Thí nghiệm nổi tiếng giới tâm lý học của John B. Watson và Rosalia Rayner
Watson và Rayner viết: “Ngay khi nhìn thấy con chuột, đứa bé bắt đầu khóc. Gần như ngay lập tức, cậu bé quay sang trái rồi bò đi rất nhanh, đến mức rất khó mới bắt kịp trước khi cậu bé bò đến mép bàn”.
Thí nghiệm “Albert bé nhỏ” cho thấy phản xạ có điều kiện cũng xảy ra với cảm xúc.
Ngoài việc chứng minh rằng phản ứng cảm xúc cũng có thể “có điều kiện” ở con người thì Watson và Rayner cũng quan sát thấy sự khái quát tác nhân kích thích cũng xảy ra. Sau khi thí nghiệm xảy ra, Albert không chỉ sợ chuột trắng, mà cậu bé còn sợ tất cả những vật có màu trắng tương tự như: áo khoác lông thú của Rayner, bộ râu ông già Noel mà Watson đeo.
Những chỉ trích
Trong khi thí nghiệm này được đánh giá là một trong những cuộc thí nghiệm nổi tiếng nhất của giới tâm lý học và được nhắc đến trong hầu hết các lớp học tâm lý cơ bản thì nó cũng bị chỉ trích mạnh mẽ vì một số nguyên nhân.
Đầu tiên là quá trình thí nghiệm và việc thiết kế thí nghiệm đã không được chuẩn bị cẩn thận. Watson và Rayner đã không phát triển một đối tượng để đánh giá phản ứng của Albert, mà thay vào đó dựa vào cách giải thích chủ quan của riêng mình.
Thứ hai, thí nghiệm này làm nảy sinh những lo ngại về mặt đạo đức. Nếu như là thời đại ngày nay, thí nghiệm sẽ không được tiến hành vì nó phi đạo đức.
Điều gì đã xảy ra với “Albert bé nhỏ”?
Câu hỏi này từ lâu đã trở thành một trong những bí mật của giới tâm lý học. Watson và Rayner đã không thể loại bỏ được nỗi sợ hãi của Albert vì cậu bé đã chuyển đi cùng mẹ ngay sau khi thí nghiệm kết thúc. Một số người hình dung cậu bé sẽ trở thành một người đàn ông bị ám ảnh một cách kỳ lạ với những thứ có lông màu trắng.
Tuy nhiên, mới đây, danh tính và số phận thực sự của cậu bé Albert vừa được hé lộ. Theo tờ American Psychologist, nhà tâm lý học Hall P. Beck đã mất 7 năm để tìm kiếm Albert bé nhỏ. Sau khi tìm hiểu địa điểm của cuộc thí nghiệm ngày trước và danh tính của mẹ cậu bé, ông phát hiện ra rằng Albert bé nhỏ tên thật là Douglas Merritte và câu chuyện này có một cái kết không có hậu.
Douglas đã qua đời vào ngày 10/5/1925 khi cậu bé mới được 6 tuổi vì bệnh não úng thủy (do có chất lỏng trong não). “Cuộc tìm kiếm kéo dài 7 năm của chúng tôi còn dài hơn cuộc đời của cậu bé” – Beck viết.
Năm 2012, Beck và Alan J. Fridlund đã công bố phát hiện của mình, rằng Douglas Merritte không hề “bình thường” và “khỏe mạnh” như Watson từng nói trong thí nghiệm năm 1920 của ông. Thay vào đó, họ phát hiện ra Merritte mắc bệnh tràn dịch não từ lúc mới sinh và họ đưa ra bằng chứng cho thấy Watson biết tình trạng bệnh tật của cậu bé và cố ý bóp méo tình trạng sức khỏe của đứa trẻ này.
Phát hiện này không chỉ cho thấy những mờ ám trong những thành quả để lại của Watson, mà còn đào sâu vấn đề đạo đức của thí nghiệm nổi tiếng này.
Năm 2014, lại có những nghi ngờ về phát hiện của Beck và Fridlund khi các nhà nghiên cứu đưa ra bằng chứng nói rằng một cậu bé tên là William Barger mới là Albert thật. Barger có cùng ngày sinh với Merritte và cũng có mẹ là y tá làm việc cùng bệnh viện với mẹ của Merritte. Tên thật của cậu bé là William nhưng mọi người gọi cậu bằng tên giữa là Albert.
Trong khi các chuyên gia vẫn tiếp tục tranh luận về danh tính thực sự của cậu bé đã tham gia thí nghiệm của Watson thì có rất ít nghi ngờ về việc “Albert bé nhỏ” đã để lại những ấn tượng lâu dài trong lĩnh vực tâm lý học.
Năm 2020, cảnh sát Hokkaido đã bắt một thành viên yakuza 46 tuổi vì tội lừa đảo, bởi anh ta đã ký hợp đồng di động vào năm 2018, trong đó có điều khoản tuyên bố anh ta không phải là thành viên của nhóm.
Một vụ việc tương tự cũng xảy ra vào năm 2019, một thành viên Yakuza bị bắt, khi ký một hợp đồng tương tự để nhận công việc bán thời gian tại một bưu điện.
Các thành viên Yakuza vẫn được sử dụng dịch vụ cũ hơn khi gắn bó với các hợp đồng mà họ đã ký trước năm 2011. Đó là lý do bạn sẽ hiếm khi thấy một thành viên Yakuza lớn tuổi sử dụng điện thoại thông minh. Các thành viên trẻ hơn có thể “lách luật” bằng cách ký các hợp đồng với nhà mạng trước khi tham gia vào các băng nhóm.
Thái Hoàng(theo Soranews24)
" alt=""/>Các ông trùm Yakuza “khốn khổ” vì không được dùng điện thoại đời mớiNăm đầu làm dâu, tôi nghe theo mọi sự sắp đặt của mẹ chồng. Vì là dâu mới nên mẹ chỉ đâu tôi “đánh” đấy, không dám ho he cãi lời. Mẹ có chê bai làm gì chưa tốt, tôi cũng im lặng.
Năm sau đó, dù đã quen nhưng tôi vẫn phải làm theo ý của mẹ, không có quyền tự quyết.
Chính vì lẽ đó, tôi luôn cảm thấy mệt mỏi mỗi khi Tết đến. Tôi nói với chồng nhiều lần rằng mình ước được về ăn Tết ở nhà ngoại một năm, buông bỏ việc nhà chồng, để được thực sự thảnh thơi nhưng anh không chấp nhận. Anh nói đàn bà lấy chồng thì phải theo chồng và làm dâu nhà anh thì phải theo ý mẹ anh.
Điều tôi bức xúc hơn cả suốt mấy năm qua là gần hết Tết tôi vẫn chưa được về nhà ngoại.
Mùng 1 ở nhà chồng, tôi phải chuẩn bị đủ 5 mâm cỗ vì bố chồng tôi là trưởng họ. Sau khi họ hàng đến ăn uống xong xuôi, tôi phải còng lưng dọn dẹp. Chưa kể mỗi lần khách đến nhà, mẹ chồng lại yêu cầu bê mâm cỗ ra mời. Ăn xong, tôi lại phải dọn, rửa… hết cả ngày.
Mùng 2, tất cả phải đến họ hàng nội, ngoại của nhà chồng để chúc Tết. Đi nguyên một ngày mùng 2 Tết cũng không hết được họ hàng nhà chồng. Có năm ốm mệt, tôi vẫn phải cố đi, không thì không hợp ý mẹ.
Đến ngày mùng 3, tôi chắc chắn mình sẽ được về quê ngoại nhưng không, mẹ chồng ngăn cản vì lý do con gái mẹ ở miền Nam ra ăn Tết. Tôi phải ở nhà lo liệu, tiếp đón.
Nghe câu mẹ nói, tôi tủi thân vô cùng. Mẹ chăm chút con gái mình nhưng lại không nghĩ đến con gái của người khác?
Hai năm đầu tôi chấp nhận chuyện đó vì không muốn cãi nhau. Năm nay, tôi quyết tâm bàn với chồng về quê ngoại mùng 2 Tết để tránh ngày không may mắn như mẹ nói. Rồi một cuộc cãi vã lớn xảy ra ở gia đình nhà chồng. Mẹ chồng phản đối kịch liệt, cho rằng tôi vô phép vô lối, trốn tránh việc chúc Tết ở nhà chồng để về nhà mình.
Tôi thực sự không hiểu được tại sao mẹ lại phản ứng dữ dội như vậy. Mẹ cũng từng làm dâu, cũng là phụ nữ, mẹ thực sự không hiểu cho nỗi lòng của người con gái lấy chồng xa như tôi?
Vậy là chưa Tết, mẹ chồng đã ra “tối hậu thư”, nói rõ ngày mùng 4 tôi mới được về quê ngoại. Lý do mẹ đưa ra là vì mùng 3 là ngày lẻ, không không đẹp, không hợp đi lại xa xôi. Tôi không biết mẹ lấy thông tin từ ai nhưng giọng mẹ có vẻ rất kiên quyết.
Nghĩ lại mấy năm làm dâu, chưa năm nào được vui vẻ một cái Tết, tôi nóng mặt phản bác lại: “Nếu nói như mẹ thì năm nào Tết cũng phải qua mùng 4 con mới được về nhà ngoại và mùng 5 lên đi làm? Như vậy con không làm được. Bố mẹ con cũng mong con cái về sum vầy, không thể hết Tết mới về được mẹ ạ. Vậy con xin phép mẹ năm nay về từ mùng 2 cho sớm, để tránh ngày mùng 3 như mẹ nói. Mọi việc con nhờ mẹ lo liệu”.
Chồng cũng bất ngờ về câu nói của tôi nhưng tôi quyết tâm rồi. Nhất định tôi phải làm khác vì chuyện mùng 4 về nhà ngoại ăn Tết thực sự quá khó chấp nhận.
Độc giả giấu tên
Chỉ còn ít ngày nữa là tới Tết cổ truyền, người dân khắp mọi miền đang tất bật chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Từ chuyện mua sắm, chuẩn bị Tết tới những nỗi lòng tết nội tết ngoại, những sẻ chia về cuộc sống khó khăn, bộn bề… đều là những mảng màu làm nên bức tranh ngày Tết. Mời bạn đọc cùng chia sẻ với VietNamNet những khoảnh khắc thú vị, những câu chuyện ngày Tết của gia đình mình. Bài viết liên quan Chuyện ngày Tết vui lòng gửi về: bandoisong@vietnamnet.vn |