứ 2 là kỹ năng thoát hiểm đường bộ và đường thủy. Hành khách hàng không, trước khi máy bay cất cánh đều được hướng dẫn tỉ mỉ các kỹ năng thoát hiểm, các tàu du lịch lớn cũng làm tương tự. Riêng với đường bộ, cả ô tô và xe lửa đều không có. Các tàu chở khách du lịch đường thủy nhỏ cũng không thấy. Theo lý đây nên là việc bắt buộc của các phụ xế, hướng dẫn viên, đội tàu trước khi phương tiện khởi hành.
Việc làm này vừa giúp khách thoát hiểm khi xảy ra tai nạn, vừa nhắc nhở tài xế/lái tàu nhớ tới trách nhiệm cẩn thận khi ngồi sau tay lái. Chỉ cần 5 -7 phút thôi, nhiều tính mạng người đã có thể thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Trong rất nhiều vụ tai nạn đường bộ cũng như đường thủy, có một số lượng không nhỏ nạn nhân bị thiệt mạng vì hoảng hốt, không biết cách thoát hiểm.
|
Hành khách cần được trang bị kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra tai nạn. |
Tôi nhớ lần Famtrip du lịch sinh thái ở Brunei năm 2008. Trước khi cano xuất bến, các nhân viên xuống tàu, kiểm tra nút cài của áo phao từng khách một. “Phải giảm thiểu tối đa thương vong khi gặp tai nạn”. Một nhân viên giải thích khi đọc được trong mắt vài khách sự khó chịu vì sự cẩn trọng quá mức của họ.
Giảm thiểu tai nạn giao thông và thương vong là trách nhiệm của mọi người. Dĩ nhiên nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo, tiếp theo là các doanh nghiệp và sau cùng chính là của những người tham gia giao thông. Kết quả tùy thuộc vào sự đồng bộ và đồng lòng của bộ ba: nhà nước - doanh nghiệp - người tham gia giao thông. Phải cấp bách hạn chế tối đa những tai nạn thương tâm đang xảy ra như cơm bữa trên đất nước mình. Để những chuyến đi mãi là những chuyến vui!
(Theo Tạp chí giao thông)
Nắng nóng, 7 lưu ý này tránh tai nạn thảm khốc do nổ lốp xe" alt=""/>Kỹ năng sống sót trong tai nạn giao thông