Apple khổ sở vì quy định mới của EU. Ảnh: 9to5Mac.
Theo ước tính, các quy định mới của châu Âu có thể giúp cắt giảm hơn 12.000 tấn rác thải điện tử hàng năm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng tiết kiệm được tổng cộng khoảng 268 triệu USD khi không cần mua thêm các bộ sạc khác nhau.
Theo The Verge, dòng iPhone được giới thiệu vào năm 2024, nhiều khả năng là iPhone 16, sẽ sở hữu cổng sạc USB Type-C. Tuy vậy, theo bà Desislava Dimitrova, phát ngôn viên của Nghị viện châu Âu, quy định mới cũng yêu cầu các sản phẩm cả mới và cũ đều phải sử dụng chung một cổng sạc.
Điều này buộc Apple phải thực hiện các thay đổi sớm nhất có thể, vì họ phải loại bỏ các thế hệ sản phẩm tiền nhiệm đang sử dụng cổng Lightning. Hiện tại, Apple vẫn tiếp tục bán các mẫu thiết bị cũ trong vài năm với giá thấp hơn.
Trong tháng 5, nhà phân tích nổi tiếng Ming-Chi Kuo đã đưa ra thông tin rằng Apple có thể sẵn sàng thực hiện chuyển đổi cổng sạc sớm nhất vào năm 2023. Bên cạnh đó, tác giả Mark Gurman của Bloomberg cũng chứng thực các thông tin này. Nếu khả quan, người dùng có thể sử dụng một chiếc iPhone được trang bị cổng USB-C sớm hơn một năm so với các quy định của châu Âu.
Tất nhiên, EU không thể buộc Apple phải thực hiện thay đổi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong năm tài chính 2021, khoảng 25% doanh số của Apple đến từ châu Âu và iPhone là sản phẩm bán chạy nhất trên toàn thế giới. Để tối ưu lợi nhuận, Apple có thể sản xuất iPhone có cổng USB-C và bán chúng độc quyền ở EU.
Song, như Apple thường nhấn mạnh, việc bán một loạt các thiết bị không đồng bộ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng và tác động trực tiếp đến lợi nhuận. Do đó, kế hoạch gần như không xảy ra.
Hiện tại, người phát ngôn của Apple từ chối trả lời các câu hỏi về dự định thực hiện quy định.
Apple có thể "lách luật"
Mặc dù quy định trên sẽ gây ảnh hưởng đến Apple, công ty có thể không phải thay thế cổng Lightning trên iPhone nhờ vào sạc không dây. Luật hiện hành của EU chỉ đề cập đến các loại sạc có dây. Vì vậy, nếu một chiếc điện thoại chỉ có sạc không dây, nó có thể vượt qua các quy định của EU.
Apple có thể dùng sạc không dây MagSafe để lách luật. Ảnh: The Verge. |
Điều này đã trở nên có cơ sở khi nhiều tin đồn cho rằng Apple đã cân nhắc đi theo hướng loại bỏ sạc có dây để lách luật. Ngoài ra, tiêu chuẩn sạc không dây MagSafe được Apple giới thiệu từ dòng iPhone 12 càng làm những tin đồn trở nên có căn cứ. Song, Apple dường như không quan tâm đến kế hoạch này vì công ty chưa xây dựng một hệ sinh thái phụ kiện xung quanh sạc MagSafe, theo nhận định từ The Verge.
Trước đó, Apple đã nỗ lực chống lại những dự định của EU trong việc tiêu chuẩn hóa sạc USB-C. Trong phản hồi được đệ trình lên Ủy ban châu Âu vào năm 2021, công ty lập luận rằng các quy định mới có thể làm chậm các đổi mới có lợi, bao gồm cả những sáng chế liên quan đến an toàn và hiệu quả năng lượng.
Ngoài ra, Táo khuyết cho biết quy định mới có thể làm tăng lượng rác thải điện tử trong ngắn hạn vì người dùng sẽ phải vứt bỏ các loại cáp sạc và phụ kiện hiện có. Với ước tính khoảng 1 tỷ iPhone đang được sử dụng trên khắp thế giới vào đầu năm 2021, lượng phụ kiện cũ bị loại bỏ là rất lớn.
Tác giả Chaim Gartenberg của The Verge nhận định những động thái trên cho thấy Apple chỉ đang quan tâm đến lợi nhuận, thay vì bảo vệ môi trường hay sự đổi mới. Hiện tại, Lightning là cổng sạc độc quyền của Apple và các nhà sản xuất phụ kiện đều phải thông qua chuẩn chất lượng MFi (Made For iPhone/iPad/iPod) của công ty. Chương trình này cho phép Apple có được một phần lợi nhuận từ thị trường phụ kiện iPhone.
(Theo Zing)
Ủy ban Châu Âu buộc tất cả các nhà sản xuất smartphone như Apple và các hãng điện tử khác phải trang bị cổng sạc USB-C tiêu chuẩn cho thiết bị.
" alt=""/>Số phận iPhone sau quy định bỏ cổng Lightning tại châu ÂuỞ khối tư thục, thầy Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt cho biết hàng năm cán bộ giáo viên nhà trường luôn có tháng lương thứ 13. Năm nay, việc thưởng Tết cũng được nhà trường làm đầy đủ để động viên tinh thần giáo viên. Theo thầy Hiếu, căn theo bảng lương, nhiều giáo viên sẽ được nhận mức trên 20 triệu đồng.
Hiệu trưởng một trường tư thục tại quận Tân Bình cũng cho biết, tùy vào nguồn thu hàng năm từ học phí và các khoản khác việc thưởng tết cho các bộ giáo viên luôn được nhà trường quan tâm. Năm nay các cán bộ, giáo viên luôn có tháng lương thứ 13.
Trong khi đó, ở khối trường công lập, cô Hoàng Thị Lê An, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM cho biết trường luôn thu xếp tạm ổn để giáo viên có một cái Tết đầm ấm, với mức trung bình mỗi giáo viên được hơn 1 tháng lương.
Theo cô An vì khuôn viên trường chật hẹp, không thể cho thuê phòng ốc, bãi giữ xe, canteen nhỏ không có kinh phí từ những nguồn này nên ngay từ đầu năm nhà trường kêu gọi tất cả cán bộ giáo viên thực hành tiết kiệm điện, nước...
Chia sẻ về việc chăm sóc tết cho cán bộ, giáo viên cô Nguyễn Thị Thu Cúc, hiệu trưởng Trường THPT Gia Định, Bình Thạnh cho biết nhờ việc tiết kiệm trong chi tiêu cùng với khoản thu từ dạy thêm, học thêm đúng với quy chế, trường đã có một khoản để giáo viên "ăn Tết", tính ra khoảng 1 tháng lương.
Cô Cúc cũng bật mí, không chỉ riêng trường THPT Gia Định, nhờ cơ chế tự chủ các trường học tại TP.HCM đều tính toán, gói gém các hoạt động nên luôn có khoản tết cho giáo viên. Tùy điều kiện tài chính từng trường nhưng mỗi giáo viên được một tháng lương chắc chắn là được.
Ít nhất cũng được 1,2 triệu đồng/người
Để đảm bảo tết cho cán bộ giáo viên, ngày 12/1, Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo hiệu trưởng các Trường THPT, giám đốc các Trung tâm GDTX, lãnh đạo các đơn vị Đào tạo, trực thuộc Sở chi quà Tết cho CBGVCNV với mức chi 1.200.000 đồng/người.
Về nguồn chi, các đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thì ngân sách thành phố bổ sung dự toán kinh phí cho đơn vị để chi quà Tết cho CBGVCNV.
Đối với các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, Đơn vị tự cân đối kinh phí (kinh phí chi thường xuyên, nguồn thu của đơn vị.
Trước đó, công đoàn ngành giáo dục TP.HCM đã ra văn bản vận động cán bộ, đoàn viên, giáo viên, nhân viên các đơn vị có điều kiện hỗ trợ, chia sẻ với các đồng nghiệp các đơn vị còn khó khăn, các đơn vị ở xã vùng sâu ngoại thành vui Tết Bính Thân 2016. Ngành kêu gọi các đơn vị, đồng nghiệp và nhà hảo tâm hỗ trợ để giáo viên khó khăn đón Tết được ấm lòng. Tùy theo điều kiện thực tế từng đơn vị, mỗi giáo viên có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ thấp nhất là 500.000 đồng.
XEM THÊM:
Thưởng Tết 600 triệu: Chỉ "sếp" mới được" alt=""/>Nhiều giáo viên được thưởng Tết 10 triệu đồng
Chuyện lễ phép với mọi người là điều nên làm, tôi hoàn toàn thấu hiểu. Tuy nhiên, mọi quy tắc, lễ nghi phải qua nhiều bước làm cho tôi cảm thấy rườm rà. Nếu không làm hài lòng bố mẹ chồng, tôi sẽ bị đánh giá, trách móc.
Bên ngoài, tôi cố gắng chịu đựng, còn trong lòng rất căng thẳng. Nhiều lần tôi đã nói chuyện với chồng về việc ở riêng, nhưng anh chưa đồng ý. Bây giờ, hai vợ chồng trẻ chưa có vốn liếng, chuyển ra ngoài sẽ vất vả. Chồng tôi cho rằng, sống cùng bố mẹ được xem là cách để có chỗ dựa, tích lũy thêm.
Thời còn yêu nhau, mỗi khi tiếp xúc với bố mẹ anh, tôi cảm thấy vui và thoải mái. Chỉ khi sống chung, đối diện nhau mỗi ngày, các mâu thuẫn mới bắt đầu nảy sinh.
Nhiều lần tôi than thở với bố mẹ đẻ nhưng không có tác dụng. Bố mẹ tôi khuyên nên học cách thích nghi, nàng dâu nào khi mới cưới cũng như vậy. Ban đầu, hai bên có thể chưa hiểu nhau, lâu dần sẽ xích lại gần hơn trên cơ sở tôn trọng.
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết, tôi hy vọng sẽ thoát khỏi tình trạng ngột ngạt ở nhà chồng khi được về với bố mẹ đẻ vài ngày. Hai gia đình cách nhau chỉ 30km, chuyện đi lại không hề khó khăn. Tôi dự định cùng chồng về bên ngoại sau ngày mùng 1 Tết.
Trong bữa cơm gia đình, tôi nói với mẹ chồng về kế hoạch của hai đứa. Mẹ chồng suy nghĩ hồi lâu và bày tỏ không đồng ý với dự định của tôi. Bà cho rằng, đây là năm đầu tiên ăn Tết ở nhà chồng, con dâu nên ở đây đến hết ngày mùng 6. Khi đi làm, tôi có thể tranh thủ về thăm bố mẹ đẻ.
"Mẹ không phải khắt khe nhưng con đã ăn Tết với bố mẹ đẻ mấy chục năm rồi. Năm nay, họ hàng đến chơi cũng muốn trò chuyện, xem mặt con dâu mới. Cho nên, con và chồng ở bên nội cả Tết để lo chuyện tiếp khách, cỗ bàn. Bố mẹ già rồi, không cáng đáng được. Năm sau, các con có thể về bên ngoại thoải mái, còn năm nay thì không", mẹ chồng tôi nói.
Chồng tôi không đồng tình với bố mẹ nên phản ứng. Chồng tôi muốn tranh thủ về nhà vợ một ngày để ăn bữa cơm đoàn viên, sau đó tiếp khách chưa phải là muộn.
Bố mẹ chồng tôi không những không nghe, còn kiên quyết phản đối. Khi không khí trở nên căng thẳng, mẹ chồng tôi tuyên bố: "Anh chị muốn làm gì cũng được, có thể về nhà mẹ đẻ từ chiều 30 Tết. Vợ chồng tôi tự đón giao thừa và năm mới".
Vừa nói dứt lời, bố chồng tắt tivi rồi hai ông bà lên phòng. Vợ chồng tôi nhìn nhau ngao ngán.
Chồng tôi nắm tay động viên, khuyên vợ nên thưa chuyện thêm vào lúc khác. Tôi cố gắng bình thản, nhưng chạnh lòng và ứa nước mắt vì suy nghĩ cổ hủ của bố mẹ chồng...
Theo Dân trí