当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Gimcheon Sangmu vs Daejeon, 14h30 ngày 19/4: Kỳ phùng địch thủ 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Chiangrai United, 18h00 ngày 19/4: Tiếp đà chiến thắng
Ba giải Khuyến khích của cuộc thi an toàn thông tin quốc tế ISITDTU CTF 2023 đã được trao cho các đội ‘NUS Greyhats’ đến từ Đại học Quốc gia Singapore; ‘EXOrcism’ của Công ty cổ phần Vietnovel và ‘SuyGang’ của trường CNTT-TT, Đại học Bách khoa Hà Nội.
ISITDTU CTF là cuộc thi được trường Đại học Duy Tân tổ chức thường niên từ năm 2018 đến nay, dành cho các chuyên gia, sinh viên trong nước và quốc tế đam mê lĩnh vực an toàn, an ninh mạng.
Đây cũng là cơ hội để các chuyên gia, sinh viên Việt Nam và quốc tế giao lưu học hỏi cùng phát triển lĩnh vực an toàn thông tin mạng, chung tay xây dựng không gian mạng an toàn và lành mạnh.
Năm nay, vòng chung kết cuộc thi an toàn thông tin mạng quốc tế ISITDTU CTF tiếp tục nhận được sự bảo trợ của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT.
Việc bảo trợ cho cuộc thi này cũng là hoạt động nằm trong chương trình thường niên của Cục An toàn thông tin để hướng tới thúc đẩy đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin tại Việt Nam theo Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025”.
Cuộc thi ISITDTU CTF 2023 thu hút sự tham gia của 257 đội trên khắp thế giới đăng ký tham gia dự thi, tăng hơn 50% so với năm 2022.
Qua vòng loại diễn ra trực tuyến từ giữa tháng 10/2023, Ban tổ chức đã chọn được những đội thi xuất sắc nhất góp mặt tại vòng chung kết được tổ chức tập trung vào ngày 10/12 vừa qua tại Đại học Duy Tân (Đà Nẵng).
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), Việt Nam đang bước vào quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ với quyết tâm của Chính phủ và sự đồng hành của người dân và doanh nghiệp.
Điều này là tất yếu và chúng ta có thể cảm nhận được thông qua những thay đổi mang tính tích cực từ việc số hoá và ứng dụng công nghệ mang lại.
Xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số là mục tiêu mà Việt Nam đang hướng tới. Không gian mạng đã được xác định là tương lai thịnh vượng của Việt Nam - mang đến sự hiện đại, kinh tế và cuộc sống no ấm cho mỗi người dân.
Để đạt được mục tiêu trên, an toàn thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng, là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho nền kinh tế số, xã hội số vận hành, phát triển.
“Bảo đảm an toàn không gian mạng đồng nghĩa với xây đắp cho tương lai, giúp đất nước thịnh vượng hơn”, đại diện Cục An toàn thông tin nhấn mạnh.
Trong bối cảnh đó, việc các cuộc thi an toàn thông tin mạng quốc tế như ISITDTU CTF được tổ chức thường niên sẽ góp phần phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quốc gia, phục vụ cho công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng toàn quốc.
Với sự đồng hành của Cục An toàn thông tin, cuộc thi ISITDTU CTF do trường Đại học Duy Tân tổ chức được kỳ vọng ngày càng phát triển và mở rộng quy mô để trở thành một trong những cuộc thi về an toàn thông tin thường niên hàng đầu tại Việt Nam.
Trong năm nay, các đội Việt Nam tham gia các cuộc thi quốc tế và khu vực về an toàn thông tin đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng, tiêu biểu như giải Nhất cuộc thi tấn công mạng lớn nhất thế giới Pwn2Own Toronto 2023 tại Canada (nhóm chuyên gia Viettel Cyber Security); giải Nhì cuộc thi Cyber SEA Game 2023 (nhóm sinh viên Đại học CNTT-TT, Đại học Bách khoa Hà Nội); các giải Nhất, Nhì (Đại học CNTT - Đại học Quốc gia TP. HCM, Đại học Duy Tân) bảng chuyên gia và giải Nhất bảng sinh viên (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cuộc thi ASEAN Cyber Sheild.
Đại diện Cục An toàn thông tin nhận xét, thành tích trên cho thấy, nguồn nhân lực ATTT của Việt Nam, nhất là các chuyên gia và các em sinh viên có chất lượng rất cao, tự tin khi ra đấu trường quốc tế, đánh dấu bước phát triển mới trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin tại Việt Nam.
Nâng cao năng lực an toàn thông tin mạng quốc gia qua các cuộc thi quốc tế
Ở Việt Nam, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng đã lên mức kỷ lục 14.900 tỷ đồng (khoảng 642 triệu USD), nhiều hơn 21% so với mức thiệt hại của năm 2017. Trong đó, có tới hơn 60% cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị nhiễm mã độc đào tiền ảo (theo thống kê của Bkav).
Theo thống kê của Ban Cơ yếu Chính phủ, hệ thống mạng của các cơ quan Chính phủ tại Việt Nam có trên 10.000 lỗ hổng được tìm thấy. Đáng chú ý khi 6% trong số đó ở cấp độ nghiêm trọng và 23% là có nguy cơ cao.
Kết quả thống kê còn chỉ ra rằng, trong hệ thống mạng của các cơ quan Chính phủ tại Việt Nam, có trên 2.400 dịch vụ mạng không cần thiết được bật trên hệ thống, trên 100 mẫu phần mềm độc hại chứa chuỗi URL có tên miền gov.vn, 10 mẫu phần mềm độc hại được tải xuống từ các tên miền .gov.vn và trên 2100 tài khoản bị xâm nhập với địa chỉ email thuộc các cơ quan chính phủ.
Đánh giá về công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam, đại diện Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết, tình hình an ninh mạng trong thời gian tới sẽ có nhiều biến động.
Các nguy cơ gây mất ATTT phổ biến trong thời gian tới sẽ là tấn công lây nhiễm mã độc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), tấn công mạng vào các hệ thống thương mại điện tử, tài chính - ngân hàng… với mục tiêu đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân của người dùng.
![]() |
Thiếu tướng Nguyễn Đăng Đào - Phó Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ chia sẻ nhận định về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Các tin tặc sẽ tấn công trực tiếp vào hạ tầng thiết bị IoT, đô thị thông minh, đồng thời lợi dụng các hạ tầng, thiết bị này để thực hiện tấn công mạng có chủ đích vào các cơ quan, tổ chức nhà nước nhằm lấy cắp thông tin, dữ liệu.
Không chỉ vậy, sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn cã vụ giả mạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân để bôi nhọ, nói xấu và phát tán thông tin độc hại trên mạng.
Theo đại diện Ban Cơ yếu Chính phủ, một vấn đề không nhỏ đối với công tác đảm bảo ATTT mạng Việt Nam hiện nay là tình trạng nhiều cơ quan, đơn vị vẫn dùng phần mềm hết bản quyền hoặc không có bản quyền. Tại nhiều cơ quan, đơn vị, hệ thống mạng kết nối ngang hàng, thiếu các trang thiết bị bảo đảm ATTT mạng.
Các hệ thống thông tin còn tồn tại lỗ hổng bảo mật, tiềm ẩn nguy cơ gây mất dữ liệu, lây nhiễm các phần mềm độc hại. Đa số các cơ quan tổ chức chỉ mới dừng lại ở mức trang bị các phần mềm diệt virus có bản quyền cho các máy tính, chưa có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin đồng bộ, do vậy khả năng đảm bảo ATTT và phòng chống virus, bảo mật không cao.
Trước bối cảnh đó, giám sát ATTT được coi là một trong những giải pháp quan trọng và cần thiết trong việc phát hiện, phòng chống, đối phó và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.
Trong khoảng thời gian từ năm 2013- 2019, Ban Cơ yếu Chính phủ đã triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ mạng CNTT và việc chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước trên các mạng liên lạc cơ yếu.
Hoạt động giám sát này giúp Ban Cơ yếu Chính phủ và các cơ quan chủ quản mạng CNTT kịp thời phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công có mục đích đánh cắp, sửa đổi, giả mạo thông tin, khai thác bí mật Nhà nước.
Trọng Đạt
" alt="Việt Nam thiệt hại 14.900 tỷ đồng do virus máy tính"/>Kèo vàng bóng đá Espanyol vs Getafe, 02h00 ngày 19/4: Khách ‘tạch’
“Sau khi tìm được máy bay, lực lượng Quân chủng Phòng không - Không quân đã tiếp cận, tháo hộp đen, bảo vệ nghiêm ngặt và đưa ngay ra để phục vụ phân tích dữ liệu”, vị lãnh đạo này cho hay.
Máy bay YAK-130 được tìm thấy tại Vườn Quốc gia Yok Đôn chiều 8/11. (Ảnh: Bảo Minh)
Các đơn vị đã bàn bạc phương án để đưa máy bay huấn luyện YAK-130 ra ngoài rừng sau khi kết thúc khám nghiệm hiện trường. Dự kiến, ngày mai (9/11) triển khai công tác này.
Thông tin từ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk, đơn vị đã tăng cường 3 lực lượng, gồm: Quân đội, dân quân tự vệ, bộ đội biên phòng phối hợp với Quân chủng Phòng không - Không quân để thiết lập các vòng, chốt chặn bảo vệ hiện trường nơi phát hiện máy bay huấn luyện YAK-130 rơi.
“Hiện trường đã được phong tỏa và bảo vệ nghiêm ngặt thành nhiều vòng, không ai được phép ra vào khu vực này”, vị lãnh đạo này nói.
Lực lượng chức năng bảo vệ nghiêm ngặt gần khu vực tìm thấy máy bay.
Trước đó khoảng 15h cùng ngày, máy bay YAK-130 của Trung đoàn Không quân 940 bị rơi trong lúc huấn luyện tại Bình Định đã được tìm thấy cách buôn Đăng Phôk (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) khoảng 7km, thuộc tiểu khu 428, Vườn Quốc gia Yok Đôn.
Trước đó, lúc 9h55 hôm 6/11, hai phi công gồm Đại tá Nguyễn Văn Sơn, ngồi buồng trước và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, ngồi buồng sau lái chiếc YAK-130 bay luyện tập từ sân bay Phù Cát.
Đến 10h38, khi kết thúc buổi tập hạ cánh, phi công phát hiện máy bay gặp sự cố nên xử lý tình huống khẩn cấp nhưng không thành công đã báo chỉ huy bay và được phép nhảy dù tại khu vực Trường bắn TB2, huyện Tây Sơn và đáp xuống vùng rừng núi Hầm Hô.
Lực lượng chức năng sau đó đã tìm thấy hai phi công vào buổi tối, sau 10 tiếng xảy ra sự cố.
Theo thông tin từ Bộ Quốc Phòng, phi công đã bay vòng ba lần tìm mọi cách để xử lý sự cố nhưng cạn nhiên liệu, phải để máy bay rơi tự do xuống khu rừng để đảm bảo an toàn. Hai phi công được chỉ lệnh nhảy dù khi máy bay cách mặt đất 600 m.
Vụ máy bay rơi ở Bình Định: Hành trình tìm đồng đội giữa rừng đêm.
Tuệ Nhi" alt="Tìm thấy hộp đen máy bay huấn luyện YAK"/>Sao Việt 21/10/2023: NSND Công Lý vẫn đang điều trị bệnh tai biến. Anh di chuyển khó khăn nhưng vẫn chịu khó giúp vợ làm việc nhà.
Sao Việt 21/10/2023: Công Lý giúp vợ việc nhà, MC Mai Phương khoe đường cong
Sao Việt 27/12: Vũ Hà tình tứ bên bà xã, Mạnh Trường đưa vợ con ra phố