Soi kèo góc Tottenham vs Nottingham, 2h00 ngày 22/4


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Basel vs Yverdon -
Sau chia sẻ "Tức nghẹn vì con dâu ăn uống không mời, sáng ngủ 8h mới dậy", câu chuyện "Bà nội tham lam, giành cả miếng ăn với cháu" tiếp tục chứng minh việc mẹ chồng - nàng dâu dễ xảy ra mâu thuẫn. Trong chuyện nuôi dạy con cháu, va chạm càng dễ dàng bị đẩy lên cao trào. Bà nội tham ăn hay cô con dâu cá biệt?Cô con dâu "cá biệt"
Đó là nhận xét của một độc giả giấu tên gửi về VietNamNet: "Con dâu của bác là diện cá biệt rồi. Có lẽ cô ta cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình cá biệt". Tán đồng quan điểm này, nhiều bạn đọc như Thuy Do, Hoa Hồng, Nga Đặng... đều nhận xét: "Con dâu của bác không ai chấp nhận được", "Con dâu bác ghê gớm đấy, bác nên ở riêng", "Con dâu bác vậy là không nghĩ xa rồi- yêu con cháu, dạy con cháu như bác là chuẩn, bác cứ làm vậy ko cần ngại"...
Bàn về quan điểm dạy con cháu của độc giả Nguyễn Minh Phương, nhiều người bày tỏ sự đồng tình và động viên bà nội tiếp tục uốn nắn cháu. Bạn HaHuong cho rằng bà nội đã nghĩ đúng và khuyên: "Bác cứ dạy cháu như trước đi. Con dâu bác sẽ làm hư đứa bé. Nuông chiều con như vậy sẽ tạo cho bé tính ích kỉ, cư xử thiếu văn hoá".
Độc giả An Nhiên chia sẻ cách dạy con của gia đình mình: "Tôi ở miền Trung, không nghi lễ quy cách như ở miền Bắc,nhưng với chúng tôi luôn dạy con cái phải lễ phép với ông bà, bố mẹ. Muốn như vậy thì bố mẹ phải luôn làm gương để con noi theo. Con tôi ăn cơm hay ăn hoa quả gì chúng tôi cũng đưa cho nó để nó mang đến mời ông bà đã rồi mới đến lượt nó, cho dù ông bà không thích ăn cái đó".
Tán đồng cách dạy con này, bạn HaHuong cho biết thêm: "Chuyện mời đầu bữa thì nhà tôi người Bắc cũng bỏ rồi. Nhưng dành đồ ăn ngon cho con mình trong khi ông bà cha mẹ ngồi cùng là không chấp nhận được. Ngoài bữa cơm có hoa quả, bánh kẹo... là phải đem mời người lớn trước".
Trong khi đó, độc giả Ton Anh và nhiều người lại khuyên bà nội Minh Phương nên góp ý với con trai: "Rau nào thì sâu nấy... Do con dâu của bạn sinh ra trong một gia đình thiếu gia giáo nên mới vậy. Bạn nên góp ý với con trai bạn, nếu không thì cháu bạn sau này cũng vậy đó".
Cũng từ đây, không ít người "đúc rút" chuyện ở chung của mẹ chồng và con dâu rất nhiều nhiêu khê: "Thế người ta mới nói ở riêng là chân lý đấy", "Chẳng hiểu cái cô con dâu nhà này học cao hiểu rộng tới đâu mà nói được những lời như thế? Về lâu về dài, thế nào cũng nảy sinh các vấn đề trong cuộc sống. Muốn gia đình yên ấm, tốt nhất là ai ở nhà nấy. Thỉnh thoảng mới gặp thì đỡ va chạm"...
Sống cởi mở tấm lòng mới tốt
Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu từ xưa vẫn được mặc định là khó hoà hợp, dễ vênh va vì những chuyện nhỏ nhặt nhất. Nhưng ở thời hiện đại, nhiều người khuyên các bà mẹ chồng nên sống thoáng hơn để nhẹ cả mình lẫn người. Như độc giả Làng Phượng chia sẻ: "Chuyện rất bình thường của lớp trẻ bây giờ, nhất là dân từ Đà Nẵng trở vào. Ăn không mời (rất ít mời, gắp bỏ cho nhau mất vệ sinh) không như dân Bắc (mời nhiều hơn ăn, gắp bỏ cho nhau mất vệ sinh). Tùy theo vùng để sống không nên ràng buộc lễ giáo khắt khe. Sống cởi mở tấm lòng mới tốt".
Một độc giả giấu tên thì khuyên: "Ngày nay công nghệ và kinh tế phát triển rất nhanh, lớp trẻ nắm bắt học hỏi giỏi giang hơn lớp già rất nhiều nên quyền uy của ông bà cha mẹ đối với cháu con không còn như xưa. Lớp già chúng ta nên khiêm tốn, biết phận mình mà để yên cho cha mẹ đứa nhỏ cái quyền tự do nuôi dạy nó, phận chúng ta chỉ nên sống mẫu mực để làm gương mà thôi, không nên lạm quyền can thiệp".
Cùng quan điểm, độc giả Trần Thị Vân Dung cho rằng mỗi thế hệ có một quan điểm, một góc nhìn khác nhau, nhất là trong chuyện nuôi dạy con cái: "Thời của các bà các mẹ, thiếu thốn đủ thứ nên đứa con nọ phải san sẻ cho đứa con kia từng ly từng tí, từ cái nhỏ tới cái to. Thế nhưng lúc này chẳng thiếu thứ gì, con trẻ phải học cách giành về mình những thứ tốt đẹp nhất, vươn lên những nơi tốt nhất trong xã hội. Quan điểm dạy con vì thế cũng khác đi. Mẹ và bà là 2 thế hệ, phải dung hoà với nhau để cùng tìm cách giáo dục con sao cho tốt nhất".
Bạn Nam Nguyễn cũng nhận xét: "Vấn đề dạy con luôn trở thành chiến tranh giữa mẹ chồng - nàng dâu. Muôn đời là thế rồi mà sao mọi người chưa rút kinh nghiệm nhỉ? Mẹ chồng lên gân thì chỉ làm xấu hình ảnh uy nghiêm cần có. Con dâu cứng quá thì chỉ làm tổn hại tới hạnh phúc gia đình!".
Bạn Vũ Thị Soi đưa ý kiến: "Thật ra, việc đầu tiên chị cần làm là dạy dỗ chính con trai của chị. Con trai chị có mời bà, mời bố mẹ trước khi ăn cơm không, có dành phần ngon ngọt nhất cho bà cho bố mẹ trước không? Cậu ta có làm được thế thì mới nói được vợ và dạy được con trai mình. Còn nhiệm vụ chính của chị là chăm sóc mẹ chồng và chồng mình. Con cháu có phúc phần của chúng, cứ để chúng tự làm tự chịu".
Chia sẻ với độc giả Nguyễn Minh Phương, bạn Thân Tuấn Anh bình luận: "Khổ thân bà nội, muốn dạy cháu mà lại bị hiểu nhầm, nói xấu! Nhưng thật sự chị cũng không tinh tế, chuyện như thế này, chị phải nói chuyện thẳng thắn với con trai, con dâu để thống nhất cách dạy con. Con trẻ không nên chiều chuộng quá đà. Nhưng dạy dỗ làm sao thì phải có sự nhất quán của cả gia đình chứ không thể nào cái kiểu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược được!".
Bên cạnh đó, không ít người khuyên mẹ chồng - nàng dâu nên sống riêng hoặc ăn riêng để hạn chế va chạm: "Nếu vậy ở chung mà cho ăn riêng để đỡ phiền nhau ạ. Trong mâm cơm riêng của con bác, con dâu muốn lấy cái gì cho con nó ăn trước thì tùy", "Sự việc trên thể hiện sự khác biệt trong lối sống của 2 thế hệ khi cùng sống chung nhà với nhau. Thôi thì nếu có điều kiện thì nên sống riêng gần cháu để thi thoảng gặp cháu là được rồi"...
Lê Cúc(Tổng hợp)
'Bà nội tham lam, giành cả miếng ăn với cháu’
Con dâu nói như vậy về tôi. Và hàng xóm lại kể đến tai khiến tôi thấy rất buồn.
"> -
Phận hẩm hiu của một cô dâu có bầu trước khi cướiCuối cùng cũng đến ngày tôi lên xe hoa, áo cưới phải nới dây nơ...
Cuối cùng cũng đến ngày tôi lên xe hoa, áo cưới phải nới dây nơ. Hai bên họ hàng, bạn bè đến chung vui, chúc phúc cho chúng tôi. Ai cũng cười nói cố ra vẻ tự nhiên nhưng tôi biết trong lòng họ mỗi người một suy nghĩ, người thì thương tôi thật, nhưng nhiều người đến với tôi chỉ tò mò muốn xem cô dâu hóa trang cái “bụng ễnh” thế nào.
Tôi ngại ngùng và xấu hổ vô cùng, mỗi khi có bạn bè tới là tôi là đỏ ửng mặt. Tôi cố làm ra vẻ tự nhiên nhưng trong lòng thì bất an, lo sợ, cảm giác như lúc đó có cái kẽ nẻ nào ở dưới đất thì tôi sẵn sàng chui ngay xuống dưới để không cảm thấy mất mặt với bạn bè và mọi người tới dự.
Cưới nhau không được bao lâu, tôi đã phải rơi lệ vì anh chồng chưa qua được tuổi trẻ con ham chơi tối ngày. Anh còn công khai đi tán tỉnh bên ngoài, khiến tôi cảm thấy ấm ức. Cái bụng thì mỗi ngày một to, mà Minh thì chẳng hề đoái hoài gì tới tôi.
Đã thế tôi còn phải chịu cảnh “mẹ chồng nàng dâu”. Từ khi tôi về làm dâu đến giờ, mẹ chồng không hề hỏi han tôi một câu. Bà có mở lời với tôi cũng chỉ là những lời bóng gió, mát mẻ. Bà kể chuyện con dâu nhà hàng xóm mới lấy nhau về mà bụng đã “vượt mặt”, rằng là “con gái bây giờ dễ dãi thật” đâu có như thời ngày xưa...
Mẹ còn nói sau này sẽ đưa đứa bé con tôi đi xét nghiệm ADN để xem có phải cháu nội của bà thật không. Mỗi khi nghĩ đến những câu nói của mẹ chồng là lòng tôi cảm thấy đau nhói, chỉ còn biết ôm mặt mà khóc trong phòng một mình cho đỡ tủi.
Gần đến tháng sinh, mà công việc trong nhà đều đến tay tôi lo liệu, trước thì mẹ chồng đi chợ, nấu cơm giờ đã có con dâu đảm nhận. Cô em chồng cũng tiện thể nhờ luôn chị dâu giặt giũ, phơi phóng áo quần. Chồng thì cứ đi cả ngày, chẳng thèm hỏi han, quan tâm gì tới vợ, đêm về lăn ra ngủ. Có hôm đêm khuya, tôi thấy đói liền than với Minh, anh cằn nhằn giọng khó chịu “tối không ăn, giờ lại giở chứng. Thôi, để sáng mai”, rồi anh tiếp tục chìm vào giấc ngủ.
Nghĩ đến mấy đứa bạn mình, có đứa cũng có bầu trước mà sướng đến vậy, được mẹ chồng vồ vập, tâm lý “bây giờ người ta hiếm muộn nhiều, chuyện có cháu sớm là chuyện mừng”, lại được chồng quan tâm, cưng chiều.
Tôi cám cảnh cho bản thân mình, thật là khôn ba năm dại một giờ. Sao phận mình lại trớ trêu, hẩm hiu đến vậy. Vì đứa con sắp chào đời, tôi cắn răng chịu đựng tất cả. Âu đó cũng là cái giá mà tôi phải trả cho sự nông nổi của mình.
Nam Yên - Thu Trang
"> -
Tại sao chuột rút ở một vị trí? ">