Đầu tuần vừa rồi, Samsung đã tạm dừng cung cấp Note 7 cho các nhà mạng Hàn Quốc để "điều tra" sự việc. Tuy nhiên, theo hãng tin Yonhap News, Samsung cũng chẳng làm gì hơn để giải quyết việc này.
"Những chiếc Note 7 có pin bị lỗi dẫn tới phát nổ chỉ chiếm chưa tới 0,1% tổng sản phẩm. Có thể khắc phục vấn đề này bằng cách thay pin nhưng chúng tôi sẽ đề xuất nhiều biện pháp thuyết phục hơn cho khách hàng", một quan chức Samsung nói với Yonhap News.
Samsung dự kiến sẽ công bố kết quả thử nghiệm ban đầu cũng như các biện pháp mà người dùng có thể áp dụng để ngăn chặn nguy cơ phát nổ trên Galaxy Note 7 trong tuần tới. Nếu mọi việc chưa thỏa mãn, Samsung sẽ thu hồi toàn bộ sản phẩm để sửa chữa.
Thông tin Samsung tạm hoãn xuất xưởng Galaxy Note 7 đã có từ đầu tuần nhưng ban đầu hãng này còn không chính thức xác nhận. Nguyên nhân được cho là các báo cáo cháy nổ vẫn chưa rõ ràng. Đôi khi việc dùng sai cục sạc và dây cáp cũng gây ra hiện tượng này.
Tờ Guardian cho biết Note 7 là chiếc điện thoại Samsung đầu tiên hỗ trợ kết nối USB Type-C, vốn được chứng minh là có vấn đề trên các thiết bị điện tử khác.
Đầu tháng 2/2016, kỹ sư Benson Leung của Google đã trình diễn những khả năng gây thiệt hại của cáp chuyển đổi USB A sang USB C. Tiếp sau đó, USB Implementers Forum – cơ quan phụ trách chuẩn USB Type-C đã phát hành giải pháp khắc phục bằng phần mềm nhưng mới chỉ hiệu quả với các thiết bị USB Type-C chạy firmware nhất định.
Ngoài ra, có khả năng pin chính là nguyên nhân. Loại pin lithium có thể gặp hiện tượng "thoát nhiệt", hoặc các phản ứng hóa học gây cháy nổ. Pin điện thoại dễ gặp hiện tượng này do phần ngăn giữa cực âm và dương của pin rất mỏng.
Việc thu hồi Note 7 được cho là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh của Samsung. Hiện hãng này đã bán Note 7 tại một số quốc gia. Đã có 400 ngàn chiếc Note 7 được bán ra kể từ khi Samsung giới thiệu chiếc smartphone này hôm 19/8.
Có thông tin, nguồn cung Note 7 hạn chế dẫn tới tình trạng khan hàng. Samsung đã phải hoãn kế hoạch ra mắt Note 7 tại một số quốc gia. Hãng này kỳ vọng sẽ bán được 15 triệu chiếc Note 7 trong năm nay, cao gần gấp đôi với con số 9 triệu chiếc Note 5 bán năm ngoái.
Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)
" alt=""/>Samsung cân nhắc đổi máy Galaxy Note 7 có nguy cơ cháy nổICTnews đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Thế Bình, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), tổ chức của các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực Internet nước nhà. Bàn về những hệ lụy nếu Điều 292 BLHS 2015 được áp dụng vào thực tiễn, ông Vũ Thế Bình từng nhấn mạnh: “Nếu được áp dụng, Điều 292 sẽ gây ra sự lo lắng, nỗi sợ và khả năng suy giảm niềm tin của giới công nghệ nước nhà”.
Ở góc độ của Hiệp hội Internet Việt Nam, ông có nhận định gì về việc đa số thành viên Chính phủ đều nhất trí cần bỏ Điều 292?
Khi nghe tin Thủ tướng và nhiều thành viên Chính phủ cùng nhất trí việc đề nghị Ban soạn thảo bỏ Điều 292, cùng với việc bỏ và điều chỉnh các điều khác không hợp lý trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015, chúng tôi đương nhiên là rất phấn khởi.
Cá nhân tôi đã xem lại hai lần bản tin trưa của VTV để hiểu rõ hơn thông điệp của Thủ tướng và các thành viên Chính phủ đối với vấn đề này.
Có ý kiến cho rằng, có được sự đồng thuận của các thành viên Chính phủ về việc bỏ Điều 292 một phần là nhờ có tiếng nói phản biện từ cộng đồng doanh nghiệp CNTT, khởi nghiệp và các Hiệp hội nghề nghiệp. Ông nghĩ sao về nhận định này?
Tôi cũng chỉ tiếp cận thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, và cảm thấy rằng tiếng nói của cộng đồng, của người dân đã được Thủ tướng và các thành viên Chính phủ lắng nghe. Và có lẽ Thủ tướng đã nói là làm, như ông đã phát biểu dịp kỷ niệm 91 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam: “Dù bận đến cỡ nào, hàng ngày tôi cũng lướt đọc tin tức trên các báo, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của người dân, doanh nghiệp đối với các chính sách của Chính phủ”. Như thế, chắc ông cũng có nhiều thông tin từ các báo điện tử và mạng xã hội, để lắng nghe dư luận.
" alt=""/>“Sự kiện 292” cho thấy Chính phủ rất quyết liệt xử lý các bức xúc của người dân