当前位置:首页 > Nhận định

Vì sao Facebook vẫn để nạn livestream phản cảm hoành hành?

Thời gian gần đây,ìsaoFacebookvẫnđểnạnlivestreamphảncảmhoànhhàlịch thi đấu bóng đá hôm nay và rạng sáng mai một hình thức livestream phản cảm liên tục xuất hiện đó là thuê mẫu nữ thay đồ trên sóng trực tiếp để thu hút người xem. Đặc biệt, các buổi livestream này còn được chạy quảng cáo thu hút cả nghìn người xem mỗi buổi.

Dù Facebook được biết đến với những chế tài xử phạt, khóa tài khoản vô cùng mạnh tay, thế nhưng nạn livestream phản cảm vẫn không có dấu hiệu chấm dứt. Người xem chỉ thấy tên fanpage khác đi chứ không thấy khác biệt về nội dung.

Thực tế, livestream bán hàng là một hoạt động bình thường và đang có xu hướng phát triển rất mạnh hiện nay. Thậm chí, Trung Quốc đã công nhận livestream là một ngành nghề, còn Hàn Quốc khuyến khích các Bộ trưởng livestream để kích cầu mua sắm online, trong thời điểm dịch Covid-19 hoành hành ở nước này thời gian qua.

Tuy nhiên, hoạt động livestream ở Việt Nam đã biến tướng với nhiều hình thức chạy quảng cáo lặp đi lặp lại video cũ, giới thiệu không đúng sự thật sản phẩm, dùng nhiều chiêu trò câu kéo bình luận, tăng tương tác, lấy thông tin cá nhân của khách hàng vào mục đích riêng. 

Vì sao Facebook vẫn để nạn livestream phản cảm hoành hành?
Những buổi livestream bán hàng online chạy quảng cáo từng gây phiền toái cho không ít người dùng Facebook Việt Nam trong khoảng thời gian dài

Đỉnh điểm là những buổi livestream bán kính dạo, gây nhức mắt của những cô gái ‘thả rông’ vòng 1, hay những màn chào mời mua nước hoa hiệu Gucci, Chanel “bỏ qua giá 1 triệu xxx, anh chị comment theo cú pháp XX cách số điện thoại” để được quyền mua với giá chỉ vài chục đến một hai trăm nghìn. Những buổi livestream này được phát đi phát lại và từng hoành hành trên Facebook ở Việt Nam cả tháng trời trước khi biến mất. 

Bẵng đi một thời gian, các chiêu trò bán hàng online chạy quảng cáo đã lại thay đổi như đã nói ở trên. Motif ăn mặc hở hang chuyển sang ăn vận bình thường nhưng thay đồ ngay trên sóng livestream để tránh việc bị quét ngay khi vừa lên campaign (chiến dịch). 

Sự phiền toái không ngừng tăng lên này một phần đến từ Facebook không quyết tâm dẹp loạn. Còn nhớ khoảng vài ba năm trước, các hình thức chạy quảng cáo bán thực phẩm chức năng núp bóng thuốc đặc trị hoành hành khiến người dùng Facebook ở Việt Nam vô cùng bức xúc. Sau khi có sự vào cuộc của Bộ Y tế yêu cầu chấn chỉnh ngay hoạt động này, quảng cáo dạng này mới bị Facebook mạnh tay dẹp bỏ và không còn tồn tại dưới mọi hình thức.

Vì sao Facebook vẫn để nạn livestream phản cảm hoành hành?
Facebook đã truy quét nhưng hoạt động này vẫn tìm được cách lách luật khéo léo

Tuy nhiên, Facebook đổi thuật toán thì người chạy quảng cáo cũng có nhiều ngón nghề đối phó. Đầu tiên, các dịch vụ cho thuê fanpage tích xanh chạy quảng cáo vẫn hoạt động rất mạnh mẽ. Các fanpage này khó bị nhận diện bởi không phải của Việt Nam, gây khó khăn cho hệ thống tự động quét nếu không có báo cáo thủ công từ người dùng.

Và trên hết, quảng cáo vẫn là nguồn sống chính của Facebook, đóng góp khoảng 98% trên tổng số 70,7 tỷ USD doanh thu của nền tảng này năm 2019. Trong khi Facebook đang bị tẩy chay bởi các công ty, tập đoàn đa quốc gia trong chiến dịch #StopHateForProfit (tạm dịch: ngừng kiếm lợi nhuận trên sự thù hằn), việc chặn nốt quảng cáo của các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ lẻ không khác gì tự ‘đập bỏ chén cơm’ nhà. 

Cuối cùng, quan trọng hơn hết, nền tảng này thu về hàng trăm triệu USD mỗi năm từ quảng cáo, nhưng không nộp một đồng thuế nào ở Việt Nam và cũng không bị ảnh hưởng cho dù quảng cáo ‘bẩn’ có tồn tại hay không. Do đó, không lý gì Facebook phải mạnh tay dẹp bỏ nó.

“Về cơ bản các chiến dịch chạy quảng cáo không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng ở thời điểm xuất hiện thì không có căn cứ để ngăn chặn. Hiện nay cũng không thiếu dịch vụ chạy chiến dịch vi phạm chính sách, do đó Facebook càng khó dẹp bỏ hơn”, anh Trung Hiếu (Marketing Manager, VIJA Link) chia sẻ.

Phương Nguyễn

Cần chế tài riêng để quản lý Facebook tại thị trường Việt Nam

Cần chế tài riêng để quản lý Facebook tại thị trường Việt Nam

Từ thực tiễn các nước trên thế giới, việc quản lý Facebook hay các mạng xã hội xuyên biên giới cần có chế tài riêng vừa mang tính răn đe vừa đem lại sự công bằng, tạo thuận lợi cho tất cả các mạng xã hội cùng phát triển.

分享到:

相关推荐