Thương vụ đầu tư vào Vntrip.vn - hệ thống đặt phòng khách sạn trực tuyến sáng lập và điều hành bởi Lê Đắc Lâm, đang gây được sự chú ý lớn một phần vì số tiền đầu tư và phần nữa là vì tên tuổi của các nhà đầu tư có liên quan đến gã khổng lồ Alibaba và một số quỹ đầu tư uy tín hàng đầu thế giới. Ngoài John Wu, người đừng đầu thương vụ này, trong nhóm nhà đầu tư còn có ông Scott J. Hancock, một nhà đầu tư lão luyện với kinh nghiệm đầu tư hàng chục năm.
John Wu – từ thiên tài công nghệ đến nhà đầu tư thiên thần của Alibaba
John Wu, khi chưa đầy 30 tuổi, với tài năng thiên bẩm và sức sáng tạo đột phá của mình, đã đứng đầu nhóm công nghệ, thiết kế chính phần mềm tìm kiếm và thương mại điện tử của Yahoo.
Từ năm 2000 – 2007, ông đầu quân cho “gã khổng lồ” Alibaba với chức vụ Giám đốc Công nghệ. Tại đây, ông chỉ đạo việc xây dựng công nghệ cốt lõi cho thương mại điện tử, tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển của Alibaba.com. Năm 2010, ông sáng lập và giữ cương vị chủ tịch F&H Fund Management, một quỹ thuộc nhóm 2% quỹ sinh lời tốt nhất tại thị trường châu Á.
Năm 2014, John Wu được vinh danh là “Nhà đầu tư thiên thần Trung Quốc của năm”.
Tính đến thời điểm này, John Wu có gần hai thập kỷ kinh nghiệm kỹ thuật và quản lý các công ty công nghệ. Ông là một trong những tên tuổi có ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển công nghệ không những của Trung Quốc mà trên toàn thế giới.
Chia sẻ về thương vụ đầu tư gần đây, John Wu cho biết: “Cơ hội cho VNTRIP.VN trở thành doanh nghiệp du lịch trực tuyến hàng đầu ở Việt Nam vô cùng lớn. Lâm cùng với các cộng sự đã chứng minh cho chúng tôi thấy họ có khả năng chiếm lĩnh thị trường và sẽ giành được thành công nhanh chóng. Họ là một đội ngũ tài giỏi đã và đang phát triển một nền tảng công nghệ hứa hẹn sẽ thay đổi diện mạo thị trường du lịch trong nước. Vòng gọi vốn đầu tiên này sẽ giúp đẩy mạnh sự tăng trưởng và xây dựng mô hình thống lĩnh thị trường. Fenghe Group rất vui khi trở thành đối tác tại VNTRIP.VN”
Scott J. Hancock – dẫn đầu xu hướng đầu tư hơn 2 thập kỉ
![]() |
Thẻ này có thể quẹt thanh toán... mọi thứ tại Nhật, từ vé tàu điện, xe buýt, thanh toán tại siêu thị cho đến các loại hoá đơn tại những cửa hàng nhỏ. Bạn không cần cung cấp thông tin cá nhân khi mua Suica, nhưng phải nạp tiền vào nó trực tiếp tại các cửa hàng tiện lợi hoặc ga tàu, chỉ đơn giản là nhét thẻ vào máy, đút số tiền bạn muốn nạp vào tương ứng và bấm nút. Nói cách khác, Suica chính là tiền ở dạng thẻ nhựa, mất thẻ cũng như bạn rơi mất tiền vậy.
Suica được sử dụng rộng rãi trong hệ thống đường sắt quốc gia của Nhật. Đến năm 2007, khối đường sắt tư nhân, xe buýt và tàu điện ngầm tại Nhật sử dụng thêm loại thẻ Pasmo và rất nhanh, các công ty phát hành hai loại thẻ Pasmo và Suica nhanh chóng hợp tác, để người sử dụng các loại thẻ có thể thanh toán chéo trên hệ thống của nhau.
![]() |
Công nghệ RFID được sử dụng trên thẻ chỉ có nghĩa là các thẻ giao tiếp được với nhau, còn việc sử dụng chéo được hay không, còn phải do thoả thuận liên quan đến các đơn vị phát hành. Điều này giải thích tại sao, các trạm ETC tại Việt Nam sẽ đều sử dụng công nghệ RFID (giao tiếp bằng sóng radio) do Bộ Giao thông Vận tải quy định, nhưng để người dùng thẻ E-tag có thể đi xuyên xuốt qua các trạm thu phí của các nhà đầu tư BOT, cần phải có thoả thuận giữa các bên.
Cho đến năm 2014, nhờ vào sự thoả thuận, các đơn vị phát hành thẻ thanh toán như Suica, Kitaca, Pasmo, Toica, Pitapa, Sugoca, Haykaken… đã được liên thông với nhau. Thậm chí, Suica còn có thể dùng để thanh toán cho những game di động có NFC như Wii U của Nintendo.
Từ trước đến nay, người Nhật luôn đi đầu trong việc ứng dụng các tiện ích thanh toán mới, thậm chí hình thành nên một văn hoá riêng của họ về điều này, được gọi là văn hoá Keitai (điện thoại di động) và hiện tại bắt đầu tiến lên văn hoá Simon (dấu vân tay).
Điện thoại di động thực sự là một phong cách sống của Nhật Bản và sự luôn đáp ứng đổi mới nhanh chóng của các nhà khai thác thị trường này, đã đưa Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia có nền “kinh tế di động” có giá trị nhất thế giới.
Mạng di động đầu tiên của Nhật xuất hiện từ năm 1979, nó là tiền đề để Nhật phát triển mạng 3G, sau đó là 4G, công dân Nhật Bản hầu như ai cũng biết sử dụng các thiết bị cầm tay để kết nối Internet.
" alt=""/>Nhật Bản ứng dụng công nghệ RFID thế nào để 'thanh toán thông minh?'